Thái độ ứng xử của Khuất Nguyên và Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 98 - 111)

Chương 3: TÁC PHẨM CỦA KHUẤT NGUYÊN TRONG THƠ CA CỦA NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU

3.2.2. Thái độ ứng xử của Khuất Nguyên và Nguyễn Du

Sinh ra trong thời buổi nước nhà gặp nhiều biến cố, những vần thơ của Nguyễn Du vì thế cũng chứa đầy tâm sự. Thơ ông viết ra không chỉ viết để

mà chơi, có cũng được mà không cũng được, nói như một nhà nghiên cứu “Nguyễn Du đã viết dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra không

được”(chuyển dẫn 17; tr. 37). Không thể nói ra bằng lời nên ông đành gửi bao nỗi niềm trong thơ. Chính những vần thơ ấy giúp chúng ta hiểu hơn tâm sự

của một người luôn nặng lòng với nước, với dân. Cũng giống như Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi, Nguyễn Du vì sinh lỗi thời mà không thể đem tài trí của mình ra giúp đời, giúp nước nên đành bất lực trước thời cuộc, trước nhân tình thế thái, trước cảnh đất nước lâm nguy. Họ là những con người muốn dấn thân mình trong cơn nguy biến của đất nước, mong được góp sức mình để cứu nước, an dân. Họ cống hiến sức mình chẳng qua vì tình cảm chân thành, tha thiết với đất nước với nhân dân chứ đâu vì công danh, lợi lộc bởi "công danh

đời khác nào cánh chim bay vút" (Cảm hứng cuối xuân- Nguyễn Du). Ấy thế mà họ không thể nào thực hiện được.

Là bề tôi của nhà Lê và đã từng vì nhà Lê chống lại Tây Sơn, cuối cùng lại ra làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du cảm thấy buồn vô cùng. Cho đến bây giờ, khi tìm hiểu thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lần lượt thay thế nhau từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, chúng ta cũng khó mà phân định cho thật rõ ràng. Thế nhưng có một điều chúng ta có thể cảm nhận

được là “Nguyễn Du không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ” [17; tr39].

Khuất Nguyên và Nguyễn Du dẫu không sinh cùng thời nhưng chính thời đại ấy đã tạo cho họ có thái độ và cách ứng xử riêng của mình trước vận nước.

Có thể nói Khuất Nguyên là nhà thơ yêu nước đầu tiên trong nền văn học Trung Quốc. Quan niệm về đất nước thời Khuất Nguyên khác chúng ta bây giờ nhưng tình yêu mà Khuất Nguyên dành cho đất nước, quê hương thì cũng giống với chúng ta ngày nay. Vì yêu nước nên ông nguyện gắn bó đời mình

và đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho đất nước. Cũng vì yêu nước mà ông đứng lên đấu tranh để bảo vệ, quyết không thỏa hiệp đầu hàng để đất nước rơi vào tay kẻ khác. Dẫu không được trọng dụng bị bọn tiểu nhân gièm pha, nói xấu nhưng không vì thế mà ông lại rời bỏ nước Sở. Do vậy, khi nước nhà bị tàn phá ông đau buồn vô hạn chỉ còn cách "chôn mình trong bụng cá"

để giữ trọn khí tiết. Quả thực tình cảm mà ông dành cho nước Sở thật sâu nặng biết bao. Nguyễn Du cảm kích con người cả một đời lo cho nước cho dân, xót thương cho số phận tài đức mà phải chịu bao cảnh éo le. Nhân cách của Khuất Nguyên mãi được các nhà nho ca ngợi và học hỏi.

Cũng như bao nhà nho khác trong xã hội thời bấy giờ, Nguyễn Du cũng yêu nước thiết tha, yêu dân sâu sắc. Thế nhưng thời buổi đảo điên, nước nhà nguy biến tâm trạng ông cũng rối bời chẳng biết theo ai, trong khi mình là con cháu nhà Lê nhưng không thể đem tài năng của mình ra giúp nhà Lê mà lại giúp nhà Nguyễn. Có thể nói, lúc này thái độ của Nguyễn Du đối với các triều

đại vẫn còn là vấn đề tranh luận của các nhà nghiên cứu. Trước khi triều Nguyễn lên nắm chính quyền thì triều Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo, trị vì đất nước gần mười bốn năm thì sụp đổ. Đối với nhà Tây Sơn, Nguyễn Du không mấy mặn mà thậm chí còn có tư tưởng chống đối. Thế nhưng khi triều Nguyễn lên thay ông ra làm quan với nhà Nguyễn đúng mười chín năm. Bước đường hoạn lộ của ông không gì trở ngại, thăng quan tiến chức có khi cũng rất nhanh. Nói như Hoài Thanh: "Nguyễn Du thật thà đi theo nhà Nguyễn. Ông làm quan đến chức Tham tri và hai lần được làm chánh sứ. Không phải vô cớ mà nhà Nguyễn tin dùng ông đến thế"(chuyển dẫn 17; tr109)

So với thời Tây Sơn thái độ, hành động của Nguyễn Du có phần thay

đổi, khác trước. Thứ nhất, đối với nhà Tây Sơn, có lẽ người dân Bắc Hà chưa kịp làm quen với sự có mặt của những con người "áo vải cờ đào" trong cương

vị chủ nhân của xã hội, thậm chí họ còn cho rằng Tây Sơn là kẻ thù của nhà Lê nên nhiều vị quan đã rút lui khỏi chốn quan trường, không ra giúp vua xây dựng lại đất nước. Có khi còn mang tư tưởng chống đối, trong đó có Nguyễn Du. Thứ hai, từ khi Lê vong cho đến nay cũng đã mười mấy năm rồi có níu kéo cũng không thể được, nói như Nguyễn Du trong bài "Ngộ gia đệ cựu ca "(bài 4, Bắc hành tạp lục):

Phúc bồn dĩ hỹ nan thu thuỷ.

(Chậu nước đã đổ khó vét lại được nữa)

và trong bài Vị Hoàng doanh (bài 5, Thanh Hiên thi tập) ông cũng từng than thở rằng:

Cổ kim vị kiến thiên niên quốc.

(Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào đứng vững nghìn năm)

Đúng vậy, đã bao đời nay chẳng có triều đại nào tồn tại mấy ngàn năm chỉ vài trăm năm rồi suy tàn. Hết triều đại này đến triều đại khác. Nếu triều

đại nào biết chăm lo đến đời sống nhân dân, thương yêu nhân dân thì trị vì

được lâu còn không thì mau chóng sụp đổ. Nguyễn Du tham gia triều chính cũng với mong ước cao đẹp là dân giàu đủ, nước bình yên. Nhưng ước mơ

của Nguyễn Du không thể trở thành hiện thực, trước mắt ông vẫn còn đó bao cảnh đời khốn khó, khổđau.

Có thể nói, tập Thơ chữ Hán chứa đầy cái uất ức, nghẹn ngào của Tố

Như. Ẩn sau từng câu chữ là "những suy nghĩ nung đúc của nhà thơ về con người, về xã hội, là cái nhìn phanh phui những nhân cách lịch sử, cũng là sự

chiêm nghiệm sâu kín và đầy trắc ẩn về những ba động thời cuộc diễn ra trước mắt ông." [17; tr. 62]. Chính vì vậy mà những vần thơ trong này nghe sao buồn thương, ảm đạm, như một "buổi chiều thu tê tái". Buổi chiều đó là của xã hội phong kiến ở Việt Nam, ở Trung Quốc phản ánh trong tâm hồn Nguyễn Du. Trong tập thơ này, đặc biệt những bài thơ được viết khi đi sứ,

Nguyễn Du có cơ hội bộc bạch tâm sự của mình, nói hết nỗi lòng của mình mà không sợ những kẻ xấu làm hại.

Một trong những bài thơ được nhiều người nhắc đến chính là bài "Thái Bình mại giả ca" và bài “Sở kiến hành”. Đọc lại những vần thơ trong bài "Sở

kiến hành" của thời đại cách đây hơn hai trăm năm mà nghe sao như của hôm nay. Bài thơ vẽ lên bức tranh của xã hội thời bấy giờ, chân thực sinh động đến

đau lòng. Hình ảnh của mấy mẹ con bên đường tiều tụy, xơ xác bởi cái đói, cái rét hành hạ không chỉ ám ảnh nhà thơ mà làm cho ta cảm thấy nhói đau. Bằng trái tim nhạy cảm, tinh tế, ông đã nhìn thấu được nỗi khốn cùng của người dân. Câu chuyện được ông phản ánh không còn là mấy mẹ con của một người dân ở tận bên Trung Quốc nữa mà là những hình ảnh gần gũi của hàng vạn người dân Việt Nam nghèo đói dưới thời trung đại. Càng thương những người nghèo khổ, bất hạnh bao nhiêu ông càng căm ghét cái xã hội bất công thối nát, khinh bỉ bọn gian ác, ti tiện kia bấy nhiêu. Nói như Nguyễn Đình Chiểu lẽ ghét thương ở đời chẳng qua xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, "bởi chưng hay ghét cũng là hay thương" (Lục Vân Tiên). Ông uất ức

đến nghẹn lòng, căm tức cái xã hội bạc bẽo bất công nhưng không làm gì

được. Nguyễn Du bất lực trước thời cuộc cũng như Khuất Nguyên xưa bất lực trước thế lực đen tối.

Tấm lòng của Nguyễn Du đối với những người lao khổ sao mà tha thiết. Ông không chỉ dành tình cảm của mình cho những người nghèo khổ mà còn cho cả những bậc anh hùng tài trí bị gièm pha, những người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh". Làm sao nói hết được nỗi lòng trắc ẩn của Nguyễn Du. Đằng sau mỗi hình bóng ấy là nỗi niềm của chính nhà thơ. Ông thương Đỗ Phủ ở lòng nhân ái; thương Hàn Tín, Nhạc Phi, Khuất Nguyên ở cốt cách, tài đức vẹn toàn nhưng không được trọng dụng...Có lẽ, Khuất Nguyên là người Nguyễn Du tưởng nhớ nhiều nhất. Riêng trong tập thơ này ông dành riêng cho Khuất

Nguyên năm bài thơ, chưa kể những bài được nhắc qua, mà bài nào lời thơ

cũng thấm thía. Dường như qua những bài thơ sâu lắng ấy người đọc có cảm giác như Nguyễn Du đã tìm thấy ở Khuất Nguyên một con người đồng điệu.

Tấm lòng thanh cao của Khuất Nguyên, tình cảm tha thiết với nước, với dân của Khuất Nguyên, cả cái tình cảnh éo le của Khuất Nguyên, Nguyễn Du cảm thấy như có cái gì đó sao mà giống mình đến vậy.

Thiên cổ tùy nhân liên độc tỉnh,

Tứ phương hà xứ thác cô trung? (Nghìn thuở ai thương người độc tỉnh Bốn phương đâu gửi dạ cô trung?)

(Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu)

Đã bao đời nay, người ngay thẳng thường nhận một kết cục chẳng mấy tốt đẹp, "người độc tỉnh" chẳng mấy ai thương. Nguyễn Du ái ngại cho Khuất Nguyên nhưng có lẽ đó còn là lời ái ngại cho chính mình. Thời của Nguyễn Du lúc bấy giờ không thấy hơn gì thời Khuất Nguyên còn sống. Xưa kia, vì không muốn tấm thân lấm bụi trần Khuất Nguyên đã chọn cho mình một lối

đi riêng. Dòng sông Mịch La- nơi Khuất Nguyên tự vẫn - đã dang rộng vòng tay ôm lấy "người độc tỉnh". Cứ vào ngày mồng năm tháng năm hằng năm, nhân dân Trung Quốc tổ chức lễ đua thuyền rồng tượng trưng cho việc tìm thi thể nhà thơ. Xem đua thuyền Nguyễn Du lại nhớ đến Khuất Nguyên, nhớ đến “khách bội lan nhà văn nước Sở” (Ngũ nguyệt quan cạnh độ). Nhớ đấy nhưng nhà thơ chẳng hề xúc động:

Mãn giang tranh cạnh thái vô đoan

(Thuyền đua đầy sông, thật chẳng có ý nghĩa gì)

Tất cả những việc làm đó, Nguyễn Du cảm thấy vô nghĩa. Đã nghìn năm trôi qua mọi người vẫn gọi hồn Khuất Nguyên, nhưng hồn vẫn không về bởi lẽ:

“Hồn nhược quy lai dã vô thác,

Long xà quỷ vực biến nhân gian”

(Nếu hồn trở về cũng không biết nương tựa vào đâu Khắp cõi người đầy những rắn rồng quỷ quái).

(Tháng năm xem đua thuyền)

Trong bài “Phản chiêu hồn”, Nguyễn Du nói rõ hơn cái lý do vì sao hồn không thể quay về và cũng khuyên hồn Khuất Nguyên không nên trở về làm gì. Cái xã hội này không thể sống được đâu, nơi ấy toàn những kẻ:

Xuất giả khu xa, nhập cử tọa, Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ. Bất lộ trảo nha dữ giác độc,

Giảo tước nhân nhục cam như di.

(Đi ra xe ngựa về vênh váo, Đứng ngồi ăn nói như Cao, Quỳ. Không lộ nanh vuốt cùng nọc độc, Nhưng chén thịt người cứ tì tì) (Phản chiêu hồn) Nguyễn Du nhìn thấy được bản chất của kẻ thống trị thời bấy giờ. Đấy không còn là thời của Khuất Nguyên nữa mà là thời của nhà Thanh (Trung Quốc) hay nhà Nguyễn (Việt Nam). Bọn chúng khi ra ngoài thì ngựa xe, ngồi

ở nhà thì vênh váo, ăn nói khoát lát tỏ vẻ hiểu biết... Tất cả chỉ là giả tạo! Ẩn bên trong vẻ ngoài đạo mạo là bộ mặt của những kẻ "ăn thịt người ngọt xớt như ăn đường mật". Chỉ bằng vài nét phát thảo mà Nguyễn Du đã phủ định cái xã hội phong kiến Trung Hoa mấy nghìn năm sau đời Tam Hoàng

Hồn ơi! Theo đường đó mà về

Thì sau đời Tam Hoàng, chẳng còn hợp thời nữa đâu

Sau đời Tam Hoàng là thời của "bọn ăn thịt người". Chẳng phải nhà văn Lỗ Tấn đã từng khái quát xã hội phong kiến Trung Hoa là một xã hội "ăn thịt người" đó sao?

Thay cho lời kết thúc Nguyễn Du không ngần ngại khi khẳng định rằng: Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan,

Đại địa xứ xứ giai Mịch La.

(Đời này hết thảy là Thượng Quan, Nơi nơi đâu đâu cũng là Mịch La)

(Phản chiêu hồn)

Thượng quan Ngân Thượng là kẻ đã gièm pha với Hoài Vương nước Sở

làm hại Khuất Nguyên. Sông Mịch La là nơi Khuất Nguyên trẫm mình. Không phải vô cớ mà Nguyễn Du từ chuyện Khuất Nguyên nói đến chuyện của thời nay, cũng không còn là chuyện nước Sở thời Chiến Quốc nữa, mà là chuyện của khắp nơi, chuyện thời đại này. Lời dặn dò mà Nguyễn Du muốn nhắn gửi đến Khuất Nguyên cũng chính là lòng tự nhủ lòng.

Cuộc đời của Nguyễn Du cũng lắm gian nan. Sau bao nhiêu năm sống trong cảnh ăn nhờ ở đậu, ý định "phục quốc" lại không thành, nhà thơ lắm lúc cũng thẹn thùng, bi quan chán nản, đâm ra mỏi mệt, muốn nghỉ ngơi, muốn sống an nhàn, muốn hưởng cảnh trăng thanh gió mát, tìm thú vui trong cỏ

cây, hoa lá, chim muông. Cũng như bao nhà nho thưở trước khi rơi vào tình cảnh thất chí đều muốn lui về ở ẩn để giữ khí tiết trong sạch. Trong bài Sơn thôn (bài 43, Thanh Hiên thi tập), Nguyễn Du đã vẽ ra bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống bình yên. Ông tưởng tượng nơi đấy là một cảnh Đào nguyên cách xa trần thế, và ông mong ước thoát được trần tục, nhởn nhơ dưới gốc cây tùng.

Tuyệt không gió bụi chốn rừng sâu, Rải rác mây chiều khép cửa lau. Áo mũ người sang còn Hán nhỉ, Tháng năm trong núi phải Tần đâu?

Đồng hoang chú mục sừng khua mõ, Giếng ngọc cô em múc nước gàu. Sao được thoát ra ngoài cõi tục,

Dưới tùng hóng mát thú dường bao

Nói thì nói vậy, nhưng ông không thể rời bỏ chốn nhân gian đầy thị phi kia để tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Ông không đành lòng. Bước chân của ông đi vào nơi xa lánh "cõi trần" kia sao mà vướng víu, có cái gì đó không thoải mái. Lui về ởẩn ông cảm thấy buồn, vì đối với đời ông vẫn còn nặng lòng, vấn vương. Đây cũng chính là sự gặp gỡ giữa Khuất Nguyên và Nguyễn Du, của hai tâm hồn đồng điệu với những khát vọng lớn lao. Vẻ đẹp của họ càng toả sáng khi sống giữa chốn bùn đen mà không lấm bụi trần. Họ vẫn giữ được cho mình cốt cách thanh cao, giữ được lòng mình trong sạch.

Làm sao diễn tả hết được tình cảm mà Nguyễn Du dành cho Tam Lư đại phu! Đi qua vùng đất nơi Khuất Nguyên ở, Nguyễn Du cũng chạnh lòng nhớ đến "người hiếu tu"- người thích sửa sang đức tốt- sống cách đây hai ngàn năm mà nhân cách mãi tỏa sáng như mùi thơm của loài hoa lan, hoa chỉ cứ

mãi ngát hương.

Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải,

Thử địa do văn lan chỉ hương

(Người hiếu tu hai ngàn năm trước, Còn hương lan phản phất đâu đây)

Không thể nói hết được tấm lòng và nhân cách của Khuất Nguyên, nó vằng vặc như ánh trăng rằm, trong suốt như nước dòng nước mát mãi ngàn năm sau vẫn soi thấu tận đáy.

Nguyễn Du là người, như Khuất Nguyên, mang những vấn đề của ngàn năm, của triệu người, nên nỗi đau khổ của ông là nỗi đau khổ lớn bao trùm cả

nhân loại. Trong bài Mạn hứng II, Nguyễn Du cho chúng ta thấy được "chuyện xưa nay biết bao là nỗi đau lòng", và có lần ông cũng nói "Tấm thân không thể thoát khỏi vòng hữu hình, Trước khi chết, cứ lo mãi chuyện nghìn năm". Chỉ có những người thật sự đau nỗi đau đời, lo cho thiên hạ trước rồi mới đến bản thân mình mới thốt ra những lời lẽ thống thiết và chân thành đến như vậy.

Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... giờ đã thành người thiên cổ

nhưng tấm lòng trong sạch, nhân cách cao đẹp mãi là nguồn sáng soi cho thế

KT LUN

Khuất Nguyên không chỉ là nhà quân sự tài ba mà ông còn là nhà thơ lỗi

Một phần của tài liệu Khuất Nguyên con người và thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)