Mọi hành vi khủng bố quốc tế đều phải bị ngăn chặn và trừng trị, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 54)

trừng trị, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố

Nguyên tắc này có tên tiếng Latinh là “aut dedere, aut judicare”, có nghĩa là hoặc dẫn độ hoặc xét xử. Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và trừng trị, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố là nguyên tắc cơ bản trong đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Nguyên tắc này thực chất là nguyên tắc phái sinh từ nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. Trong lĩnh vực chống khủng bố, đây là nguyên tắc vàng không thể thiếu vì nếu không có nó, các quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố sẽ bị vô hiệu hoá bởi chính sách hai mặt mà không ít các quốc gia thường sử dụng vì những lợi ích chính trị của mình. Nguyên tắc mọi hành vi khủng bố phải bị ngăn chặn và trừng trị được ghi nhận tại hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố, biểu hiện trước hết ở việc các công ước quy định các quốc gia ký kết sẽ dành cho nhau tối đa sự hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự đối với các tội phạm(8). Ngoài ra, nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 8 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin: “Quốc gia thành viên nơi người bị tình nghi phạm tội bị phát hiện, nếu không dẫn độ người bị tình nghi phạm tội sẽ có nghĩa vụ chuyển vụ việc này cho các cơ quan có thẩm quyền của mình để truy tố thông qua thủ tục tố tụng theo pháp luật của quốc gia đó, dù tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó hay không và không có bất cứ ngoại lệ nào”. Khoản 2 Điều 8 Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân cũng quy định: “Mỗi quốc gia thành viên cũng sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với các tội phạm trong trường hợp

8() Xem: Điều 11 Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng; Điều 10 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; Điều 11 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin…

người bị tình nghi phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ của mình và quốc gia đó không dẫn độ người này”. Các công ước còn lại cũng có những quy định tương tự như Điều 4 Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn công trình hàng hải; khoản 4 Điều 3 Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa; khoản 4 Điều 6 Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom…

Trong pháp luật quốc tế, từ lâu đã tồn tại nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị. Tuy nhiên, việc xác định tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử tại toà án và hoàn toàn phụ thuộc chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn. Vì vậy, nhiều quốc gia có thể vì lợi ích của mình viện lý do chính trị để không dẫn độ một tội phạm nào đó cho quốc gia khác. Để tránh xảy ra tình trạng này nhằm tăng cường hiệu quả trong đấu tranh chống khủng bố, các công ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố đều quy định các quốc gia không được viện lý do chính trị để từ chối dẫn độ tội phạm. Ví dụ, Điều 11 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định: “Vì mục đích dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý, không một tội phạm nào quy định tại Điều 2 bị coi là tội phạm chính trị hoặc tội phạm xuất phát từ các động cơ chính trị. Theo đó, yêu cầu về dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý đối với tội phạm như vậy không thể bị từ chối vì lý do tội phạm đó liên quan đến tội phạm chính trị hoặc tội phạm xuất phát từ động cơ chính trị”; Điều 6 Công ước về chống tài trợ khủng bố cũng có quy định tương tự: “Mỗi quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, kể cả việc ban hành pháp luật trong nước nếu thích hợp nhằm đảm bảo rằng dù trong hoàn cảnh nào các vi phạm thuộc phạm vi Công ước này đều không thể được biện minh vì những quan niệm có tính chất chính trị, triết học, hệ tư

tưởng, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo hay những tính chất tương tự khác”. Việc từ chối không dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý chỉ có thể xảy ra khi một quốc gia tin rằng việc dẫn độ hoặc tương trợ pháp lý đó có thể làm phương hại đến quyền cơ bản của con người dưới danh nghĩa chống khủng bố chứ không phải vì họ đã thực hiện tội phạm như đã phân tích ở nguyên tắc trước.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w