Nhân vật tu sĩ:

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN

2.2.2.3Nhân vật tu sĩ:

Hình ảnh các vị tu sĩ trong tôn giáo Ấn Độ là biểu tượng về một đời sống khổ hạnh, hành xác được lí giải từ cả hai yếu tố tôn giáo và cuộc sống. Với tôn giáo Ấn Độ, tu sĩ là tầng lớp người có đời sống đặc biệt. Họ chối bỏ hiện thực tràn đầy niềm vui, tình yêu tìm về cõi hư vô. Họ tự hành xác để mong được lên thiên đàng. Họ muốn đạt tói chân lí bằng cách lấy khổ đau làm phương tiện. Vị khất sư trong Những bậc bến tắm bên sông được lấy từ nguyên mẫu hình ảnh tu sĩ trong tôn giáo Ấn Độ. Vị khất sư không dám thừa nhận tình cảm của mình. Khi trái tim chao đảo, khất sư lấy tấm bình phong tôn giáo ra để che chắn “Tôi là một khất sư. Tôi không thuộc về thế gian này. Cô hãy quên tôi đi”( 48.266). Hành động bỏ đi của khất sư thực chất là hành động trốn chạy tình yêu. Cuộc đời khất sư có thể lặp lại bi kịch của thầy thu khổ hạnh (vở kịch Xaniaxi, Đắc đạo), những nhà tu hành ép xác, khi mất đi tình yêu rồi mới nhận ra giá trị đích thực của nó- tình yêu là cõi Niết bàn nơi trần thế.

Mục đích cuối cùng của triết học Ấn là đạt đến sự giải thoát (moksha). Giải thoát là mục tiêu cơ bản thứ tư- giai đoạn kết thúc viên mãn của một đời người; là tư tưởng đặc thù của tâm hồn Ấn Độ mộ đạo; là khát vọng lớn lao của con người muốn được hòa nhập làm một với vũ trụ. Giáo lí này, khi được diễn tả trong văn học cổ, đã bộc lộ một cách tự nhiên như vốn có (ngoài ý thức tôn giáo) sự giằng xé, chao đảo giữa Kama với Moksha. Mặt khác, từ bản chất sâu xa của quan niệm, chúng ta ý thức được rằng: Moksha, phải chăng chính là sự hủy diệt toàn bộ

thân phận Người của Con Người trong cuộc sống hiện hữu? Sự giải thoát, thiên đường, niết bàn thực chất là sự phủ nhận hiện thực, hướng con người tới cõi hư vô ảo ảnh.

Trong mối tương quan giữa con người với vũ trụ, R.Tagore đề cao con người, tôn thờ con người, xem đó là hiện thân của Thượng đế. Theo Tagore, Thượng đế trước hết là con người, là cuộc sống, là tình yêu. Thông qua truyện ngắn Đắc đạo, nhà văn gửi thông điệp “trả lại rừng núi cho tuổi trẻ và tình yêu cho kẻ tu hành”.

Truyện ngắn Đắc đạo gợi cho người đọc liên tưởng đến câu chuyện thú vị về thần Shiva trong thần thoại Ấn Độ. Shiva là vị thần theo chủ nghĩa khổ hạnh, không chịu lấy vợ. Khi thần Kama bắn mũi tên vào trái tim của Shiva thì ngọn lửa tình trong Shiva bùng cháy. Sau nhiều lần chạy trốn tình yêu, Shiva đã lấy Pavarti làm vợ. Đắc đạo là câu chuyện kể về người đạo sĩ tu hành khổ hạnh mong muốn giành quyền sống vĩnh hằng cho loài người, để con người hòa hợp được với Thượng đế. Hoa quả, nước uống cô gái hái củi dâng cho ngài, ngài đều từ chối. Cô gái hái củi buồn bã bỏ đi. Khi quá trình khổ luyện hoàn thành, Ngọc hoàng hiện ra, cho phép ngài nhập cõi Niết bàn nhưng ngài nói rằng ngài chỉ cần cô gái hái củi. Như chúng ta đã biết, trái với chủ nghĩa Phóng túng hưởng lạc là trường phái Khổ hạnh ép xác. Phái này rất thịnh hành tại Ấn Độ và cũng được nhiều người sùng kính. Trước khi đức Phật thành đạo, Ngài cũng trải qua đời sống kham khổ sáu năm tại rừng tu khổ hạnh. Sau đó, Ngài nhận ra rằng, nếu tiếp tục đời sống như vầy thì không thể nào chứng được đạo quả giác ngộ, nên Ngài từ bỏ đời sống khổ hạnh. Nhưng lối tu khổ hạnh tại Ấn Độ cũng có muôn hình muôn sắc, như lao mình vào đá, đốt mũi, đi trên lửa, nhổ tóc, đi theo kiểu bò, đi theo kiểu chó... cho đến những phương pháp tu như khoả thân nằm trên giường đinh, nằm trên gai góc. Đối với pháp tu khổ hạnh này, trên là vì cầu đạo, dưới là cầu lợi dưỡng. Phật giáo bài xích đời sống hưởng lạc nhưng đồng thời cũng loại trừ lối tu khổ hạnh vô ích, vì áo quần mặc để che thân, cơm nước là phương tiện để nuôi dưỡng thân mạng, nhờ vậy hành giả mới điều hòa được thân tứ đại, tu hạnh an lạc, khiến tâm được khinh an, dễ tu Thiền định, dễ chứng chân lý. Tu theo hạnh An lạc này cũng chính là tu hành theo con đường Trung đạo mà thuyết minh cụ thể là Bát chính đạo.

Đắc đạo khai thác đề tài quen thuộc trong văn học Ấn: sự đấu tranh giữa tình yêu và tôn giáo. Truyện ngắn mang đến cho người đọc tình yêu và sự gắn bó với cuộc sống thực tại. Tình yêu của cô gái hái củi dành cho tu sĩ có sự hy sinh, tận tụy, có lòng khoan dung, độ lượng,

có cả lòng can đảm. Cô sẵn sàng đến với tu sĩ giữa buổi trưa hè nắng gắt để che bóng cho ngài, khi trời đêm không trăng sao để canh cho ngài ngủ. Bất kể sự hy sinh ấy, đạo sĩ thờ ơ, không hề hay biết vì tâm trí ngài không ở hiện tại, ngài đang tìm cuộc sống vô hạn, hạnh phúc, làm cho loài người bất tử. Đạo sĩ mải mê đi tìm nơi vĩnh hằng mà không biết rằng hễ ai ham sống, yêu đời, dù chỉ là vô tình thôi, cũng có thể trở thành bất diệt. Ở nhân vật đạo sĩ, chúng ta bắt gặp hình ảnh của thần Shiva trong thần thoại Ấn Độ. Tách rời đời sống thế giới và đời sống tâm linh, cùng với sự từ bỏ tư kỉ, đạo sĩ từ bỏ luôn cuộc sống. Cô gái hái củi dám vượt qua tôn giáo, đến với tình yêu, đơn giản vì cô yêu cuộc sống “đời sống quí gia vô ngần, chỉ vì đời sống có hạn”. Chân lí của cô giá đúc kết gần gũi và giản dị, nhưng để đến gần với chân lí ấy, nhiều người đã trải nghiệm bằng cả cuộc đời. Trong thực tế và trong văn học dân gian Ấn, người đàn bà và tình yêu luôn luôn đánh bật tất cả thái độ yếm thế, lánh đời, chủ trương độc thân, khắc kỉ của chủ nghĩa khổ hạnh. Sức mạnh của tình yêu làm hồi sinh tâm hồn cao người. Sau bao nhiêu tháng ngày hành xác khổ hạnh , đạo sĩ nhận ra rằng “ Tôi không cần Niết bàn nữa…Tôi cầu cô gái hái củi” (48.302). Cõi Niết bàn được đặt trong thế đối lập với cô gái hái củi. Cõi Niết bàn là hư vô, tượng trưng cho tôn giáo; cô gái hái củi là thực tại, hiện thân của tình yêu. Ở đây, R.Tagore đã dùng chính biểu tượng của tôn giáo để chống lại tôn giáo, cụ thể là tuyên chiến với chủ nghĩa khổ hạnh.Tấm gương chân tu thành kính của ẩn sĩ đã được “vị chúa tể của những người bất tử” cùng cô gái hái củi chững thực. Nhưng thật bất ngờ, phần thưởng cao quý cho cuộc hành xác khắc nghiệt kia, giấc mơ Thiên đường ấy lại chính là tấm lòng của cô gái hái củi. Con người thật sự ở ngay trong bản thân tu sĩ trỗi dậy và đập tan con người giả dối của tu sĩ. R.Tagore đã cho cuộc đời và tình yêu chiến thắng mọi lý thuyết viễn vông, giả dối về Hư vô, Thượng đế, Chân lý của tu sĩ Balamon.

Câu chuyện thấm đẫm tư tưởng và ý vị nhân sinh cao cả đó chính là câu chuyện của vũ nữ Mênaca trong thần thoại Ấn Độ đã dan díu với hiền sĩ nổi tiếng đắc đạo rồi sinh ra nàng Sơcuntơla- là nhân vật bất hủ của nhà thơ Kalidasa thời cổ. R.Tagore đã đem huyền thoại tình yêu ấy vào trong tác phẩm của mình và thông qua sự bày tỏ những quan niệm của các nhân vật về cuộc sống, ông muốn khẳng định những giá trị trần thế, phủ nhận cõi hư vô, hướng tâm trí của người

Trong truyện ngắn Hiền sĩ Naratam, khi hàng triệu thần dân vì nhà cửa bị tiêu hủy phải đến trước bệ rồng xin cứu độ một cách tuyệt vọng, nhà vua đã bỏ ra hai mươi triệu tiền vàng

xây đền thờ Thượng đế. Nhà vua không biết rằng chính những người đến cầu xin tế độ kia mới chính là Thượng đế. Lời giáo huấn của hiền sĩ đã nêu bật quan điểm về tôn giáo của R.Tagore. Thượng đế không ngự trong đền đài, thánh điện, miếu thất mà “Người đặt chân nơi sâu thẳm tình yêu và gắn bó với những người nghèo khổ nhất, thấp hèn nhất và bị hắt hủi nhất” (8.29). Như vậy, thông qua nhân vật hiền sĩ Nataram, R.Tagore đã xây dựng một tôn giáo mới mà ở đó Đấng tối cao được thờ phụng là con người. Câu chuyện như một lời đối thoại với tôn giáo truyền thống Ấn Độ: “Vương quốc của Thiên đường ở trên mặt đất này đây, nơi nào mà ta thực- tại- hóa những tương thân tương ái với đồng loại, nơi không còn nghi lụy và ngộ nhận thì ở đó có vương quốc Thiên đường, trong tâm hồn hữu nghị và tình yêu” (8.45)

Đắc đạoHiền sĩ Nataram là tác phẩm mang tính hiện thực nhưng lại khoác chiếc áo huyền ảo. Chính chiếc áo huyền ảo ấy giúp hiện thực trong truyện ngắn Tagore không giống bức ảnh chụp nhanh, bắt rễ từ mảnh đất màu mỡ của cuộc sống nhưng không phải là sự thật trần trụi. Hiện thực chính là thế giới khách quan được nhà văn cảm nhận, đi vào trong tâm tưởng và chuyển hóa sang dạng hiện thực khác: hiện thực tinh thần. Chất trí tuệ sâu xa hòa hợp với chất lãng mạn bay bổng được chung đúc từ cái trầm ngâm, sâu sắc, trừu tượng của Ấn Độ tạo nên R.Tagore- con người đạt tới sự hiền minh, con người của hôm nay.

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 57 - 61)