Đẩy lùi thời gian về quá khứ:

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 3: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN R.

3.2.1Đẩy lùi thời gian về quá khứ:

Đó là sự đúc rút những sự việc có thật của cuộc sống con người hiện tại, những vấn đề nóng hổi của đất nước, của dân tộc rồi hư cấu chúng bằng cách đẩy lùi về một thế giới xa xưa mang màu sắc truyền thuyết cổ tích. Thủ pháp này đã có tác dụng tạo dựng một khoảng cách

cần thiêt giữa người đọc với thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tạo cho họ có điều kiện để chiêm nghiệm, để nhìn nhận một cách sâu sắc hơn tư tưởng chủ đề mà R.Tagore muốn truyền tải.

Trong truyện ngắn Bolai của mình, R.Tagore đã xây dựng hình ảnh một nhân vật tên Bolai với tấm lòng từ bi như Đức Phật. Cậu không hề hiếu động như những đứa trẻ cùng tuổi mà thường đứng hằng giờ liền chỉ để nhìn ngắm cây cối và thường rất đau lòng khi bạn bè của mình nhổ một cái cây, chặt một cây mía hay vô tình ngắt một bông hoa. Câu bé Bolai thiếu tình thương của mẹ ấy yêu thương mọi sinh vật trên cõi đời này bởi với cậu, mọi sinh vật trên đời đều có sự sống. Chính tấm lòng yêu thương bao la ấy mà cậu trở nên biệt lập với mọi người xung quanh. Thậm chí dì của Bolai còn nghĩ đầu óc cậu có vấn đề. Bất cứ xã hội nào cũng cần có tình yêu thương và một người có tấm lòng như Bolai lại trở thành một kẻ lạc lõng và cô đơn. Cậu phải tự mình gánh chịu nỗi cô đơn và lạc lõng ấy để tạo cho mình một tư thế khả dĩ đối mặt với đời. Và khi xây dựng nhân vật này, R.Taogre đã đặt nhân vật của mình vào một thế giới cách đây hằng triệu năm, khi mà trên mặt đất chỉ có bùn, đất và nước, các loài cây cũng có khả năng trò chuyện với con người “This boy's real age was the age, those millions of years ago, when, from the womb of the ocean and the newborn layers of mud, the earth's would-be forests rose and first cried out; that day there were no animals, no birds, no babble of life;--on all four sides only rock and silt and water. The trees, leading all other creatures on the path of time, raised their hands to the sun and said, "I shall stay, I shall survive, I am the eternal pathfinder; after death and amidst death, endlessly, I continue my pilgrimage of growth, my journey in sun and cloud, through night and day."" Even today that murmur of the trees rises in every forest, on every hill and grassland; and from their branches and leaves, the life-breath of the earth speaks out, again and again: "I will stay, I will stay." These trees, the mute foster-mothers of earth's life, have through endless eons milked the heavens to gather into the earth's nectar-cups the radiance, the essence, the grace and power of life itself; and endlessly they raise their eager heads high: "I will stay. " And in some way Bolai had heard that call of the earth-being, heard it in his blood”.

Và cho dù ở thời đại nào thì tình yêu thương con người, yêu thương cuộc sống vẫn là sức mạnh, là động lực để con người sống tốt đẹp hơn. Nhân vật có thể không thực, thời gian có thể không thực do nhà văn căn cứ vào cảm quan của mình trước thực tại xã hội mà tưởng tượng

ra rồi đưa vào tác phẩm theo nguyên tắc huyền thoại hóa nhưng qua đó R.Tagore muốn khẳng định một điều: tình yêu thương chính là lẽ sống của con người trên trái đất này.

Có lẽ tình yêu thương chính là lí lẽ để sống và để chết của con người. Chiến thắng cũng là câu chuyện về tình yêu như thế. Đó là sự ca ngợi, nâng niu của ngòi bút R.Tagore đối với tình yêu của con người. Mãi mãi tình yêu sẽ luôn chiến thắng tất cả những cái gì là khuôn phép siêu hình và vô nghĩa. Thông điệp đó của tư tưởng R.Tagore luôn và sẽ mãi là vấn đề thời sự trong cuộc sống con người. Nhưng Tagore lại đặt nó vào trong một thời gian quá khứ mang tính phiếm chỉ.

Câu chuyện về tình yêu giữa thi sĩ Sêkha và hoàng hậu Ajita diễn ra trong hoàng cung triều vua Narayan nhưng người đọc không hề biết triều đại Narayan là triều đại tồn tại vào thời gian nào và nó ở đâu. Thời gian và không gian thấm đẫm tính truyền thuyết đó đã mang đến cho tác phẩm một màu thực ảo mĩ lệ. Vòng hoa mà thi sĩ Sêkha nhận được từ nữ hoàng trái tim mình trước khi vĩnh viễn đi vào cõi hư vô mãi mãi là vòng hoa chiến thắng của tình yêu.

Tương tự như truyện ngắn Chiến thắng, Ảo ảnh tan vỡ cũng đưa người đọc trở về thời xa xưa với câu chuyện về người con gái tiểu vương Goolam Kade Khan ở Badraon. Chính nhân vật “người kể chuyện” cũng không thể xác định rõ thời gian và địa điểm nơi người con gái của tiểu vương sinh sống. Chính bởi câu chuyện được bao bọc trong không gian huyền ảo và khoảng thời gian quá khứ không thể xác định đã tạo nên một một sắc màu huyền ảo, khiến người đọc cảm thấy mơ hồ, bâng khuâng về những tình tiết diễn biến trong câu chuyện. Dù thực hay ảo, dù quá khứ hay hiện tại thì câu chuyện đã cho chúng ta thấy rằng hành trình đi tìm tình yêu cũng lắm gian khổ, chông gai và có khi suốt cuộc đời con người vẫn không thể tìm được cho mình một hạnh phúc đích thực, một tình yêu trọn vẹn như mình hằng mong mỏi.

Không thể phủ nhận rằng Tagore là một cây bút viết về hiện thực xã hội rất xuất sắc. Những vấn đề xã hội được ông đưa vào trang viết một cách tự nhiên và có sức gợi rất cao. Bên cạnh việc xây dựng những truyện mang màu sắc huyền thoại bằng cách sử dụng những yếu tố huyền thoại trong văn học dân gian, tôn giáo thì có những truyện được nhà văn vận dụng thủ pháp huyền thoại hóa một cách tối đa, hư cấu nên những cốt truyện có tính chất ảo tưởng. Chính điều này đã khiến cho người đọc thấy khá rõ nét hiện thực cuộc sống cùng với tất cả ý nghĩa sâu

sắc của nó. Và qua đôi mắt tâm tư chúng ta dường như nhìn thấy trong niềm sảng khoái diệu kì “tòa lâu đài pha lê của chân lí” như R.Tagore đã từng nói.

Truyện ngắn “Đá đói” là một ví dụ cho hình thức “hoang tưởng” nhưng chứa chan hiện thực này. “Đá đói” chính là tiếng lòng của R.Tagore đối với một quá khứ đau thương trong lịch sử Ấn Độ. Mười lăm triệu người chết đói trong vòng hai mươi lăm năm (1875- 1900), là cái “lõi” hiện thực đau thương của truyện ngắn mang tính chất ảo tưởng này. Thời gian ở đây chính là thời gian hồi tưởng về quá khứ. Thủ pháp này cho phép người đọc từ hiện tại, quay về chứng kiến một quá khứ đau thương. Thế giới của những sự kiện ở “Đá đói” được miêu tả là thế giới khổ đau của những trinh nữ Ba Tư “hai trăm năm mươi năm về trước”. Người kể chuyện trong truyện ngắn đã có sự tiếp xúc với những con người của gần ba thế kỉ trước sống trong lâu dài cổ do vua Mamut Sa II xây dựng. Anh ta đã biết được nỗi đau đơn, bi kịch đến tận cùng của những trinh nữ Ba Tư thông qua những giấc mơ của mình. Mượn cái ảo để nói cái thực, mượn cái hôm qua để nói cái hôm nay, R. Tagore đã làm sống dậy các huyền thoại, mang đến cho nó một sức sống mới. Bao bọc trong lớp khói sương huyền thoại là một hiện thực phũ phàng nghiệt ngã. Đó là số phận bi thảm, lời khẩn cầu tự do hạnh phúc và khát vọng giải phóng của người phụ nữ Ấn Độ.

Với cách viết này, Truyện ngắn của R.Tagore vừa có sự hấp dẫn, lối cuốn vừa mở rộng được hiện thực phản ánh. Nó cho thấy được cái tầm của nhà văn đồng thời mang đến cho người đọc một cái nhìn đa diện về thế giới, về con người. Thông qua những chi tiết hoang đường, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc những bài học đạo lý thâm trầm, sâu sắc trong cuộc sống. Bởi huyền thoại không đơn thuần là hình thức chuyển tải các vấn đề đạo đức theo kiểu “phạt ác, thưởng thiện” mà nó còn là sự sợ hãi, trăn trở của con người về nhân tính, khát vọng tự do, dân chủ thấm đẫm tinh thần thời đại. Có những câu chuyện thuộc về quá khứ nhưng vẫn luôn được kể dưới điểm nhìn hiện tại. Đó là lúc điểm nhìn của tác giả hoà nhập với điểm nhìn nhân vật, cùng sống với giây phút biểu hiện của nhân vật. Có khi trong một truyện ngắn, có đến mấy giọng kể, từ nhiều phía. Thông qua yếu tố huyền thoại, từ điểm nhìn trần thuật, nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Tính chân thực, xác định của câu chuyện được đẩy lên một mức cao, gây cho người đọc cảm giác “giống như thật”.

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 69 - 73)