Hợp tác ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 70 - 72)

10 () Theo tác giả Phạm Thị Thu Hương, các hành vi phạm tội phân biệt chủng tộc, khủng bố trong chừng mực nhất định cũng được coi là đối tượng của quyền tài phán phổ quát xuất phát từ thực tế là các công ước

2.4.2.1. Hợp tác ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm

Hợp tác nhằm ngăn chặn tội phạm là biện pháp được thực hiện trước khi tội phạm xảy ra hoặc trong khi đang diễn ra hành vi phạm tội nhằm làm giảm bớt hậu quả của tội phạm. Để ngăn chặn tội phạm, các công ước quy định các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác với nhau nhằm phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi chuẩn bị trên lãnh thổ của mình nhằm thực hiện tội phạm trong và ngoài nước (ví dụ, Điều 15 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định các quốc gia phải thực hiện tất cả các biện pháp khả thi, bao gồm cả việc điều chỉnh pháp luật trong nước nếu cần thiết để ngăn ngừa và chống lại việc chuẩn bị trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm thực hiện các tội phạm ở trong hoặc ngoài lãnh thổ…). Các quốc gia phải trao đổi thông tin và phối hợp với nhau để tiến hành các biện pháp phù hợp (hành chính, hình sự…) nhằm ngăn ngừa việc thực hiện các tội phạm. Thực tế trong thời gian qua cho thấy việc thực hiện các biện pháp mang tính chất hành chính ở nhiều quốc gia đã giúp phát hiện và ngăn ngừa nhiều hành vi khủng bố. Biện pháp hành chính thường được sử dụng là kiểm tra người, hành lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật phát hiện chất nổ, chất độc… tại những điểm nghi ngờ, dễ xảy ra các hành vi khủng bố.

Các quốc gia cũng phải hợp tác với nhau để thực hiện các biện pháp phòng ngừa các điều kiện giúp cho tội phạm được thực hiện. Vi dụ, các quốc gia phải trao đổi thông tin cho nhau hoặc trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ vật liệu hạt nhân đang bị đe dọa, kiểm tra sự nguyên vẹn của các con-te-nơ vận chuyển; giúp đỡ nhau tối đa trong việc thu hồi vật liệu hạt nhân bị đánh cắp, bị lấy đi một cách bất hợp pháp… nhằm tránh làm thất thoát vật liệu hạt nhân, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi khủng bố hạt nhân.

Khi tội phạm đang diễn ra, các quốc gia cũng phải phối hợp ngăn chặn làm giảm nhẹ hậu quả của tội phạm, ví dụ Công ước quốc tế về trừng trị

hành vi bắt cóc con tin 1979 quy định quốc gia thành viên nơi con tin bị người phạm tội giam giữ phải thực hiện mọi biện pháp mà quốc gia đó thấy thích hợp để giảm nhẹ tình trạng của con tin, đặc biệt là việc đảm bảo việc thả con tin, giúp con tin rời khỏi nơi đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w