Khuất Nguyê n nhà thơ đầu tiên của nền văn học Trung Quốc 1.Con ngườ

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 28 - 31)

1.3.1. Con người

Trước khi trở thành nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, Khuất Nguyên là nhà chính trị lỗi lạc, tài ba. Cuộc đời hoạt động chính trị của ông không thật suôn sẻ, luôn gặp trở ngại, khó khăn. Dù gian khổ nhưng ông vẫn luôn đấu tranh đến cùng để bảo vệ quan điểm chính trị tiến bộ và quyết giữ vững phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Tư liệu về cuộc đời của Khuất Nguyên để lại cho đời sau không nhiều.

hãy vẽ lên bức tranh phác thảo về đời sống của Khuất Nguyên dựa vào lời tự

thuật của ông, phần “Khuất Nguyên liệt truyện” trong sách Sử ký, cũng như

một số lời nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu.

Khuất Nguyên sinh và mất năm nào vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Theo Quách Mạt Nhược thì Khuất Nguyên sinh năm 340 và mất năm 278 trước công nguyên. Ông tên Bình, tự Nguyên, người tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Ông xuất thân trong một gia đình quí tộc cùng họ với vua Sở, tổ tiên

được phong ở đất Khuất, nên lấy Khuất làm họ. Thuở thiếu thời, cuộc đời của ông cũng hào hoa phong nhã như bao chàng trai quí tộc khác. Ngay từ nhỏ, Khuất Nguyên là một người thông minh, uyên bác, ham học hỏi và luôn chú trọng việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho mình. Tư Mã Thiên cũng đã từng nói đến tài năng của ông như sau: “Ông học rộng, nhớ lâu, thấu rõ lẽ trị

loạn, thạo việc giấy tờ” [60; tr. 542]. Vì là người có học vấn cao, lại am hiểu tình hình chính trị, có tài ngoại giao nên Khuất Nguyên được Sở Hoài Vương hết sức tín nhiệm, tin dùng và đưa lên làm đến chức “Tả đồ”. Đây là một chức quan rất quan trọng trong triều đình chỉ sau “Lệnh doãn” (tức sau tể tướng một bậc), “vào cung thì cùng vua bàn tính việc nước, ban bố các mệnh lệnh, ra thì tiếp đãi khách khứa, ứng đối với các chư hầu” [60; tr. 542]. Trong thời gian giữ chức Tả đồ, Khuất Nguyên đã có những đóng góp rất lớn cho đất nước. Trước hết, về đối nội, ông thi hành biến pháp, với mong muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh. Về mặt đối ngoại, ông thực hiện chính sách liên minh với nước Tề để chống Tần. Có thể nói, đây là chính sách sáng suốt mà nước Sở cần phải thực hiện để hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Khuất Nguyên được Sở Hoài Vương cử đi sứ nước Tề, liên minh Tề Sở được ký kết từ đó. Có thể nói “Khuất Nguyên là nhân vật chủ chốt trong việc hội chính và ngoại giao của nước Sở” [24; tr. 201]. Cũng chính vì tài năng ấy mà ông bị bọn gian thần ghen ghét, hãm hại, vua Sở ruồng bỏ.

Không còn được trọng dụng nên mọi biến pháp mà Khuất Nguyên thực hiện đều bị thất bại. Nền chính trị nằm trong tay bọn quí tộc. Lúc này, Tần càng lúc càng lớn mạnh còn Sở thì càng ngày càng suy yếu. Tần muốn nhân cơ hội này tiêu diệt các nước để thống nhất Trung Quốc nhưng vấp phải trở

ngại lớn là liên minh Tề Sở. Và đây là cơ hội lớn để Tần hoạt động li gián Tề

Sở. Vua Sở vì tham đất lại quá tin vào những lời nói ngon ngọt của kẻ địch mà chịu thất bại nặng nề.

Về sau, chư hầu cùng nhau đánh Sở, phá tan quân Sở, giết tướng Sở là

Đường Muội. Bấy giờ Tần Chiêu Vương kết thông gia với Sở. Mọi oán thù trước đây tạm thời hòa hoãn. Vua Tần muốn họp mặt với Hoài Vương, Hoài Vương toan đi, Khuất Nguyên can:

Tần là nước hùm sói, không thể tin ! Đừng đi là hơn.

Lời can gián của Khuất Nguyên không giữ nổi chân vua Sở. Cuối cùng, Vua Sở bị bắt trở lại và chết trên đất Tần.

Khoảnh Tương Vương, con cả của Hoài Vương lên ngôi. Em là Tử Lan làm “Lệnh Doãn”, trước sau vẫn áp dụng chính sách thân Tần. Tử Lan vốn đã không ưa Khuất Nguyên, bây giờ lên nắm chính quyền lại càng bỏ rơi ông, tìm mọi cách bức hại ông. Giờ đây, nỗi cô đơn buồn tủi của Khuất Nguyên chỉ biết gửi gắm vào những vần thơ mà thôi. Vậy mà cũng không yên, Tử Lan

đọc những bài thơ ấy thấy có nhiều chỗ chỉ trích mình và triều đình nên y rất ghét, bèn bảo Thượng Quan đại phu gièm pha Khuất Nguyên với Sở Tương Vương. Tương Vương giận đày ông đi Giang Nam, đến bên bờ sông Mịch La. Lúc này là năm 286 trước công nguyên, Khuất Nguyên ở đó được 9 năm, vì buồn rầu, thân người sa sút, khí sắc tiều tụy, thường xoã tóc đi nghêu ngao trên bờ sông. Bài ca "Thương Lang" sao cứ văng vẳng đâu đây:

“Thương Lang chi thuỷ thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh. Thương Lang chi thuỷ trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc”.

(Nước sông Thương Lang mà trong thì ta có thể giặt dải mũ của ta Nước sông Thương Lang mà đục thì ta có thể rửa chân ta)

Tâm sự không biết giãi bày cùng ai, nỗi buồn chẳng biết nói cùng ai, cũng không thể hùa theo thế tục, ông đành chọn cho mình một lối đi riêng “ta thà gieo mình xuống sông Tương, chôn mình trong bụng cá, lẽ nào để cái bản chất trắng ngần của ta chịu bụi bặm của đời” [60; tr. 547]. Chính thái độ đó mà sau này khi nghe tin nước Sở bị Tướng Tần là Bạch Khởi đem quân sang

đánh, chiếm cả phía tây nước Sở, huỷ hoại tôn miếu, Khuất Nguyên đau khổ

vô hạn, nhìn tiền đồ của Tổ Quốc mà tuyệt vọng. Không thể nén được nỗi đau quá lớn này, ngày 5/5 ông ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La để giữ tròn khí tiết.

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)