.2 Phương thức kể chuyện gần với ngụ ngôn với những kết thúc truyện độc đáo:

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 28 - 32)

truyện ngắn

1.3 .2 Phương thức kể chuyện gần với ngụ ngôn với những kết thúc truyện độc đáo:

đáo:

Trong nền văn xuôi Ấn Độ, Tagore là một nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Sự khéo léo ở việc khai thác đề tài, ở phương thức kể chuyện gần với ngụ ngôn khiến truyện ngắn của Tagore vươn lên tầm cao mới với tinh thần nhân văn cao cả, với tầm vĩ đại hồn nhiên và sự trầm lặng cổ điển.

Ở Ấn Độ cổ đại, truyện ngụ ngôn quả đã nảy nở rất mạnh và trở thành một thể văn riêng. Có thể thấy rằng truyện ngụ ngôn là những sáng tạo rất “trí thức”, rất bác học và lại rất gần gũi với quần chúng nhân dân. Với hình thức kể chuyện sinh động, ngụ ngôn đem đến cho người đọc những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chính vì thế mà ngụ ngôn không sa vào văn chương tư biện mà trở thành những câu chuyện lí thú, có tính mĩ học cao. Nó đến với rộng rãi quần chúng và trở thành một phương tiện truyền đạt những triết lí nhân sinh. Đặc điểm này của ngụ ngôn lại đặc biệt phù hợp với đặc điểm văn hóa Ấn, là nơi mà những triết lí nhân sinh trừu tượng và tư biện nhất lại mang dáng dấp cụ thể của cuộc đời. Hơn nữa, đặc điểm của thể truyện ngụ ngôn là tính ngụ ý, tính ẩn dụ, tính biểu tượng rất cao.

Kế thừa và vận dụng một cách linh hoạt những đặc điểm của thể loại ngụ ngôn truyền thống, Tagore đã đem đến truyện ngắn của mình những nét riêng biệt và độc đáo nhất định. Ẩn sau mỗi câu chuyện là một bài học về con người, về cuộc đời, là những trăn trở của nhà văn

trước những số phận con người trong xã hội bất công. Mỗi truyện ngắn của ông đề cập đến một câu chuyện cụ thể nhưng cũng rất trừu tượng bởi nó chứađựng những bài học hay những triết lí nhân sinh mang tính khái quát và tầm cao tư tưởng. Ví dụ như truyện ngắn “Con ngựa”. Câu chuyện về một con ngựa do Ngọc Hoàng tạo ra và sau đó bị Người khuất phục không đơn giản là một câu chuyện cổ tích với những nhân vật người, ngựa. Thật ra, Tagore muốn dùng lối biểu tượng kín đáo để châm biếm bọn thống trị đã đè đầu cưỡi cổ nhân dân và ông rất đau xót với cái kiếp “làm ngựa” tủi nhục của nhân dân Ấn Độ. Chỉ đơn giản là câu chuyện nói về con ngựa nhưng qua đó để nói đến vần đề thời đại. Phương thức kể chuyện với nhiều ẩn dụ, biểu trưng, mang đâm dấu ấn của ngụ ngôn chính là một nét phong cách trong truyện ngắn của ông. Cách kết thúc truyện của Tagore cũng để lại nhiều ấn tượng với độc giả.Vẫn là kết thúc có hậu nhưng qua đó người đọc vẫn phải suy ngẫm để luận ra những triết lí của ông về con người và hạnh phúc. Rồi kết thúc mở để lại cho người đọc những nghĩ suy về con đường tìm đến với niềm vui, sự an lạc; con đường tìm đến tự do và hạnh phúc. Truyện ngắn của Tagore không hề bi lụy. Ngay cả khi miêu tả cái chết, người đọc vẫn cảm nhận đó như là sự giải thoát chứ không cảm thấy hãi hùng, ghê sợ. Ngòi bút hiện thực hòa với chất lãng mạn vốn có của Tagore đã làm nên những trang viết trữ tình, ngọt ngào và mang hơi thở của thời đại.

1.3.3 Những liên tưởng nghệ thuật trong truyện ngắn R.Tagore

Văn hóa Ấn Độ là văn hóa của những biểu tượng, mà biểu tượng tự nó là một thứ ngôn ngữ và hình ảnh mang tính ngụ ý và ẩn dụ. Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi phần lớn những truyện ngắn của Tagore đều có những hình ảnh biểu tượng và điều đó đã tạo nên những liên tưởng nghệ thuật khá phong phú.

Trong truyện ngắn của mình, R.Tagore đã sử dụng lối biểu tượng để biểu đạt tư tưởng và những vấn đề mà tác giả muốn đề cập chứ không sử dụng cách miêu tả trực tiếp. Đây cũng là điều dễ hiểu. Nhiều nhà văn Ấn Độ đương thời, trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, đều muốn khai thác và lợi dụng những cái cũ phong phú của đất nước mình để nói lên cái mới. Chế độ kiểm duyệt gắt gao của thực dân Anh khiến cho các nhà văn phải dựa vào lịch sử, vào thần thoại, vào cổ tích để phê phán cái hiện thời. Tagore cũng không ngoại lệ. Ông đã lên án, phê phán xã hội thực dân phong kiến thông qua lối biểu tượng kín đáo và chính những biểu tượng này gợi cho người đọc những liên tưởng nghệ thuật để từ đó người đọc có thể nhận ra điều mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm.

Một trong những biểu tượng nghệ thuật hàm chứa giá trị tố cáo sâu sắc được nhà văn xây dựng là “dàn hỏa thiêu” trong truyện ngắn cùng tên. “Dàn hỏa thiêu” là một vật có hình hài, hình thức vật chất cụ thể, với công dụng khủng khiếp là cướp đi hoài bão, tình yêu và cả mạng sống của những người phụ nữ đang ở tuổi thanh xuân. Tagore đã sử dụng “dàn hỏa thiêu” như một biểu tượng tượng trưng cho những quy định nghiệt ngã của đẳng cấp ở Ấn Độ kìm hãm và áp bức người phụ nữ, không cho họ một con đường sống hay một cơ hội làm con người đúng nghĩa. Thật chua chát làm sao khi các tu sĩ đặt ra điều cấm kị “không được sát sinh” cho dù đó là một con kiến bé nhỏ nhưng lại đành lòng buộc người ta nên thiêu sống một góa phụ. Hủ tục góa phụ bị hỏa thiêu theo chồng (Sati) sau này đã bị bãi bỏ (năm 1829) dưới sức ép của các phong trào do Raija Rammohanm Roy phát động song nó đã trở thành b ằng chứng sống động nhất cho tội ác của lễ giáo phong kiến.

Trong truyện ngắn của Tagore, hình ảnh chiếc Xari xuất hiện với tần số khá nhiều . Những chiếc xari với nhiều màu sắc khác nhau đã giúp cho người phụ nữ trở nên duyên dáng hơn trong con mắt nam giới: Giribala với chiếc “xari kẻ sọc”, Arunlêkha “diện chiếc xari hồng và đeo nữ trang lấp lánh”, cô gái trong Bộ xương lại mặc “xari màu hoàng yến”, Mahamaya với “tấm xari bằng lụa đỏ”, Xurêtơra thì đặc biệt thích những chiếc “xari trắng viền đen”…Chúng trở thành biểu tượng của vẻ đẹp dịu dàng, e ấp và đầy nữ tính của người phụ nữ Ấn Độ. Trước khi trở thành cô dâu, Mrinmayi tinh nghịch như con trai. Cô thường xuất hiện như một cơn lốc nhỏ, đem bao rắc rối đến cho Apơcbô. Đến khi Apơcbô đi Canculta, anh đòi cô thưởng công một nụ hôn. Tuy nụ hôn còn dang dở bởi Mrinmayi cứ “chìa mặt ra để hôn nhưng rồi lại bật cười”, nhưng ngay sau đó hình ảnh cô gái “dấu mặt sau vạt xari” đã báo hiệu “bản năng phụ nữ hiền dịu, sâu sắc, rộng lớn” đã bắt đầu thâm nhập vào thể xác và tâm hồn cô. Trong Đá đói, “chiếc mạng mỏng tang từ rìa mũ rủ xuống mặt” đã khiến hình ảnh cô gái Batư đẹp một cách huyền bí, kỳ ảo, gợi bao khao khát.

Chiếc Xari, bên cạnh là biểu tượng của vẻ đẹp của người phụ nữ Ấn Độ thì nó còn là biểu tượng của sự xa cách, chia cắt giữa người với người.Mahayana với tấm Xari lúc nào cũng che kín nửa mặt đã tạo nên sự cách biệt đối với Rajib khiến cho tình yêu của hai người không bao giờ trọn vẹn. Những chiếc Xari ấy còn đáng sợ hơn cái chết bởi nó gây ra sự chia cắt tuyệt đối, vĩnh viễn của lứa đôi ngay khi tim họ vẫn đang rộn ràng những nhịp đập thanh xuân: “Anh đã mất đi rồi cô gái Mahamaya quen thuộc và trong khi ấy, người đàn bà trùm

khăn kín mít, lúc nào cũng ngồi lặng lẽ bên cạnh, không để cho anh đưa vào cuộc sống của mình những kỷ niệm êm đềm anh còn giữ được về nàng hồi nhỏ”.

Và trong thời đại Tagore sống, Hiền sĩ Nataram chính là biểu tượng của lòng yêu thương nhân dân khổ cực, là tinh thần cương trực và đạo đức chân chính chống lại cường quyền và cuộc sống xa hoa của bọn thống trị. Hoàng tử trong thực tế là người thanh niên đi tìm lý tưởng giải phóng cho đất nước với tinh thần tận tụy và không ngại gian khổ…Mái chèo trong

Truyện vĩ đại là quần chúng cần lao bị áp bức sẽ vùng dậy đạp đổ bọn thống trị và tự tay chèo con thuyền Tổ quốc vượt qua sóng gió cập bến hạnh phúc…

Việc sử dụng biểu tượng như là một phương thức biểu đạt những tầng nghĩa ẩn sau mỗi câu chữ đểqua đó gợi nên những liên tưởng nghệ thuật đã được Tagore vận dụng triệt để và khá thành công trong truyện ngắn của mình. Từ cách chọn lựa đề tài đến phương thức kể chuyện gần với ngụ ngôn cùng với những liên tưởng nghệ thuật độc đáo đã đưa truyện ngắn củaTagore đến gần hơn với bạn đọc và qua đó, người đọc thấy được bản lĩnh và khă năng sáng tạo nghệ thuật của Tagore.

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)