Đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 52 - 59)

Chương 2: HÌNH ẢNH VÀ THƠ CA CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

2.1.2. Đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp

Một đời người không dài, sống làm sao cho xứng đáng với đời, với người để không hổ thẹn với lương tâm và lưu danh hậu thế. Đó là mục đích cuối cùng mà mỗi người muốn hướng tới. Khuất Nguyên xưa cũng vì theo

đuổi lý tưởng mà chọn cho mình một lối đi riêng để rồi dẫn đến kết cục thật bi thảm. Thế nhưng, con đường mà ông lựa chọn đểđi ấy mãi cho đến ngày hôm

nay vẫn có nhiều người tiếp bước và đó là con đường đi đẹp nhất, soi sáng mọi nẻo đường trong hành trình của mỗi đời người chúng ta. Thời đại nào cũng cần lắm những con người sống có lý tưởng tốt đẹp, có hoài bão lớn lao, luôn phấn đấu hết mình vì mục đích cao cả. Nếu xã hội có nhiều con ngưòi như vậy thì đất nước càng to lớn, giàu mạnh biết bao và đâu còn cảnh “nồi da nấu thịt”, “cá lớn nuốt cá bé”, “kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu”. Cảnh thái bình, ấm no, hạnh phúc của con người sẽ mãi là hiện thực chứ không còn là niềm khao khát nữa. Nhưng thật khó thay! Khát vọng mãi là khát vọng, ước mơ vẫn hoài mơ ước. Những người luôn sống cho lý tưởng, hoài bão tốt đẹp, sống không chỉ cho riêng mình mà vì mọi người thế nhưng chẳng bao giờ nhận được kết quả tốt đẹp vì đâu đó còn lắm kẻ xấu xa, độc ác luôn tìm cách hãm hại người hiền, người tài. Điều này cũng được Khuất Nguyên rút ra nhiều nhận xét.

Quên mình dám nghĩ nông sâu,

Nghèo hèn chẳng quản, sang giàu chẳng ham ! Ai ngờ thế mà làm nên tội:

Trung ngay mà có lỗi, lạ chưa !

(Tích tụng)

Những người tài giỏi, trung ngay thường bị nghi ngờ, ghen ghét. Cái thói

đời ấy xưa nay lạ gì! Cho nên, Khuất Nguyên cũng từng tự nhủ với lòng mình “thương vua nhưng chớ cậy vua thương !”, thật xót xa thay khi phải thốt lên những lời lẽ như vậy. Một lòng một dạ trung với vua thì bị xa lánh còn bọn bợ đỡ, xu nịnh thì được vua tin tưởng trọng dụng. Không chỉ có Khuất Nguyên mới ôm lấy nỗi buồn đau trong lòng mà những nhà nho xưa của ta cũng chịu cảnh đau lòng ấy. Thế nhưng, những con người nguyện gắn bó đời mình cho nước, cho dân vẫn âm thầm đấu tranh cho mục đích cao cả, dám hi sinh thân mình để bảo vệ lý tưởng tốt đẹp. Khuất Nguyên - nhà thơ đầu của nền văn học Trung Quốc cũng là nhà thơ đầu tiên dám đấu tranh đến trọn đời để bảo vệ lý

tưởng tốt đẹp. Vì thế mà lý tưởng sống của Khuất Nguyên và hành động của ông đã có những tác động tích cực đến các nhà nho Việt Nam thời Trung Đại. Có thể nói quan niệm nho giáo là một trong những quan niệm có tác

động rất lớn đến văn hoá Việt Nam. Nho giáo xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc, với người sáng lập đầu tiên là Khổng Tử. Bên cạnh Nho giáo thì Đạo giáo, Phật giáo cũng được chúng ta tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo. Đây là thời kỳ được xem là “tam giáo đồng nguyên”. Nho, Phật, Đạo cùng song hành với nhau trong suốt một chặng đường dài dù có lúc Nho nổi trội hơn Phật, Đạo hay Phật chiếm ưu thế hơn Nho, Đạo. Dù sao tư tưởng đạo đức học Nho gia cũng thấm nhuần trong tầm hồn của mỗi người dân Việt. Nhất là những vị quan thanh liêm luôn trung thành với lý tưởng mà họ được giáo dục ở nơi “Cửa Khổng sân Trình”. Học để làm quan là con đường tiến thân duy nhất mà các nho xưa đã chọn. Chỉ có như vậy, họ

mới mong đem tài năng của mình ra phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Một trong những tư tưởng chủ đạo trong quan niệm của Nho gia là tư

tưởng “trung quân, ái quốc, ái dân”. Khuất Nguyên cũng là một nhà nho nên ông không thể không bịảnh hưởng những tư tưởng nho gia. Nhưng có thể nói tư tưởng nho gia thời ấy có phần khác với tư tưởng nho gia sau này. Làm quan là cứu nước, giúp dân, mong muốn đất nước thanh bình, nhân dân ấm no, nước mạnh, dân giàu là ước nguyện to lớn nhất mà các vị quan thanh liêm, chính trực từng theo đuổi. Nhưng đấy là thời loạn còn thời bình thì những vị quan thanh liêm, chân chính thật khó lòng mà ở yên chốn quan trường vì xung quanh họ có biết bao nguy hiểm đang rình rập chờ đón. Cũng vì thời thế như vậy nên xưa kia sau khi giúp Câu Tiễn lập nên đế nghiệp, Phạm Lãi rũ áo từ quan để tìm cho mình một chân trời bình yên. Không chỉ

có Phạm Lãi mà nhiều người khác sau khi hoàn thành sự nghiệp cứu nước, an dân đều xa lánh chốn quan trường, rời xa nơi hiểm ác, lui về làm bạn với hoa

lá, cỏ cây, muông thú, sống một cuộc đời trong sạch, thanh cao. Noi theo các bậc tiền bối xưa, các nhà nho của ta, khi nước nhà còn bóng giặc thì họ một lòng theo vua, giúp vua để cứu nước, cứu dân. Thế nhưng, khi nước nhà bình yên thì họ lại tìm cho mình một lối sống giản dị, đạm bạc, không bon chen danh lợi, không ham thế lực, quyền uy, công danh mà họ theo đuổi giờ đây đã “rơi vào giấc mộng hoang đường” (Nguyễn Ức). Chọn cho mình một lối sống như vậy bởi họ ý thức được “Tình hình chốn quan trường dễ làm khiếp sợ

như con chim đã bị thương vì cung bắn” (Nguyễn Trãi). Hay như Phạm Quý Thích - bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du - là một người đỗ đạt rất sớm và từng được giao những chức vụ quan trọng dưới thời Lê - Trịnh, thế nhưng Phạm Quý Thích không phải là người ham công danh hay thiết tha gì với con

đường hoạn lộ. Ngay từ khi bước chân vào chốn quan trường, ông đã thấy ở đó đầy rẫy những điều bất công phi lý. Một lần tiễn bạn là Đức Ninh về chốn

đồng ruộng, ông đã làm bài thơ, trong đó có hai câu ngầm phê phán chính sự đương thời

Thuỳ tri quốc hữu đạo,

Nhi vị quân tử tu

(Ai hay nước có đạo

Mà phải hổ thẹn thay cho người quân tử)

(Tống Đức Ninh phủ quy điền lý)

Dù chọn cho mình một lối nào đi chăng nữa thì các nhà nho xưa vẫn hoàn thành sứ mệnh, luôn theo đuổi lý tưởng mà mình đã nguyện phấn đấu

đến trọn đời. Nguyễn Trung Ngạn một lòng một dạ trung thành với chế độ

phong kiến, lấy việc kiến thiết quốc gia và xây dựng đời sống hạnh phúc cho nhân dân làm mục đích tối cao. Theo ông, đã là người yêu nước, thương dân thì không nề nguy hiểm khó khăn. Thậm chí, ông không nghĩđến cảnh rút lui khỏi cửa quan trở về vui với ruộng đồng như một số nhà nho khác. Ông cũng

từng không tán đồng chuyện chàng Phạm Lãi “rong chơi ngũ hồ” sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn trảđược món nợ của nước nhà.

Khách còn quyến luyến núi sông, Lòng nào chàng Phạm vội rong ngũ hồ.

(Khách lai do vị sơn hà luyến,

Át Phạm hà tâm cự ngũ hồ).

(Cổ thành hoài cảnh)

Lời phê phán ấy càng giúp ta hiểu hơn tấm lòng của ông đối với nước, với dân và càng chứng tỏ một quan điểm mới, một cái nhìn mới, một thái độ

nhân sinh tích cực của Nguyễn Trung Ngạn. Nhưng có lẽ thời đại mà ông

đang sống cũng không quá sóng gió như các thời đại mà các tác giả khác sinh sống nên thơ ông vì thế cũng không sôi nổi, hùng tráng hay nhiều nỗi niềm về

nhân tình thế thái.

Trung thành với chế độ phong kiến nhưng đấy là chế độ tốt đẹp, cũng như trung thành với vua vì đấy là một vị vua tốt biết lo cho nước cho dân. Còn khi chế độ phong kiến suy đồi, mục ruỗng, vua quan ăn chơi sa đọa thì liệu những nhà nho chân chính có còn tận lực, sát cách cùng vua để cứu nước, giúp dân nữa hay không? Hay là, họ đành chọn cho mình một hướng khác là lui khỏi chốn quan trường đầy thị phi kia. Vẫn có những người làm như vậy khi vua quá mê muội chỉ lo ăn chơi, còn triều thần phần lớn chỉ là những kẻ

chạy theo dục vọng, xu phụ quyền thế…Họ lui về không hẳn là muốn trốn trách nhiệm của mình bởi họ vẫn còn nặng nợ với nước với dân, rút lui chính là để tìm cho mình một hướng khác. Khi có cơ hội thì họ lại dốc sức giúp đời. Chính vì điều này mà quan Tư đồ đã cáo quan về sống ở Côn Sơn, mặc dù ông vẫn là trụ cột của nước nhà thời bấy giờ, vẫn có thể giúp nước nhà, nhưng một mình ông không thể cứu lấy ngai vàng của triều đại nhà Trần đang lung lay, có nhà nghiên cứu đã nhận xét về triều đại này như sau: “đó một triều đại

cực kỳ thối nát và đang xuống dốc”. Dù đã rũ áo từ quan nhưng ngày đêm canh cánh bên lòng vận nước lâm nguy. Đấy cũng là mối lo chung của chàng rể quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh. Trước kia Khuất Nguyên cũng từng bộc lộ nỗi buồn bã, lo âu khi Tổ quốc lâm nguy, nỗi âu sầu

ấy hiện lên trong thơ ông thật tha thiết, xúc động biết bao. Nỗi buồn khó gọi thành tên ấy lại là nỗi buồn chung của các bậc sĩ phu yêu nước của ta thời xưa. Đáng tiết thay cho những người có tài năng, có chí khí nhưng lại sinh lỗi thời. Khuất Nguyên cũng là người như vậy “có chí, thế nhưng lỗi thời”, có tài nhưng không được trọng dụng thì cũng bất tài mà thôi. Phi Khanh cũng là một trong những người sinh không cùng thời, biết bao trằn trọc suy tư lúc thì “ôm gối nằm nghiêng”, “khi đốt hương ngồi nghiêm một mình”, khi “xem lá rụng

đang quét sầu ở ngoài sân”, hay khi “nhỏ lệ đếm chim hồng đang bay ở trên trời” nhà thơ đều băn khoăn suy nghĩ về cuộc đời trước mắt. (chuyển dẫn 76; tr49) Nhưng biết làm sao đây khi nước nhà mục nát, suy đồi, đời sống nhân dân rơi vào cảnh:

Ruộng nương nghìn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than van, không biết trông cậy vào đâu? Non sông của Hậu thổ đang nứt nẻ,

Mưa móc của Hoàng thiên hãy còn xa vời ! Lưới tham quan lại vơ vét hết kiệt,

Mỡ màng của dân đã cạn mất nửa.

(Đạo hề thiên lý xích như thiêu,

Điền dã hưu ta ý bất tiêu !

Hậu thổ sơn hà phương địch địch, Hoàng thiên vũ lộ chính thiều thiều ! Lại tư võng cổ hồn đa kiệt,

Những hình ảnh chân thực về cuộc sống tiêu điều, kiệt quệ của người nông dân được nhà thơ ghi lại trong bài “Ở quê xúc động trước sự việc xảy ra, gửi trình tướng công Băng Hồ”. Nó là bản cáo trạng cực kỳ đanh thép. Phi Khanh thật dũng cảm khi dám lên án bọn thống trị nhà Trần lúc bấy giờ, mang tiếng là những kẻ “thay trời trị dân” nhưng không cứu được dân thoát khỏi cảnh lầm than, khốn khổ. Quan lại ngày xưa được xem là “phụ mẫu chi dân” (cha mẹ của dân), là cha mẹ mà không cưu mang được con cái, không là chỗ dựa của con cái thì những người cha người mẹ ấy có xứng đáng không? Vậy trông chờ vào “cơn mưa móc của hoàng thiên” thì biết bao giờ đây? Có

được thái độ dũng cảm ấy là nhờ tác giả biết đứng vững trên lập trường của người trí thức xuất thân từ quần chúng lao động và được võ trang bằng những nhân tố tích cực trong tư tưởng đạo Nho (chuyển dẫn 76; tr. 51).

Yêu nước thì cũng yêu dân, và dân được hiểu ở đây là “dân đen con đỏ” chứ không phải không phải là dân kiểu như Mạnh Tử quan niệm là những người tri thức, địa chủ hay thương nhân…Những người dân là những người chịu nhiều cơ cực lầm than, chịu nhiều đau thương thiệt thòi nhất. Mỗi một lần chiến tranh là mỗi lần chịu cảnh mất mác thương đau. Mỗi khi mất mùa thất bát thì cảnh đói khổ không thể tránh khỏi. Biết bao cảnh tượng đau lòng

đang diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta. Hình ảnh “Một mẹ cùng ba con. Lê la bên đường nọ. Đứa bé ôm trong lòng. Đứa lớn tay mang giỏ. Mớ rau lẫn tấm cám…”, không chỉ xuất hiện trong thơ Nguyễn Du xưa mà ngày này cảnh tượng ấy vẫn còn đâu đó quanh ta. Bởi thấu hiểu được nỗi khổ của người dân nên tình thương mà các nhà thơ dành cho họ càng sâu sắc biết bao. Tình cảm của Nguyễn Du dành cho những con ngươi khốn khổ thật chân thành. Phạm Quý Thích, sinh cùng thời với Nguyễn Du, là người hết lòng tận tụy với dân với nước, luôn “lo trước nỗi lo thiên hạ” nên nhìn thấy cảnh khốn khổ

vừa đi nộp quân lương về khi “Nhà hoang bán làm củi, Tấm cám mà thấy ngọt như đường” được Phạm Quý Thích khắc họa trong thơ nghe sao não ruột! Còn có biết bao nỗi đau khác nữa mà nhân dân phải gánh chịu. Nhưng có ai thấu hiểu cho nỗi khốn khổ ấy chăng? Kẻ làm quan như ông thật đáng hổ thẹn, khi không giúp được những người dân thoát khỏi cảnh tượng đau lòng ấy. Giờ chỉ biết “cúi đầu, rồi lại ngửng đầu, lòng trĩu nặng sầu bi”. Cho nên, họ là những người luôn đứng về phía nhân dân, cảm thông chia sẻ với nhân dân bao nỗi vui mừng hay khổ đau. Họ cũng sẵn sàng lên tiếng bênh vực

để bảo vệ những con người nhỏ bé ấy. Tuy “nhỏ bé” nhưng sức mạnh tiềm ẩn trong họ thì vô cùng lớn lao. Nếu xưa kia, Khuất Nguyên yêu dân nhưng không thấy sức mạnh của dân nên một mình ông đơn độc trong cuộc chiến không cân sức khiến ông thất bại thì giờ đây các nhà nho của chúng ta đã nhận thức rõ được điều ấy. Cũng chính hiểu được sức mạnh của dân mà bao phen kẻ thù phải rút chạy, đất nước mới giành quyền tự chủ.

Yêu nước, thương dân là mục đích cao cả được các nhà nho xưa đặt lên hàng đầu. Vì vậy, họ dám đương đầu với bao hiểm nguy, để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Thế nhưng điều làm nên nhân cách cao đẹp, tiếng thơm lưu danh muôn thuở là bởi họ biết trau dồi phẩm chất đạo đức, giữ mình không lấm bùn đen.

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)