Xây dựng thời gian nghệ thuật mang những đặc trưng thi pháp cổ tích.

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN R.

3.2.2. Xây dựng thời gian nghệ thuật mang những đặc trưng thi pháp cổ tích.

Với cách xây dựng nghệ thuật này, thời gian gắn liền với chuỗi sự kiện và được tính bằng bản thân sự kiện, thời gian kể gần như trùng với thời gian sự kiện được kể. Truyện không có thì quá khứ, thì tương lai, tất cả chỉ là một hiện tại kéo dài, khi sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Nói chung, thời gian đó không ra ngoài phạm vi một hôm.

Trong nhiều truyện ngắn của R.Tagore, các cốt truyện, các chuỗi sự kiện được kể hầu như không có một niên đại nào cụ thể. Thời gian của các truyện chủ yếu được biểu hiện dưới những phương tiện mang tính trừu tượng hóa, cổ tích hóa. Thầy Masai là một ví dụ tiêu biểu. Thời gian kể ở đây gần như trùng với thời gian sự kiện được kể: “Hồi mới bắt đầu câu chuyện này có một vị khách xuất hiện ở nhà lão.Sau một thời gian dài vô vọng, bà Nanibala, vợ lão đã sinh cho lão một thằng con trai…Khi Venu lớn lên…Đúng lúc đó Haralan xuất hiện…Lần này…Bây giờ Venu đã mười m ột tuổi…Hôm ấy Venu dậy sớm hơn thường lệ…Hôm sau Haralan đang ngồi trên cái giường gỗ ở nhà trọ…Sau cuộc chia tay buồn bã với người bạn nhỏ…Một hôm ở sở làm về…Một đêm thứ sáu có một chiếc xe song mã đứng trước nhà Harala..”

Đọc truyện này, người đọc nhận thấy rằng, thời gian của truyện rất giống với thời gian trong truyện cổ tích. Mượn thời gian cổ tích để nói đến những vấn đề hiện tại, thời gian cố tích nhưng chủ đề tư tưởng đặt ra trong truyện lại không hề “cổ tích”. Thói hám tiền và bản tính keo kiệt của Babu Ada đã phá tan mọi ràng buộc tình cảm đối với những người thân của mình, ngay cả đứa con trai duy nhất là Venu. Không những thế, lòng tham của lão còn là nguyên nhân bi kịch của những người khác xung quanh lão, như Haralan là một ví dụ.

Của cải không quan trọng bằng tự do và cuộc sống, của cải cũng không quan trọng bằng tình yêu thương con người. Đó chính là thông điệp mà nhà văn muốn truyên đạt đến người đọc. Cũng tương tự như Thầy Masai, truyện ngắn Của phù vân cũng được đặt trong một thời gian không xác định, thời gian kể trùng với sự kiện được kể. Câu chuyện bắt đầu từ “ Sau khi cha chết,Baidiana yên vị sống trên lợi tức của khoảng công trái nhà nước anh được thừa kế…Một hôm, Baidiania đang ngồi môt mình…Đêm hôm đó,cả hai vợ chồng không ai ngủ được…Ngày hôm sau, vị tu sĩ biến mất…Từ đấy về sau, mỗi lần Baidiana nêu lên sự thật nào…Cuối cùng, một hôm xuất hiện một nhà chiêm tinh…Sau đó, Xundari bảo anh có một ngôi nhà chôn

của…Hai ngày trôi qua…Ngày hôm sau, Baidiana đi Benares…Đêm đến, Baidiana có cảm giác kì quái…Hôm sau, đến nửa đêm…Cuối cùng mất hết hy vọng…một lần nữa gói ghém hành trang…Đêm xuống cả hai vợ chồng không nói một lời…Sáng sớm hôm sau, người hầu giá không thấy ông chủ đâu nữa” và kết thúc cùng với hình ảnh Baidiana bỏ đi. Người đọc không thể xác định được câu chuyện xảy ra trong thời gian nào, ở đâu. Tác giả xây dựng một kiểu thời gian khiến người đọc cứ dõi theo hành trình của Baidiana và chỉ chợt bừng tình khi phát hiện sự ra đi của nhân vật này. Và đó chính là thành công của tác giả. Cách xây dựng thời gian một cách trừu tượng, không xác định làm cho độc giả chìm đắm trong thế giới cổ tích, thế giới tưởng tượng, mộng mơ của riêng mình song những gì mà R.Tagore gửi đến người đọc thì lúc nào cũng hiện thực và đầy ý nghĩa. Chính sự ham muốn của cải, sự tham lam của Xundari đã làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, tan vỡ tình yêu mà Badiana dành cho vợ. Con người nếu lúc nào cũng hám của, cũng tham lam thì cuối cùng sẽ chẳng còn lại gì.

Cũng thuộc môtíp đi tìm kho báu, truyện ngắn Gửi của được xây dựng theo kiểu thời gian như hai truyện ngắn đã được đề cập phía trên. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc cãi cọ của hai cha con lão Jaganat. Khi con trai lão bỏ đi, lão cũng không buồn lâu vì dù sao cũng bớt được một số khoản chi tiêu trong gia đình. Thế nhưng có một chỗ mềm yếu trong trái tim của lão chính là đứa cháu trai Gokun Chandra của lão. Và lão cứ buồn cho đến khi gặp được một đứa trẻ tên là Nitai Pan. Thời gian trong truyện được tác giả miêu tả bằng những từ, ngữ như ngay giữa trưa, một buổi chiều, ngay lúc ấy, một hôm, đến trưa, đêm đã khuya, đến nửa đêm, mặt trời đã chiếu sáng chân trời phía đông….và các sự kiện trong truyện cũng đi theo khoảng thời gian ấy, trùng với thời gian của người kể chuyện. Khi người kể chuyện dừng lại cũng là lúc câu chuyện kết thúc. Đọc truyện ngắn này, người đọc có cảm giác mình đang bước vào một thế giới cổ tích với những điều hết sức kì lạ, những điều không thể xảy ra trong đời sống hiện thực. Sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa lão Jaganat với cậu bé Nitai Pan giống như một định mệnh và cách đối xử của lão với cậu bé cũng thật kì lạ. Nhưng đến gần cuối truyện, người đọc cảm giác vỡ òa, đau đớn khi biết sự thật. Lão Janganat gần như chôn sống câu bé nhằm biến cậu thành thần giữ của cho mình. Huyền thoại về thần giữ của đã ăn sâu vào trong đầu óc lão, thói tham lam ích kỉ của lão đã biến lão thành một kẻ nhẫn tâm. Và chính những điều đó đã giết chết bản thân lão. Jaganat cuối cùng đã biết được một sự thật vô cùng phũ phàng, đứa bé đó chính là đứa cháu Gokun Chandra mà lão hằng yêu thương và mong nhớ.

Chính điều này đã ám ảnh lão, lão ngã vật xuống giường và biến đi vào cái xứ sở không sợ bị ai tìm thấy bao giờ trong trò chơi ú tim vĩnh cửu của thế gian.

Bằng cách xây dựng thời gian huyền thoại cùng với những yếu tố hoang đường, truyện ngắn của R.Tagore giúp cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh bay xa. Nó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, giúp cho độc giả có một cách nhìn “thực” hơn, phù hợp hơn về quan hệ con người, về cuộc sống vốn rất kỳ lạ và đầy biến hoá, bí ẩn.

Sử dụng huyền thoại, kết hợp siêu thực với hiện thưc không còn là thủ pháp biểu hiện nghệ thuật thuần túy mà thực sự đã trở thành một dấu ấn phong cách, một cá tính sáng tạo của một tài năng siêu việt. Chính vì thế mà qua bào thăng trầm, truyện ngắn của R.Tagore vẫn dồi dào sức sống, hùng vĩ như dãy Hy mã lạp sơn, cuồn cuộn như nước sông Hằng và rực rỡ như bông hoa Patala nơi rừng đại ngàn Ấn Độ.

KẾT LUẬN

1. Việc vận dụng yếu tố huyền thoại trong sáng tác đã được nhiều nhà văn phương Đông và phương Tây sử dụng, nhưng ở mỗi tài năng, mỗi cá tính sáng tạo, mỗi môi trường văn hóa, điều đó sẽ mang đến một hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Qua truyện ngắn của mình, R.Tagore đã chứng tỏ ông là một tài năng bậc thầy trong việc vận dụng yếu tố huyền thoại trong từng sáng tác của mình, và ông còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như thơ, kịch, tiểu thuyết. Hiện thực pha lẫn huyền thoại đã tạo cho tác phẩm một màu sắc mĩ lệ, hư ảo- cái hư ảo đậm chất phương Đông và đượm màu tâm linh Ấn Độ. Tất cả đã làm nên một vẻ đẹp riêng R.tagore không lẫn lộn được.

2. Với truyện ngắn của R.Tagore, huyền thoại đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình bằng cách vẫn không thôi đồng vọng vào các sáng tác văn học hiện đại qua các hình ảnh và mô típ mang tính cổ mẫu, làm sống lại các huyền thoại dân tộc. Sử dụng huyền thoại để xây dựng nên một thế giới nhân vật đa dạng là một dấu ấn độc đáo trong truyện ngắn của R.Tagore. Đó là những người phụ nữ tỏa sáng với “thiên tính nữ”, “tính mẫu”; mô típ trẻ mồ côi, bất hạnh hay tu sĩ trong tôn giáo Ấn Độ ...Thông qua thế giới nhân vật huyền thoại, R.Tagore đã cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh; mở rộng đón nhận những tâm tư tình cảm, những sự việc của cuộc đời với tất cả tấm lòng yêu thương sâu sắc đối với con người; bày tỏ niềm tin của ông vào con người “tôi có một lòng tin mạnh mẽ vào con người, lòng tin đó cũng như mặt trời, chỉ có thể bị mây che chứ không bao giờ bị tắt” (17.312)

3. Ở phương diện không- thời gian nghệ thuật, ngoài việc sử dụng mô típ không gian, thời gian thần thoại, cổ tích; không gian tôn giáo thì R. Tagore đã sử dụng giấc mơnhư một phương tiện để mở rộng không gian sống cho nhân vật. Nhờ đó mà truyện ngắn của ông có sức ám gợi, mê hoặc người đọc.Tìm về truyền thống, phát huy bản sắc dân tộc để đi đến hiện đại là một lối đi riêng độc đáo của R.Tagore. Truyền thống luôn hàm chứa một nội lực cách tân mạnh mẽ. Sự giàu có, phong phú của truyền thống văn học, văn hóa dân gian và triết học -tôn giáo Ấn Độ cộng với tài năng xuất chúng của R.tagore đã đưa ông lên vị trí mà cả thế giới phải tôn vinh, ngưỡng mộ.

4. Không chỉ với truyện ngắn, R.Tagore mới chứng tỏ khả năng bậc thầy trong việc vận dụng huyền thoại hóa trong văn học mà nó còn mở rộng sang các thể loại khác như tiểu thuyết, kịch,

thơ. Chính vì vậy, luận văn chỉ là bước tiếp cận sơ khởi về về truyện ngắn của R. Tagore dưới sắc màu huyền thoại. Và cũng vì ở giai đoạn tìm hiểu ban đầu nên luận văn khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành để những công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ trở nên toàn diện hơn.

TÀI LIU THAM KHẢOTIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)