Thức giữ gìn phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 59 - 80)

Chương 2: HÌNH ẢNH VÀ THƠ CA CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

2.1.3. thức giữ gìn phẩm chất đạo đức

Nếu trong sử thi nổi bật lên hình ảnh của con người anh hùng thì trong văn học Trung Đại ta bắt gặp hình ảnh của con người có khí tiết, thanh cao. Bởi thấm nhuần tư tưởng Nho gia nên con người thời này là con người phải biết giữ mình theo những gì mà nho giáo đề ra, với các giềng mối nào là “vua tôi, vợ chồng, cha con”, với các chuẩn mực của xã hội phong kiến như “tam cương, ngũ thường”…Thế nhưng, thời cuộc đảo điên, đâu đâu cũng đầy rẫy những kẻ xấu xa, bất tài vô dụng chỉ có tài dối vua, lừa dân; còn những người

có phẩm chất, có cốt cách trong sạch nếu không khôn khéo thì khó mà tồn tại. Có thể nói, xưa kia Khuất Nguyên vì quyết giữ tấm lòng trung trinh không hùa theo thế tục mà phải chịu nhiều oan thiên. Bao tủi hổ, buồn đau vì không

được vua tin dùng chỉ nghe lời siểm nịnh, gièm pha mà ông bị đọa đày. Nỗi

đau về thân xác không thể so sánh với nỗi đau về tinh thần. Trong xã hội lừa lọc đầy hiểm ác thế mà Khuất Nguyên vẫn giữ được cho mình một tâm hồn trong sạch, vẫn luôn tự bồi dưỡng phẩm chất đạo đức thì thật là hiếm có. Cũng chính bởi ý thức việc đó mà Khuất Nguyên hay tự ví mình với những loài hoa nào là hoa lan, hoa nhài, hoa huệ, hoa quỳnh...tượng trưng cho tấm lòng trong sạch thanh khiết. Để theo chí ông biết bao nhà thơ xưa của ta cũng chọn cho mình một cách sống trong sạch để tiếng thơm mãi lưu truyền cho hậu thế. Trong số các nhà thơ trong Thi xã Bích Động của Trần Quang Triều có Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức,…họ theo tôn chỉ mà thi xã đề ra là ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi thú nhàn hạ, công kích thói bon chen, cầu cạnh ởđời. Bởi vậy mà trong những vần thơ của Nguyễn Ức, chúng ta thấy ông luôn đề cao chí khí của kẻ sĩ là phải biết giữ mình, không để tấm thân trong sạch lấm bụi

ở đời. Trong bài thơ được ông viết trong dịp trước ngày trùng dương đến viếng nhà cũ của Cúc đường chủ nhân (tên hiệu của Trần Quang Triều) cũng nhắc đến “Lòng trong trắng chỉ yêu hoa cúc ở giậu phía đông, Há chịu đem hương thanh mơn trớn kẻ khác” (67; tr. 84). Hoa cúc thường gắn với Đào Tiềm, người đời Tấn, làm quan ở Bành Trạch chưa được bao lâu bèn cáo quan về quê. Nhắc đến hoa cúc là nhắc đến chuyện người lui về ở ẩn vui thú điền viên, không hám danh lợi. Giàu sang, phú quý rồi cũng sẽ mất chỉ còn lại là tiếng thơm để đời. Do đó mà ông bà xưa cũng từng khuyên nhủ, nhắc nhở

chúng ta “Cáo chết để da, người ta chết để tiếng”. Thật sâu sắc và chí lý biết bao! Trong thế giới loài hoa, không chỉ có hoa cúc mà hoa lan cũng tượng trưng cho khí tiết trong sạch, bởi lẽ hoa lan lại gắn với hình ảnh của vị quan

Tam lư đại phu - Khuất Nguyên - một người từng đấu tranh cho lý tưởng cao

đẹp, luôn giữ phẩm chất đạo đức trong sạch. Quả thực, đọc lại những vần thơ

mà Khuất Nguyên tự ví mình với các loài hoa nghe sao cay đắng xót xa. Giữa cỏ và hoa mà họ chẳng phân biệt được thì làm sao phân biệt được người tốt, người xấu

Cỏ hôi đeo giắt đầy người!

Hoa lan thơm ngát chê bai chẳng dùng Loài cây cỏ còn không phân biệt, Giống ngọc lành xét biết đâu mà!

(Li tao)

Dẫu cho bọn chúng không biết phân biệt vẻ đẹp của cỏ và hoa, không phân biệt được mùi thơm của hoa và cỏ. Thế nhưng vẻ đẹp những loài hoa ấy mãi nguyên vẹn, hương thơm vẫn còn thoang thoảng xa đưa. Cho nên, khi nhìn thấy “Chậu hoa lan trước nhà” thì Nguyễn Ức như cảm được cái điều mình muốn nói mà trước “từng biết được nêu cao trong Sở từ”. Cảnh vắng vẻ

của tiết trời không làm nhà thơ buồn bã mà còn thầm cảm ơn vì “đã để lại mùi hương trong sạch làm bạn với nhà thơ”.

Bài ca Thương Lương từng được Khuất Nguyên nhắc đến trong tác phẩm của mình thì giờ đây đã trở thành hình ảnh quen thuộc của các thi nhân mỗi khi muốn nói đến chuyện trong đục ở đời và tùy thời mà ứng xử.

Khi nước nhà lâm nguy những bậc chí sĩ hăm hở ra giúp đời, cứu nước thế nhưng khi đất nước không còn bóng giặc thì họ lại lui về quy ẩn, không tham quyền cố vị. Họ quả là những người “biết thời thế, biết ưu hoạn, có khí tiết, một kiểu con người mới trong thơ, một tầng lớp trí thức theo quan niệm Nho giáo.” [57; tr. 181]

Cũng là những người luôn đề cao sự trong sạch của nhân cách, của tâm hồn và quyết giữ gìn nó đến trọn đời. Thế nhưng so với Khuất Nguyên thì

Đào Tiềm được các nhà nho xưa nhắc đến nhiều hơn cả. Bởi lẽ Khuất Nguyên mới chỉ đề cao phẩm chất đạo đức, “chí sạch, nết thẳng” là cốt cách của ông và quyết gìn giữ “dù chết cũng không chịu tự buông thả”, thế nhưng ông vẫn chưa có thái độ tích cực như Đào Tiềm. Đào Tiềm từng bực mình mà nói rằng “Ta không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng”, lời lẽ thì thẳng thắn, hành động thì cương quyết, cuối cùng ông đã chọn việc “treo ấn từ quan” về

quê vui thú điền viên. Thế nhưng, mãi nghìn năm sau, thanh danh còn làm nhiều người khâm phục. Hình bóng của một người sẵn sàng rời khỏi chốn phồn hoa đô hội, rời bỏ vinh hoa phú quý để về làm bạn với thiên nhiên đã trở

thành mẫu người lý tưởng được nhiều người ưu chuộng. Vì chỉ có con đường

đó họ mới giữ sạch được lòng mình. Thực ra hành động giũ áo từ quan mà các nhà nho xưa đã làm không hẳn là họ thờ ơ với trách nhiệm của mình với dân, với nước mà việc nước nhà vẫn là nỗi lo canh cánh bên lòng. Phải chăng họ

muốn xác lập một mẫu người mới. Đó là mẫu người không màng công danh, nhưng không nguôi việc nước. Ví như Chu An tuy đã gọi là Tiều Ẩn nhưng “Tấc son nào đã như tro nguội, Nghe nói Tiên hoàng giọt lệ sa.” [67; tr. 130]. Còn Trần Nguyên Đán cũng quy ẩn giữ mình nhưng suy nghĩ có phần khác với Khuất Nguyên : “Mọi người say riêng ta tỉnh đều do nơi mình cả, tự sát

để mua tiếng khen như Khuất Nguyên là sai” (Trong núi ngẫu nhiên làm thành thơ) [67; tr. 154]. Đục - trong, tỉnh - say không do người khác tạo nên mà do chúng ta tự cảm nhận. Biết tuỳ thời mà ứng xử thì đó mới là người khôn ngoan khéo léo. Ông cũng chủ trương vứt bỏ mọi vương vấn về công danh “Mịch la, Xích Bích đều đã vùi trong gió bụi, Sớm muộn sẽ quay thuyền về hỏi thăm non xưa” (Mùa thu thả thuyền ra chơi ở Đông Triều) [67; tr. 168]. Có lẽ, Băng Hồ đã thấu rõ công danh chỉ như là “bóng câu” xuất hiện đó nhưng mau chóng mất đi. Lê Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông cũng cảm

giống với đám phù vân thấp thoáng bên trời”. (Qua sông Bạch Đằng) [68; tr. 465). Cái công danh tựa như phù vân kia không thể tồn tại mãi cùng với thời gian và năm tháng cái để lại cho đời là phẩm chất cao quý, cốt cách thanh tao. Quả vậy, khí tiết trong sạch, thanh cao của con người được lưu truyền qua ngàn đời sau nếu biết trau dồi và phát huy, biết ẩn mình chờ đợi, không bon chen tranh giành, thì tiếng thơm mãi còn đó chứ không phai nhạt. Cũng giống như loài “thông với cúc đến giữa mùa thu khí tiết muộn mằn vẫn còn trọn vẹn, còn đào và lê khi hết mùa xuân thì lòng thơm cũng hết” (ý thơ của Trần Nguyên Đán). Nói thì nói vậy nhưng quan Tư đồ Trần Nguyên Đán vẫn khuyên những con người thật sự có tài hãy góp sức cho đời, giúp đời vì nghĩa lớn chứ không phải vì danh vọng địa vị. Chính vì lẽ đó mà ông khuyên Chu An hãy ra làm quan khi còn có khả năng cống hiến, chứ một khi tuổi già sức yếu như ông đây có muốn xả thân vì đất nước, nhân dân cũng không thể được.

Bánh xe cỏ bồ hãy vì dân mà quay trở lại. Xã tắc đương hồi thịnh, trời cũng giúp vì,

Đâu chịu để tiên sinh già đi ở chốn non xanh !

(Tặng Chu Tiều Ẩn)

Và cũng từng khuyên Nguyễn Phi Khanh - con rể của mình - hãy đem tài năng của mình mà giúp nước, giúp dân, không nên tính đến chuyện rút lui về

sống an nhàn khi tuổi còn trẻ. Như vậy mới xứng đáng là đấng trượng phu :

Câu trăng cày mây sao sớm thế?

Nghìn hộc lúa, muôn ngôi nhà là của Tử vi lang.

(Gửi tặng Kiểm chính Nguyễn Ứng Long ở Nhị Khê) Tấm lòng của Băng Hồ tướng công thật chân thành, tha thiết biết bao. Dường như cái cốt cách trong sạch như băng tuyết ấy đã truyền cho người anh

hùng dân tộc, nhà quân sự đại tài, nhà thơ xuất chúng - Nguyễn Trãi và cũng là người cháu ngoại yêu quý của ông.

Điều mong ước nhất mà các bậc sĩ phu xưa dày công tạo dựng, vun đắp là bồi dưỡng nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao, tự trau dồi phẩm chất

đạo đức. Còn gì vui bằng khi “Tục lụy xa rồi thanh hứng đủ, Xem non, xem nước, lại xem mây.” (Trong thuyền ngẫu nhiên làm thơ). Những vần thơ lạc quan, hứng khởi của Phi Khanh dường như đã lan sang tâm hồn của chúng ta. Nó khiến lòng ta cũng bay bổng theo mây, trời, non, nước. Bởi cảnh đẹp của non xanh, nước biếc có thể giúp lòng ta thanh thản, quên đi mọi sự phiền hà của thế thái nhân tình.

Đã có phẩm chất tốt đẹp thì phải biết giữ gìn chớ để người khác làm tổn thương. Khuất Nguyên cũng vì giữ trọn lòng thanh cao, giữ vững tấm lòng trung trinh nên ông quyết không hùa theo bọn hám danh, không vì mục đích riêng tư mà quên đi lẽ sống tốt đẹp bấy lâu ông theo đuổi. Dù bị đẩy vào vũng bùn lầy, bị bọn gian thần hãm hại ruồng bỏ, ghét ghen, nhưng ông vẫn không

để cho đời dây bẩn. Đúng là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhắc đến ý này, Nguyễn Bảo cũng đã cao giọng mà hát lại bài Thương Lang năm xưa mà Khuất Nguyên đã hát “Cao giọng họa bài Thương Lang, tự mang lấy áo

đẹp” (Tiễn quan Tế Tửu Quốc Tử Giám, kiêm Quốc sử viện tiên sinh họ Ngô, quê ở Chúc Lý về hưu). Qua bài ca ấy, Nguyễn Bảo cũng muốn nhắc nhở với thế hệ mai sau rằng đã có áo đẹp (tức phẩm chất đạo đức tốt đẹp) thì phải giữ

lấy đừng để người khác dây bẩn. Lời khuyên nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc. Không chỉ lo cho bản thân trong việc tu dưỡng đạo đức mà Khuất Nguyên còn rất nhiệt tình trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho

đất nước.

Chín vườn lan lại nghìn sào huệ, Một mình ta chăm chỉ hôm mai,

Tử tiêu bạch chỉ xen vai,

Kẹ trong đỗ nhược bao ngoài tân di, Mong cành lá có khi đua nẩy

Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi

(Ly tao)

Ông hi vọng những nhân tài mà ông đào tạo sẽ gánh vác lấy trọng trách nước nhà, biết giúp vua trị nước, biết thực hiện những đường lối chính trị tiến bộ để đưa đất nước ngày một vững mạnh, giàu đẹp. Đó là điều ông hằng mơ ước. Có thể nói ước mơ của Khuất Nguyên xưa kia cũng là ước mơ chung của bao nhà nho Việt Nam thời Trung đại. Chiêu hiền đãi sĩ không chỉ có thời xưa mới làm mà thời nào cũng vậy, người tài giỏi luôn là nhân tố tích cực của một quốc gia. Một đất nước giàu mạnh không chỉ có nhiều tài nguyên, khoáng sản mà còn phải có nhiều con người tài giỏi. Như vậy để có người tài không chỉ

ngồi chờ tự dưng có được mà phải bồi dưỡng đào tạo ngay từ lúc đầu. Và lệ đặt ra khoa thi tiến cử người tài giỏi đã có từ lâu ở bên Trung Quốc từ Hán,

Đường, Tống, Nguyên, Minh. Các thánh triều của ta cũng mở khoa thi để kén chọn nhân tài. Khi chọn được người hiền, người tài, Trần Nguyên Đán không giấu được niềm vui sướng. Trong một bài thơ “Ban tặng cho các vị tiến sĩ”, ông viết:

Khoa thi vua mở kén hiền lương,

Bay chín tầng mây cánh phượng hoàng. Bảng vàng đề tên, treo trước cửa khuyết,

Đường hoa ngựa ruổi, áo gấm phất phơ… (Ban tặng cho các vị tiến sĩ)

Có thể nói ngay từ nhỏ mà được giáo dục, bồi dưỡng tài năng thì sau này lớn lên sẽ là những người có ích cho xã hội. Việc dạy dỗ bảo ban đám trẻ

gió trưa”, Phạm Nhữ Dực đã làm một bài thơ “Đề nhà học mới” với niềm lạc quan, tin tưởng vào một thế hệ nhân tài giúp ích cho đời.

Những anh tài một ngày kia sẽ làm rường cột cho nước nhà, Ta biết rằng cũng là do được bồi dưỡng ở nơi này.

Để không làm phụ lòng các bậc tiền bối xưa từng ra sức dạy bảo, thì họ

luôn tự nhắc mình phải ra công cho đạo học. Trong một bài thơ “Gửi bạn

đồng niên là thái học sinh họ Trương ở Chương Giang” Nguyễn Phi Khanh đã nhắc lại chuyện xưa khi hai người gặp nhau, nhưng trước lúc chia tay vẫn không quên lời nhắn nhủ:

Từ biệt ân cần khuyên hãy gắng, Thánh hoàng đang gấp chọn tài danh.

Lời nhắn nhủ của Phi Khanh năm nào đến ngày nay vẫn còn giá trị. Đất nước mình rất cần những người có tài, có đức. Hãy đem tài đức ấy ra xây dựng nước nhà ngày càng to đẹp hơn, hạnh phúc, ấm no hơn.

2.2.Thơ ca của Khuất Nguyên trong văn học Trung Đại Việt Nam

Gia tài văn học của Khuất Nguyên để lại cho đời tuy không đồ sộ như

những thi nhân khác thế nhưng những ảnh hưởng của thơ ông cho muôn đời sau quả không nhỏ chút nào. Từ những thi nhân ở Trung Quốc đến thi nhân Việt Nam, từ những nhà thơ lớn đến những người bắt đầu làm văn chương cũng học hỏi ông nhiều điều bổ ích. Quả vậy, bóng dáng của Khuất Nguyên trong văn học Việt Nam, nhất là giai đoạn Trung Đại đã để lại nhiều dấu ấn khó phai. Do đó, mỗi khi nhắc đến Khuất Nguyên, các nhà thơ của ta thường chọn những hình ảnh tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn, con người của ông, một vài điển tích xưa cũng có thể gợi lên trong lòng các thi nhân nỗi cảm thương sâu sắc về nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân hay những ý thơ

của Khuất Nguyên luôn là lời thủ thỉ bên tai, là lời chia sẻ biết bao tâm sự, nỗi niềm của một người dành trọn đời mình cho sự nghiệp cứu nước nhưng kết

thúc cuộc đời thật bi thảm. Tất cả được lưu lại qua biết bao thế hệ thi nhân trong suốt giai đoạn văn học Trung đại Việt Nam.

2.2.1. Hình ảnh

Hình ảnh thơ bao giờ cũng được các tác giả nhìn qua lăng kính tâm hồn nhạy cảm của mình. Thế nhưng hình ảnh trong thơ ca của Khuất Nguyên

được các nhà thơ của chúng ta chọn lọc để nó mãi là hình ảnh đẹp không bao giờ phai nhạt trong lòng chúng ta. Có không ít những hình ảnh đẹp về thiên nhiên nơi Khuất Nguyên từng sinh ra, lớn lên và ông nguyện hi sinh cuộc đời mình để bảo vệ nó. Đó là cảnh đẹp của quê hương nước Sở như núi Côn Lôn,

đầm Vân Mộng, hồ Động Đình. Mà mỗi khi gợi lên những cảnh đẹp ấy là lòng thi nhân như tìm thấy bóng người xưa còn ởđâu đây.

Mỗi người đều có sở thích riêng, qua sở thích của họ chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn tâm hồn của những bậc vĩ nhân. Xưa Khuất Nguyên yêu hoa lan, Đào Tiềm yêu hoa cúc, có người yêu mai, tùng, trúc hay những loài hoa bình thường nhất như loài hoa dại mọc ven đường, có lẽ mỗi loài hoa ấy mang một ý nghĩa riêng mà mỗi người tự cảm nhận rồi vận tâm sự của mình, mang lấy nỗi niềm riêng. Cho nên mượn những cốt cách của hoa để nói đến cốt

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)