NHỮNG HẠN CHẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 79)

10 () Theo tác giả Phạm Thị Thu Hương, các hành vi phạm tội phân biệt chủng tộc, khủng bố trong chừng mực nhất định cũng được coi là đối tượng của quyền tài phán phổ quát xuất phát từ thực tế là các công ước

2.5. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ

quốc gia có thể coi các công ước là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ tội phạm nếu giữa hai quốc gia thành viên công ước (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nào. Vấn đề này được quy định tại Điều 8 Công ước quốc tế về trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973, Điều 11 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999, Điều 11 Công ước quốc tế về trấn áp các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải… Cụ thể, Điều 8 Công ước quốc tế về trừng trị các tội phạm chống lại người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao quy định: “Nếu một quốc gia thành viên đòi hỏi việc dẫn độ phải trên cơ sở một điều ước đang có hiệu lực nhận được yêu cầu dẫn độ của một quốc gia thành viên khác trong khi hai nước chưa ký kết một điều ước nào về dẫn độ và nếu quốc gia đó quyết định dẫn độ thì có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ cho các tội phạm đó”.

Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của các quốc gia là chủ yếu thì trong các công ước quốc tế về chống khủng bố còn quy định quyền, nghĩa vụ của các đối tượng khác như quyền của tội phạm, người bị tình nghi thực hiện tội phạm, quyền, nghĩa vụ của thuyền trưởng tàu biển, người chỉ huy tàu bay đang trong chuyến bay v.v...

2.5. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ

Các công ước quốc tế về chống khủng bố là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống tội phạm này trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, sự gia tăng các hành vi khủng bố cùng mức độ tàn ác của nó thì các quy

định của pháp luật quốc tế hiện hành đang bộc lộ rõ những bất cập, tập trung chủ yếu ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay được quy định tại nhiều công ước, mỗi công ước có phạm vi điều chỉnh là các hành vi phạm tội khác nhau (mà việc thực hiện tội phạm đó được coi là biểu hiện của khủng bố quốc tế) nên gây khó khăn cho việc nghiên cứu cũng như thực thi.

Thứ hai, một số quy định tại các công ước không thống nhất, ví dụ: Khoản 3 Điều 1 Công ước Tokyo 1963 quy định thời điểm bắt đầu chuyến bay là thời điểm tàu bay nạp nhiên liệu để cất cánh còn thời điểm kết thúc chuyến bay là thời điểm kết thúc lăn bánh sau khi hạ cánh còn Công ước Lahaye 1970 và Công ước Montreal 1971 lại quy định thời điểm bắt đầu chuyến bay là thời điểm các cánh cửa tàu bay đã đóng lại sau khi xếp tải và kết thúc chuyến bay là khi một trong các cánh cửa này được mở ra để dỡ tải. Hơn thế nữa phạm vi áp dụng của các công ước có sự trùng lắp, ví dụ hành vi uy hiếp hành khách làm ảnh hưởng đến an toàn của tàu bay đồng thời có thể được áp dụng bởi hai công ước là Công ước Tokyo 1963 và Công ước Montrean 1971; ngay cả việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay cũng có thể được điều chỉnh bởi hai công ước là Công ước Lahay 1970 và Công ước Tokyo 1963 (Chương IV - Chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay).

Thứ ba, tuy có tới hơn mười công ước quốc tế về chống khủng bố trong khuôn khổ Liên hợp quốc tuy nhiên chưa công ước nào đưa ra được định nghĩa chung về khủng bố. Một số công ước đã cố gắng đưa ra định nghĩa nhưng chỉ dưới dạng liệt kê. Điều này là hạn chế lớn nhất của pháp luật quốc tế về chống khủng bố vì không có tiêu chí để phân biệt hành vi khủng bố với các hành vi tội phạm khác. Hơn thế nữa, 13 công ước quốc tế quy định về 13 hành vi phạm tội cụ thể là biểu hiện của khủng bố quốc tế liệu đã bao quát được hết các biểu hiện của khủng bố quốc tế trên thực tế.

Rõ ràng là tuy nhiều công ước nhưng phạm vi điều chỉnh của các công ước này mới chỉ đề cập những hành vi khủng bố thông thường, phổ biến nhất còn các biểu hiện của hành vi khủng bố hiện đại như khủng bố sinh học, hóa học… chưa được công ước nào đề cập.

Chính vì những hạn chế trên, cộng đồng quốc tế cần có những nỗ lực để hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Theo chúng tôi, giải pháp hoàn thiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiệu quả nhất hiện nay và cũng đang là nỗ lực của cộng đồng quốc tế đó là xây dựng hoàn thiện công ước chung về chống khủng bố mà hiện đã có dự thảo. Công ước chung về chống khủng bố cần phải đưa ra định nghĩa toàn diện về khủng bố và có những quy định thống nhất để làm cơ sở cho việc hợp tác giữa các quốc gia.

Ngoài ra, trong công ước chung về chống khủng bố cũng cần đưa ra một cách rõ ràng các nguyên tắc trong việc thực hiện các biện pháp đấu tranh chống khủng bố, tránh việc lợi dụng danh nghĩa chống khủng bố để phục vụ ý đồ chính trị. Việc quy định các nguyên tắc đấu tranh chống khủng bố không rõ ràng như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến các quốc gia tùy tiện sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác.

Một vấn đề nữa cần được quy định trong công ước chung về chống khủng bố đó là việc thiết lập ở mỗi quốc gia một cơ quan phối hợp đấu tranh chống khủng bố. Hiện nay, theo quy định của Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố 1999, ở rất nhiều quốc gia đã thiết lập được Trung tâm phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố để giúp cho các quốc gia thuận lợi hơn trong việc hợp tác quốc tế chống lại tội phạm này.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên tắc này là tư tưởng chính trị - pháp lý định hướng toàn bộ hoạt động đấu tranh chống

khủng bố trên phạm vi quốc gia cũng như toàn thế giới. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về các vấn đề như: xác định quyền tài phán của các quốc gia đối với cá nhân phạm tội, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc tội phạm hoá các hành vi quy định tại các công ước, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc tao đổi thông tin về tội phạm, dẫn độ… Tuy nhiên, các quy định này hiện đang nằm rải rác ở các văn bản khác nhau tạo ra việc không thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng. Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất của pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay cần sớm được hoàn thiện trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống tội phạm này.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w