Yếu tố huyền thoại trong sáng tác của R.Tagore:

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 25 - 26)

R.Tagore chịu ảnh hưởng lớn của xu hướng huyền thoại trong văn học truyền thống Ấn Độ và văn học thế giới. Chất thơ, vẻ đẹp huyền ảo đôi chút hoang dại, những ngẫu nhiên huyền thoại trong tác phẩm Kalidasa, Tunxi Đat hay một thế giới nửa thực nửa hư, mờ ảo ẩn hiện của Dickens đã làm rung động và có sức ám ảnh nhà thơ trong những năm tháng tuổi thơ. Với ảnh hưởng này, R.Tagore cảm nhận, suy tư và mô tả thực tại theo cách riêng. “Chất hiện thực” ở R.Tagore không phải là bức ảnh sao chụp chính xác tự nhiên mà là một thực tại chứa đựng sức sống của sự vận động và niềm vui, một thực tại với liên hợp hình tượng kì ảo nhất được tạo nên từ óc tưởng tượng thiên bẩm đặc biệt ở R.Tagore.

Sử dụng yếu tố huyền thoại trong văn xuôi, nhà văn R.Tagore cho “ra mắt” một giấc mơ có thể nắm bắt và biến nó thành thực tại huyền diệu. Chẳng hạn như tiểu thuyết Đắm thuyền- một câu chuyện tình yêu hấp dẫn, éo le được thể hiện bằng bút pháp trữ tình tài ba. Chất trữ tình sâu lắng, vẻ đẹp mờ ảo tinh tế của cuộc sống hiện hữu bộc lộ từ nhân vật đến không gian, thời gian và các tình huống ngẫu nhiên huyền diệu.

Những truyện ngắn đặc sắc như Mây và mặt trời, Chiến thắng, Ảo ảnh tan vỡ là những nét nhấn cho sự hoàn thiện bút pháp. Từ tên truyện đến cấu trúc đã khắc họa một thực tại trần trụi, khắc nghiệt, bỏng rát (Mây và mặt trời); một ảo ảnh tình yêu đeo đuổi ám ảnh suốt cuộc đời (Ảo ảnh tình yêu) hay sự chiến thắng của chân lí tình yêu vĩnh cửu (Chiến thắng)…bằng bút pháp huyền ảo bậc thầy.

Sự vận dụng yếu tố huyền thoại không chỉ giới hạn trong thể loại văn xuôi mà còn mở rộng ở những thể loại khác như kịch, thơ. Vở kịch Sự trả thù của tự nhiên ( sau đổi tên thành Thầy tu khổ hạnh) là một ví dụ tiêu biểu. Vở kịch này nói về tấn bi kịch của một tu sĩ, muốn sống cách biệt với thế giới, muốn rời bỏ tất cả để đi tìm chân lí trong cõi hư vô nhưng rốt cuộc lại mắc kẹt trong tình yêu, hối hận về tình yêu rồi kiên quyết trở về với cuộc đời. Với vở kịch này, R.Tagore đã tuyên chiến thật khéo với “ maya - ảo mộng” và chủ nghĩa khổ hạnh của tôn

giáo, đưa con người về với thực tại để cảm nhận rằng thiên đường, chốn giải thoát là nơi có người thân yêu của ta, là nơi ta được sống với những điều trái tim mách bảo. Cái nhìn duy mĩ đã giúp R.Tagore giải phóng các motip huyền thoại trong Kinh thánh và thần thoại cổ tích; đưa chúng vượt qua những giới hạn của tín ngưỡng, tái tạo chúng trên một bình diện lớn, đánh thức khát vọng yêu đương của bản ngã, tâm linh; hướng con người tới chân lí tình yêu thương vĩnh cửu.

Thơ trữ tình là “vương quốc của chủ quan” (Bielinski). Với đặc trưng đó, nó ít có khả năng dung nạp những tìm tòi, sáng tạo trong việc biểu hiện bằng những cốt truyện huyền thoại. Với R.Tagore thì khác, sự giao thoa thể loại đã trở thành một đặc trưng của sự sáng tạo. Thơ ông đầy cốt truyện đậm chất trữ tình. R.Tagore đã tìm về với quá khứ huyền thoại để tạo cho thơ một màu sắc độc đáo. Xuyên suốt thơ R.Tagore thấm đẫm tinh thần nhân đạo, cảm xúc thẩm mĩ tinh tế và dạt dào phong vị dân gian trữ tình của những dân ca truyền thuyết. Sự đấu tranh giữa Đạo và Đời, Tình yêu và Tôn giáo; những xung đột giữa khổ hạnh và luyến ái…trong thần thoại Kama kì thú đã tạo nên nhiều âm hưởng trong thơ R.Tagore.

1.3 Bản lĩnh và khả năng sáng tạo nghệ thuật của R.Tagore ở thể loại

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)