XÁC ĐỊNH QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA THEO QUY ĐỊNH TẠI CÁC CÔNG ƯỚC

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63 - 68)

TẠI CÁC CÔNG ƯỚC

Xác định quyền tài phán quốc gia đối với những cá nhân phạm tội khủng bố là vấn đề quan trọng được ghi nhận tại hầu hết các công ước quốc

tế về chống khủng bố, đây là cơ sở để đảm bảo sao cho mọi hành vi khủng bố quốc tế đều bị trừng trị. Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, quyền tài phán được trao cho quốc gia nào đó phải dựa trên 1 trong 5 căn cứ, đó là: quyền tài phán theo lãnh thổ, quyền tài phán theo quốc tịch của người bị tình nghi là phạm tội, quyền tài phán theo quốc tịch của nạn nhân, quyền tài phán bảo vệ và quyền tài phán phổ quát.

Theo quy định của Luật quốc tế, trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có chủ quyền tối cao, thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính vì thế, căn cứ lãnh thổ là căn cứ đầu tiên để xác định quyền tài phán của một quốc gia nào đó. Theo quy định của các công ước quốc tế về chống khủng bố thì khái niệm lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng đến phạm vi tàu bay được đăng ký tại quốc gia đó, tàu biển treo cờ quốc gia đó. Quyền tài phán theo lãnh thổ được ghi nhận tại các công ước quốc tế về chống khủng bố cụ thể như sau:

Khoản a Điều 5 Công ước Montreal 1971, khoản a Điều 6 Công ước New York 1973, khoản 1 Điều 5 Công ước New York 1979, khoản b Điều 6 Công ước Rome 1988… đều quy định: Mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó. Các công ước này, đặc biệt là các công ước liên quan đến bảo vệ an toàn hàng không dân dụng và an toàn hành trình hàng hải cũng quy định các quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm được thực hiện trên tàu bay đăng ký tại quốc gia đó hoặc tàu biển treo cờ của quốc gia đó. Tội phạm được thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển một quốc gia được xem như thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó. Đây là sự mở rộng lãnh thổ đặc biệt về phương diện pháp lý mà theo Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội thì “khái niệm “Lãnh thổ bay”, “Lãnh thổ bơi” thực chất là khái niệm dùng để chỉ sự thừa

nhận chủ quyền quốc gia trong những trường hợp đặc biệt nói trên”[28, 30]. Ngoài ra, phù hợp với Công ước Luật biển 1982, Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp xâm phạm các công trình cố định trên thềm lục địa (bổ sung Công ước Rome 1988) còn quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm được thực hiện đối với công trình cố định đang nằm trên thềm lục địa của quốc gia đó”.

Quốc tịch của người bị tình nghi phạm tội cũng là căn cứ để xác lập quyền tài phán của quốc gia. Phù hợp với thông lệ quốc tế, các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình trong trường hợp người bị coi là phạm tội là công dân quốc gia đó. Điểm b khoản 1 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979, điểm a khoản 2 Điều 6 Công ước quốc tế vè trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988, điểm d khoản 2 Điều 7 Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ khủng bố… còn quy định quốc gia thành viên cũng có thể xác lập quyền tài phán trong trường hợp tội phạm được thực hiện bởi người không quốc tịch thường trú tại quốc gia đó.

Quốc tịch của người là nạn nhân của hành vi khủng bố cũng là một trong những căn cứ để xác lập quyền tài phán quốc gia theo quy định của các công ước quốc tế về chống khủng bố. Ví dụ, Điều 5 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 quy định: “Quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm nêu tại Điều 1 nếu:

d) Tội phạm được thực hiện đối với con tin là công dân của quốc gia đó, nếu quốc gia đó thấy phù hợp”. Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị

khủng bố bằng bom 1997 cũng quy định: “Quốc gia thành viên có thể xác lập quyền tài phán của mình đối với bất kỳ tội phạm nào nói trên khi tội phạm đó:

a) Được thực hiện đối với công dân của mình”.

Không chỉ quốc tịch của nạn nhân hành vi khủng bố mới là căn cứ để xác lập quyền tài phán quốc gia mà ngay cả “quốc tịch” của tàu bay, tàu biển theo quy định tại một số công ước quốc tế về chống khủng bố cũng là một trong những căn cứ này. Ví dụ, Điều 5 Công ước Montreal 1971 về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm trong những trường hợp sau:

b) Khi tội phạm được thực hiện đối với hoặc trên tàu bay được đăng ký tại quốc gia đó”.

Quyền tài phán bảo vệ hay nói cách khác căn cứ xác định quyền tài phán theo nguyên tắc bị xâm hại (principle of effect) cũng được các công ước quốc tế về chống khủng bố ghi nhận phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là sự ghi nhận hợp lý bởi khi một tội phạm làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia nào đó thì theo lẽ đương nhiên quốc gia đó có quyền yêu cầu được thực hiện các quy trình tố tụng nhằm xét xử người phạm tội, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, có nhiều căn cứ để xác định một quốc gia có quyền tài phán theo nguyên tắc bị xâm hại. Cụ thể:

- Khi tội phạm được thực hiện nhằm chống lại quốc gia đó (chống lại công dân, tàu bay, tàu biển, chống lại cơ sở hạ tầng của quốc gia đó ở trong và ngoài nước…). Ví dụ: điểm d khoản 2 Điều 6 Công ước quốc tế về trừng

trị khủng bố bằng bom quy định quốc gia phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình khi tội phạm được thực hiện chống lại trang thiết bị của nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia đó ở nước ngoài, bao gồm đại sứ quán hoặc nhà cửa ngoại giao hoặc lãnh sự khác của quốc gia đó.

- Khi tội phạm được thực hiện nhằm mục đích buộc quốc gia đó phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó. Ví dụ, điểm c khoản 1 Điều 5 Công ước về chống bắt cóc con tin quy định quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với bất kỳ tội phạm nào được nêu tại Công ước khi tội phạm được thực hiện nhằm mục đích buộc quốc gia phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó. Trong khi bốn quyền tài phán đầu tiên dựa trên mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa quốc gia thực thi quyền tài phán và người phạm tội thì quyền tài phán phổ quát lại không đòi hỏi phải có mối quan hệ tương tự nào. Nó dựa trên giả thuyết rằng mọi quốc gia đều có chung lợi ích trong việc thực hiện quyền tài phán đối với những loại tội phạm đó [11, 77-83]. Khủng bố là tội phạm có tính quốc tế gây đe doạ nghiêm trọng quyền con người, hoà bình và an ninh quốc tế, nên trong các công ước quốc tế về chống khủng bố quy định việc xác định quyền tài phán của một quốc gia mà không đòi hỏi quốc gia đó phải có mối liên hệ nào với nơi tội phạm xảy ra, quốc tịch của kẻ phạm tội, quốc tịch của nạn nhân hoặc bất cứ mối liên hệ nào về lợi ích của quốc gia đó. Quyền tài phán phổ quát là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa khủng bố quốc tế, hạn chế tình trạng lọt lưới tội phạm; tuy nhiên do tính chất của việc áp dụng quyền tài phán này quá rộng nên có thể đưa đến những tác động tiêu cực nếu lạm dụng nó. Quyền tài phán phổ quát được ghi

nhận tại hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố(10), cụ thể khoản 4 Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định: “Mỗi quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với các tội phạm quy định tại Điều 2 trong trường hợp người bị tình nghi phạm tội có mặt trong lãnh thổ của mình và quốc gia đó không dẫn độ người này tới bất kỳ quốc gia thành viên nào khác”. Đây là quy định cũng được ghi nhận tương tự tại khoản 4 Điều 7 Công ước quốc tế về trừng trị tài trợ khủng bố năm 1999; khoản 2 Điều 3 Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; khoản 2 Điều 5 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin…

Do có nhiều căn cứ để xác lập quyền tài phán quốc gia mà các công ước không nêu rõ căn cứ nào được ưu tiên áp dụng hơn, cho nên trong thực tế không thể tránh khỏi những tranh chấp liên quan tới việc xác định quyền tài phán quốc gia. Ví dụ, tội phạm được thực hiện tại quốc gia A nhưng nhằm vào đại sứ quán quốc gia B và trong số nạn nhân có rất nhiều công dân quốc gia C, do công dân quốc gia D thực hiện… thì cả 4 nước A, B, C, D đều có thẩm quyền tài phán. Để hạn chế tình trạng này, Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999 đã đưa ra quy định “khi phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt công ước này, mỗi quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về quyền tài phán mà quốc gia thành viên đó đã xác lập theo khoản 2. Nếu có thay đổi gì về quyền tài phán này thì quốc gia thành viên liên quan phải thông báo ngay cho Tổng thư ký Liên hợp quốc” (khoản 3 Điều 7 Công ước). Nếu thực hiện quy định này vẫn

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w