Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong thơ Nguyễn Trãi 1 Bước thăng trầm của cuộc đời Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 80 - 86)

Chương 3: TÁC PHẨM CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG THƠ CA CỦA NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU

3.1. Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong thơ Nguyễn Trãi 1 Bước thăng trầm của cuộc đời Nguyễn Trã

3.1.1. Bước thăng trầm của cuộc đời Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm Canh Thân (1380), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở

làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Nguyễn Trãi sống vào giai đoạn lịch sử đầy biến động, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ, thời đấu tranh xâm lược cho tới đầu đời Lê. Chính thời cuộc ấy

đã hun đúc trong tâm hồn ông một ý chí kiên cường, đấu tranh đến trọn đời để

giữ vẹn lòng trung hiếu. Tấm lòng vì nước, vì dân của ông mãi được sử sách ghi danh. Thơ văn của ông mãi được người đời ca ngợi. Thế nhưng kết thúc cuộc đời của Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn - là nỗi

đau buồn lớn nhất trong lịch sử văn học nước nhà.

Nguyễn Trãi may mắn ra đời trong một gia đình có nhiều người tài giỏi và cũng là con cháu thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Cha là Nguyễn Ứng Long (tức Nguyễn Phi Khanh), nổi tiếng hay chữ, dạy học giỏi được nhiều người kính mến, mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ tư của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Những tưởng số phận sẽ mỉm cười với ông vậy mà từ nhỏ

Nguyễn Trãi sớm chịu cảnh mồ côi. Thân mẫu qua đời khi ông tròn năm tuổi (1385). Sau đó Nguyễn Trãi theo ở với ông ngoại nhưng thời gian ở với ông không bao lâu thì ông cũng qua đời, lúc đó Nguyễn Trãi tròn mười tuổi. Từ

năm 1390, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha và nhận được sự giáo dưỡng rất chu đáo. Mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn thiếu thốn, chiến tranh liên miên, xã hội loạn li, kinh tế trì trệ vậy mà Nguyễn Trãi vẫn quyết chí học hành mong có ngày sẽ đem tài năng của mình ra cứu đời, giúp nước. Ước

nguyện của Nguyễn Trãi cũng thành hiện thực. Năm 1400 sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nên triều đại nhà Hồ đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu thì nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên lựa chọn anh tài để sửa sang việc nước. Nguyễn Trãi đi thi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm ông hai mươi tuổi. Năm 1401, Nguyễn Trãi được nhà Hồ cử giữ chức Ngự sử đài Chánh chưởng, một cơ quan có nhiệm vụ can gián nhà vua và thanh tra quan lại. Cũng trong năm này, thân phụ Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh được nhà Hồ vời ra làm quan nhận chức Hàn Lâm học sĩ, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, chuyên giúp nhà vua coi việc văn từ và giáo dục. Như

vậy, hai cha con Nguyễn Trãi thuộc số những người ra làm quan với nhà Hồ

ngay từ đầu, chắc hẳn họ phải có con mắt tin đời và nhận thấy được tài kinh bang tế thế của Hồ Quý Ly. Nên họ hy vọng sẽ giúp nhà Hồ gây dựng nghiệp lớn và mong muốn dốc hết tâm sức của mình lo cho nước, cho dân.

Thế nhưng, triều đại nhà Hồ tồn tại không bao lâu, hai cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương không phải là những nhân vật của thời cuộc. Bọn quan lại nịnh thần vì chút quyền lợi riêng tư mà bán nước cầu vinh. Nước nhà đành phải rơi vào tay giặc sau bảy năm trị vì của nhà Hồ. Cũng vì thời thế nên hai cha con Nguyễn Trãi không thể thỏa được ước nguyện là phò vua, giúp nước, an dân. Năm 1407 cũng là năm đầy sóng gió của nhà Hồ, vua tôi đều bị giặc bắt giam đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn giữ trọn đạo hiếu bèn đi theo cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên “tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù nhà cho cha thì mới là đại hiếu”. Lời khuyên ấy có tác dụng vô cùng to lớn giúp Nguyễn Trãi nhận ra

được sứ mệnh của mình là muốn cứu cha, cứu nước phải tìm con đường khác

để giữ vẹn lòng trung hiếu. Cũng chính vì lẽ đó mà người đời sau tôn vinh ông không chỉ lòng hiếu thảo của ông đối với cha mà công lao của Nguyễn Trãi đối với dân tộc ta vô cùng to lớn đó là “người có công Bình Ngô khai

quốc, giành lại giang sơn, mở nền thịnh trị, chấn hưng văn hoá dân tộc” [47; tr. 7].

Lời cha dặn vẫn còn vang vọng, Nguyễn Trãi đành trở về quê tìm cách cứu cha, cứu nước. Trên đường trở về thì ông bị giặc Minh bắt đem giam lỏng

ở thành Đông Quan (Hà Nội). Biết ông là người tài cao, học rộng, chúng bèn tìm cách mua chuộc, dụ dỗ ông ra làm quan cho nhà Minh, thậm chí chúng còn đe dọa nhưng ông dứt khoát không chịu làm tay sai cho giặc. Được sự

giúp đỡ của một số người, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành. Thời gian bị bắt giam

ở thành là khoảng thời gian thật sự có ý nghĩa đối với ông bởi nó giúp ông chiêm nghiệm được cuộc đời, hiểu rõ nỗi thống khổ của nhân dân trong cảnh nước mất nhà tan, dân tình li tán và phần nào cũng giúp ông cân nhắc được chữ “thời” trong việc lựa chọn cho mình một con đường đi tìm chân lý và mong sớm tìm được vị minh quân để phò tá.

Vị minh quân ấy là ai? Câu hỏi vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí ông bởi lẽ khi đất nước lâm nguy rất cần một người đủ đức, đủ tài gánh vác giang sơn cứu lấy thiên hạ. Nguyễn Trãi cũng đã nghe nói đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Phải chăng đây là vị chân chúa của thời đại? Thật không thể nói hết được bao nỗi băn khoăn, dằn vặt trong lòng Nguyễn Trãi. Đã một lần tin vào nhà Hồ, nhưng nhà Hồ thất bại. Nguyễn Trãi như con chim bị bắn hụt, sợ cành cây cong không dám thổ lộ lòng mình, phơi bày tâm tình của mình. Sự thất bại mà một lần ông nếm trải qua cũng đủ đau suốt cả một đời nhưng biết vực dậy, vươn lên mới thể hiện được chí làm trai của một người luôn nặng gánh thù nhà nợ nước.

Khoảng từ năm 1416 - 1418 Nguyễn Trãi đã đến với Lê Lợi, với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Dường như Nguyễn Trãi đã thực sự tìm được cho mình vị chân chúa đúng với những gì ông ao ước. Cũng trong thời gian này Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi. Theo Ngô Thế Vinh thì phương châm

cơ bản nêu trong đó là “không nói đánh thành mà giỏi bàn về cách đánh lòng” (tựa sách Ức Trai thi văn tập) [29; tr. 216]. Trong suốt thời gian kháng chiến, Nguyễn Trãi đã trở thành vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật và chuyên việc soạn thảo công văn, thư từ địch vận. Cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài suốt mười năm ròng rã, nhân dân ta đã phải

đổ bao xương máu để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Chiến tranh kết thúc với bao nỗi đau thương bởi quân giặc tàn bạo, chúng không những muốn xâm chiếm nước ta mà còn muốn đồng hoá dân ta. Năm 1428, vâng lệnh vua, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, áng “thiên cổ hùng văn”, như bản tuyên ngôn độc lập của nước nhà, mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

Bóng giặc không còn trên đất nước, vua tôi cùng chung tay góp sức xây dựng nước nhà giàu mạnh. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và ban thưởng cho các công thần. Nguyễn Trãi cũng được xếp vào hàng khai quốc công thần và phong ông làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư, kiêm Hành khu mật viện sử. Trong công cuộc xây dựng đất nước vừa được giải phóng, Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp to lớn, giúp vua rất nhiều việc. Ông còn thay vua viết nhiều chiếu chỉ để dạy bảo thái tử, khuyên răn các quan, cầu hiền tài…và thư từ ngoại giao với phương Bắc, góp phần đắc lực trong việc xây dựng nhà nước phong kiến.

Sau năm 1428, triều đình phong kiến nhà Lê vừa thiết lập rơi vào khủng hoảng. Vua tôi không đồng lòng, nhiều mâu thuẫn trong nội bộ diễn ra. Những người ngay thẳng thật khó mà trụ nổi trong sự đảo điên của thời cuộc. Thật đau lòng thay! Có ai thấu hiểu cho sự đời đầy ngang trái, bài viết “Bình Ngô đại cáo mới ngày nào còn chưa ráo mực mà Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn trầm mình, Thái uý Phạm Văn Xảo chết chém, Quan phục hầu Nguyễn Trãi vào tù. Có phải đấy là cái giá mà những người hết lòng vì dân, vì nước phải trả chăng? Những người một lòng một dạ phò vua, giúp nước, an dân

phải gánh chịu chăng? Đã bao đời nay, biết bao tấm gương sáng của các vị tôi trung, sau khi giành lại giang san, khôi phục đất nước đều chịu cảnh máu chảy, đầu rơi hoặc lìa xa xứ sở quê hương.Chính bởi vậy mà Khuất Nguyên xưa cũng từng nói:

Người trung đã chắc gì được dùng hề, Người hiền đã chắc gì ai cầu.

Người xưa mà còn như thế , Ta còn oán gì người sau.

(Thiệp giang)

Lẽ đời là vậy, biết oán trách ai đây! Sách lược “tâm công” trước kia Nguyễn Trãi áp dụng đối với quân thù có tác dụng to lớn khiến chúng phải rút lui nhưng giờ đây hai chữ “tâm công” sao khó thực hiện quá chừng! Mâu thuẫn trong nội bộ càng lúc càng gay gắt, sự tranh chấp càng lúc càng quyết liệt khiến cho lý tưởng nhân nghĩa mà ông ấp ủ bấy lâu có nguy cơ bị vùi dập và hơn thế nữa chính ông còn là nạn nhân của sự tranh chấp ấy. Và trong tình hình lòng người tráo trở, đổi trắng thay đen thì khát vọng về một đất nước vua sáng, tôi hiền, nhất là “trong thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán sầu” của Ức Trai tiên sinh luôn canh cánh bên lòng. Có thể bài thơ Quốc âm số 9 trong mục Bảo kính cảnh giới đã phần nào khái quát được sự đảo

điên của lòng người trong thời đại Nguyễn Trãi

Trần trần mựa cậy những ta lành, Hoạ phúc tình cờ xảy chửa đành. Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh.

(Bảo kính cảnh giới)

Giờ đây chốn quan trường không còn là nơi để ông bộc lộ hết tài năng “kinh bang tế thế” của mình và ông cũng không có cơ hội để thực hiện ước

mơ hoài bão của mình. Tấm lòng “ưu quốc, ái dân” của tiên sinh chỉ còn biết giấu kín tận đáy lòng. Dù trở về Côn Sơn sống cuộc đời thanh bạch giữa chốn núi non , làm bạn với cỏ cây hoa lá nhưng ông vẫn nặng lòng với nước, với dân.

Đến khi Lê Thái Tông đã trưởng thành, thấu rõ mọi lẽ đời, nhà vua đã kiên quyết phế trừ bọn quyền thần Lê Sát, Lê Ngân và cho vời Nguyễn Trãi về triều, phục hồi các chức tước, giao thêm nhiệm vụ mới. Nguyễn Trãi hăm hở trở lại triều gánh vác việc đời ở cái tuổi sáu mươi nhưng bầu nhiệt huyết vẫn như thời niên thiếu. Trong bài biểu tạ ơn dâng lên vua Lê Thái Tông, với lời lẽ vô cùng xúc động càng khiến ta thêm ngẹn ngào bởi tấm lòng của Ức Trai tiên sinh dẫu “tóc đã bạc” mà “lòng vẫn son”

“Thương thần như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi; nghĩ thần như thông qua năm rét, càng dạn tuyết sương”

(Biểu tạ của Gián nghịĐại phu kiêm Tri tam quán sự)

Thời gian làm quan dưới triều Lê của Nguyễn Trãi không nhiều, nhưng

đây là khoảng thời gian mà ông tâm đắc nhất vì những sở chí của ông phần nào được thi thố.

Khốn nỗi thay sự đời ngang trái, éo le. Sau bao nhiêu năm tận lực vì dân, vì nước, như chúng ta đã biết một kết quả thảm khốc đã đến với nhà thơ, Nguyễn Trãi bị ghép vào tội “tru di tam tộc” với oan án Lệ Chi Viên. Tâm huyết xây dựng nước nhà vững bền, giàu đẹp, dân chúng ấm no hạnh phúc lại một lần nữa đành dang dở. Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, tức ngày 19 tháng 9 năm 1442 vị quan thanh liêm đã từ giã cõi đời. Cái chết của ông được lịch sử phong kiến giải thích bằng một tiếng “oan” đã để lại ngàn nỗi tiếc thương cho hậu thế và cho chính triều đại nhà Lê. Nguyễn Trãi ra đi cùng một phong cách như Khuất Nguyên xưa:

Thánh hiền xưa cũng như ta, Thẳng ngay mà chết ấy là chết trong.

(Ly tao)

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)