Hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 34 - 51)

CHƯƠNG 2: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN

2.2.2.1 Hình tượng người phụ nữ

Xuyên suốt cuộc hành trình thâm nhập vào thế giới biểu tượng trong truyện ngắn của R.Tagore, chúng tôi nhận thấy tỏa bóng lên tất cả các nhân vật, sự kiện, hiện tượng trong tác phẩm là tầm ảnh hưởng không thể phủ nhận của người phụ nữ. Họ không chỉ xuất hiện với vai trò người vợ, người mẹ, người con mà họ gần như làm chủ mạch truyện trong các truyện ngắn, góp phần đáng kể tạo nên không khí huyền thoại và làm cho “thiên tính nữ” tỏa sáng trong truyện ngắn.

Huyền thoại kể rằng từ ngàn xưa, khi trời đất vừa bị chia tách, lúc bấy giờ loài người chưa xuất hiện, chỉ có các vị thần tiên cai quản ba cõi nhân gian. Khi ấy, bên cạnh các vị nam

thần đầy quyền lực thì còn có các nữ thần với tầm ảnh hưởng không kém phần quan trọng. Cho đến khi xảy ra sự kiện Prometheus tạo ra loài người, thế giới mới có sự phân định rạch ròi giữa tính Nam và tính Nữ như là sự cân bằng Âm- Dương theo triết lí phương Đông. Trong mọi biến cố của cuộc sống, từ những sự kiện vĩ đại như công cuộc sáng thế đưa vạn vật thoát khỏ tình trạng hỗn mang đến những việc nhỏ nhặt của đời sống thường nhật, ta vẫn thấy sự hiện diện của phụ nữ như một phần tất yếu. Có lẽ từ huyền thoại, hình ảnh của họ đã ngời sáng như một biểu tượng với tất cả niềm tôn kính thiêng liêng. Ở đây, chúng tôi sẽ đi khai thác những nhân vật “tính nữ” trong truyện ngắn của R.Tagore

Nhân vật “góa phụ” trong các truyện ngắn được nhà văn xây dựng như biểu tượng của cuộc sống đầy bi kịch

Trong huyền thoại, hình ảnh các vị Nữ thần không chỉ là hiện thân của quyền lực và sự hoan lạc mà còn gắn liền với những gì không trọn vẹn, mất mát, đau thương. Thần thoại ghi nhận công lao của họ trong cuộc sáng thế nhưng không phải vì vậy mà người phụ nữ lúc nào cũng được đề cao, thậm chí nhiều khi không được hưởng ưu ái, phải chấp nhận thiệt thòi. Chẳng thế mà khi Eva, người đàn bà đầu tiên của thế gian- sau khi ăn quả cấm đã bị Thượng đế giáng hình phạt nặng hơn Adam dù vị này cũng có hành động tương tự. Ở Ấn Độ thời cổ đại, người phụ nữ bị xem như một tai họa “những con sông và những người đàn bà đều có một sức mạnh giống nhau. Bờ sông và gia đình cũng thế. Bị tội lỗi và làn nước làm sụp đổ hết: sông làm sụp bờ và những người đàn bà làm sụp đổ gia đình” (35.72), “đàn bà là nguồn gốc của sự nhục nhã”(35.233). Chính cách nhìn nhận đó đã khiến người phụ nữ trở thành nạn nhân của sự bất công và lâm vào tình trạng sống dở chết dở.

Truyện ngắn của R.Tagore tập trung vào những thay đổi xã hội đang diễn ra và cuộc sống của những người bình thường trong thời kỳ phục hưng Bengal và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc giữa những năm 1880 và năm 1920. Ông thường miêu tả tình trạng phụ nữ, và các lực lượng đàn áp phụ nữ, với sự nhạy cảm đặc biệt. Chính một số tập tục, quan niệm phong kiến lạc hậu cũng như tình hình xã hội bất ổn định đã khiến cho con người rơi vào tình trạng dở sống dở chết. Bi kịch của họ chính là bị mắc kẹt giữa sự sống và cái chết, vô cùng đau khổ mà không sao thoát ra khỏi tình trạng ấy . Trong truyện ngắn của R.Tagore, ông đã xây dựng hình ảnh người góa phụ như là một biểu tượng của bi kịch này.

Họ sống bất hạnh, sống không bằng chết và họ thật sự trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong trong trí người đọc.

Tác phẩm “Mahamaya” (Dàn hỏa thiêu) đã miêu tả đời sống khủng khiếp, xa lạ của một phụ nữ trở thành góa phụ chỉ một ngày sau đám cưới của cô ấy. Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh Mahamaya- một phụ nữ trẻ xinh đẹp mà cha mẹ cô, vì lý do đẳng cấp nên chưa tìm thấy một chú rể phù hợp với cô. Mahamaya thuộc tầng lớp đại quý tộc Bengal, một cô gái Kulin. Cô yêu Rajib- một chàng trai trẻ không thuộc đẳng cấp của mình. Biết được điều này, anh trai cô đã nhanh chóng dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa cô và một người đang hấp hối nhưng cùng đẳng cấp để bảo vệ danh dự cho gia đình

Chú rể này là một ông già. Ông ta đang nằm chờ chết trong một túp lều dành cho những kẻ hấp hốinơi dòng sông Hằng linh thánh. Đám cưới diễn ra ở trong lều, chỉ có ánh sáng ánh sáng mờ của một đám cháy hỏa táng không xa, và tiếng lầm rầm đọc kinh hành lễ hòa lẫn với tiếng rên rỉ đầy đau đớn của một kẻ sắp chết . Mahamaya trở thành một góa phụ một ngày sau đám cưới của cô ấy.

Trong tập tục Ấn Độ, khi chồng chết, người phụ nữ chỉ có hai con đường, hoặc là làm người đàn bà góa suốt đời, hoặc chết theo chồng trên dàn hỏa thiêu. Cuộc sống các góa phụ tương đối khổ cực. Nếu có người nào không muốn theo hai con đường đó mà muốn lấy một người chồng khác thì họ chỉ được gán ghép một cách không chính xác chứ không được làm lễ cưới đầy đủ nghi thức. Thật bất hạnh cho Mahamaya khi người ta buộc cô sẽ phải trở thành một sahamrtā, có nghĩa là người bị hỏa thiêu trên dàn cùng xác chồng. Mahamaya bị trói chặt chân tay và bị đưa lên dàn hỏa thiêu. Ngọn lửa được đốt bùng lên và tạo thành một đám cháy lớn. Nhưng đột nhiên lúc đó, một cơn giống tố ập đến, kèm theo một trận mưa ào ào như thác và dập tắt ngọn lửa.Tất cả những người đều bỏ chạy đến náu mình trong túp lều của những kẻ hấp hối còn Mahamaya thì lại được giải thoát. Đầu tiên cô về nhà, nhưng không có ai ở đó và cô chạy đến chỗ Rajib. Họ đã quyết định cùng nhau chạy trốn trong một ngày mưa gió dữ dội.

Những tình tiết trên cũng chính là chất liệu của một câu chuyện siêu nhiên. Đó là khung cảnh báo trước điềm gở, tình trạng không thể thay đổi của cô gái đáng thương…Cơn giông tố xuất hiện đúng lúc đã cứu sống Mahamaya. “Ngọn lửa” trên giàn hỏa thiêu- một biểu tượng của tôn giáo, công cụ tàn nhẫn của sự dã man mù quáng lập tức bị dập tắt. Ở đây, R.Tagore đã sử

dụng một motip khá quen thuộc trong văn học, đó chính là sự xuất hiện của các yếu tố ngẫu nhiên, tình cờ. Motip này cũng được vận dụng triệt để trong tiểu thuyết “Đắm thuyền”. Trong quan niệm của người Ấn Độ, hiên thực không phải chỉ những gì con người chiếm lĩnh được, mà nó bao gồm cả những cái con người đã biết và vô số những điều bí ẩn nằm ngoài sự khám phá hiểu biết của con người. Những gì được gọi là “ngẫu nhiên”, “tình cờ” theo cách nhìn của triết học phương Tây, vì vậy, là “tất nhiên” theo cách nhìn của triết học Ấn Độ. Nói khác đi, cái gọi là “ngẫu nhiên” chỉ là đối với con người, còn với thế giới này không có gì là “ngẫu nhiên”, không thể cả.

Tuy nhiên, việc Mahayama được cứu sống lại làm dấy lên sự nghi ngờ về sự tồn tại của cô. Cô thật sự còn sống hay đã bị chết cháy và linh hồn cô trở lại với người yêu. Mặc dù tác giả đã đưa ra lời giải thích của mình để vén tấm màn huyền bí đó nhưng thật sự cả độc giả lẫn anh chàng Rajib vẫn chưa hết băn khoăn và cũng chưa hoàn toàn yên tâm với lời giải thích đó. R.Tagore đã xây dựng một Mahamaya thật huyền bí. Bởi cô không bao giờ bỏ mạng che mặt xuống và điều đó tạo nên một sự xa cách giữa cô và Rajib. Tấmkhăn trùm mỏng không chỉ đơn thuần che giấu vết sẹo của cô mà nó chính là đại diện cho bóng tối của sự chết chóc và những định kiến xã hộiđã ngăn cách cô với thế giới xung quanh.

Mahamaya sống trong nhà của Rajib, nhưng cô không hề có hạnh phúc. Giữa họ bây giờ là một hàng rào ngăn cách vì tấm màn che của Mahamaya. Tấm khăn đó vĩnh viễn như là cái chết và còn ghê sợ hơn chính cái chết. Nỗi tuyệt vọng dịu dần với thời gian như nỗi đau của sự cách biệt âm dương, còn hy vọng sống động thì hàng ngày hàng giờ bị tiêu tan vì sự cách biệt mà tấm khăn này mang lại. Mahamaya sống đằng sau tấm khăn che mặt với một nỗi buồn sâu im lặng. Cô sống mà như bị trùm trong tấm khăn liệm. Cái chết âm thầm bóp nghẹt lấy cuộc sống của Rajib và hết ngày này sang ngày khác nung nấu trong lòng anh. Anh đã mất đi cô gái mà anh hằng quen thuộc và trong khi ấy, người đàn bà trùm khăn mít lúc nào cũng ngồi lặng lẽ bên cạnh.

Cho đến một ngày, không chịu đựng nổi sự tò mò, Rajib đã vén bức mạng che mặt của Mahamaya lên. Sự thật được phơi bày. Khuôn mặt cô đã bị hủy hoại vì cuộc hỏa thiêu. Đám cháy đã để lại một vết sẹo dài trên gương mặt xinh đẹp của Mahamaya. Ngay sau đó, Mahamaya đã bỏ đi mặc cho sự khẩn cầu đầy đau khổ của Rajib và không bao giờ trở lại. Kết

thúc truyện đã để lại những dư chấn nhất định trong lòng độc giả. Sự ra đi của Mahayama có thể xem là sự giải thoát cuộc đời cô, giải thoát khỏi những chuỗi ngày sống trong nỗi buồn u uẩn.

Bi kịch góa phụ bị mắc kẹt giữa sự sống và cái chết không chỉ dừng lại ở nhân vật Mahamaya mà còn nhiều nhân vật khác nữa. Nhân vật trong truyện ngắn “Bộ xương” chẳng hạn. Câu chuyện kể về cuộc đời bất hạnh của một cô gái được triển khai dưới dạng một cuộc đối thoại giữa một hồn ma đang quay về tìm lại bộ xương của mình với nhân vật “Tôi”- người kể chuyện. R. Tagore đã vẽ nên một bức tranh về một xã hội chạy theo đồng tiền chân thực đến từng chi tiết. Truyện được kể mang tính chất hoang tưởng, thế giới nghệ thuật vì thế mang màu sắc hoang đường rõ nét. Motip về cái chết và sự trở về của linh hồn đã được R.Tagore vận dụng khá nhuần nhuyễn khi xây dựng nhân vật trong truyện ngắn này. Sự xuất hiện của nhân vật ở đây mang tính chất kì dị, hoang đường “Tôi bỗng thấy hình như có cái gì đó đang loay hoay xung quanh giường, sờ soạng mò mẫn ven bốn bức tường của gian phòng…”. Chính người kể chuyện cũng thấy đó là một điều kì lạ và anh ta cũng không dám chắc điều gì khi anh nhìn thấy bộ xương đang than thở trong đêm tối. Ngôn ngữ của nhân vật “tôi” thường dừng lại ở những câu mơ hồ như “hình như là”, “tôi thấy có vẻ như”. Sau đó, dưới dạng những câu đối thoại của một cuộc trò chuyện thật sự giữa nhân vật “tôi” và bóng ma, cuộc đời đầy éo le của người con gái được tái hiện đầy đủ.

Cô lấy chồng khi còn rất trẻ, và chỉ sau hai tháng kết hôn, chồng cô qua đời và cô đã trở thành một góa phụ. Sau khi chăm chú nhìn vào mặt cô gái, bố chồng cô nói một cách quả quyết rằng cô ấy là một “kẻ sát phu" và đuổi cô gái ra khỏi nhà. Cô trở về nhà bố mẹ đẻ và phải nói rằng cô còn quá trẻ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình.

Cô gái trong truyện ngắn “Bộ xương”được trời phú cho một vẻ đẹp hiếm có. Các chàng trai thường nhìn cô đăm đuối và cô cũng đáp lại ánh nhìn của họ. Cô thường mặc một chiếc Xari sặc sỡ đầy quyến rũ với những chiếc vòng tay xinh đẹp và tưởng tượng tất cả các chàng trai đều cúi rạp đầu như những ngọn cỏ dưới chân cô. Sau đó có một anh thầy thuốc đến ở tại gian buồng tầng trệt nhà cô và cô cũng thường xuyên đến trờ chuyện với anh về thuốc men và độc dược như cần bao nhiêu liều thuốc này hay thuốc kia thì chết người.

Một hôm cô nghe tin anh thầy thuốc sắp cưới vợ. Tối ngày cưới đó,cô gái đã lấy một ít thuốc độc trong phòng bỏ vào li rượu của anh ta. Sau khi uống cạn, anh đã đi đến nhà cô dâu. Còn cô, cô mặc bô quần áo cô dâu bằng lụa thêu kim tuyến, đeo cả vào người các đồ trang sức và đánh dấu son đỏ của gái đã có chồng ở chỗ rẽ ngôi trên trán. Cô uống thuốc độc và nằm xuống giường. Cô tưởng tượng người ta đến tìm và thấy cô ấy với hình ảnh nụ cười nở trên môi của một một phụ nữ đã có chồng. Nhưng…còn đâu phòng cô dâu, còn đâu xiêm áo cô dâu. Cô gái chợt bừng tỉnh khi nghe mấy tiếng lách cách bên trong cơ thể và nhìn thấy ba đứa sinh viên đang sử dụng bộ xương của cô để nghiên cứu. Trong lồng ngực, nơi xưa kia trái tim cô rộn đập với những niềm vui và nỗi buồn , nơi cánh hoa của tuổi thanh xuân ngày ngày hé mở, thì ở đó, giờ đây, một ông giáo đang cầm gậy vừa trỏ vừa gọi tên từng chiếc xương. Và nụ cười cuối cùng- nụ cườiđã nở ra đón cái chết ấy, giờ không còn nữa. Câu chuyện kết thúc ở đây, khi bình minh vừa ló dạng và linh hồnấy lặng lẽ rời xa chàng trai trẻ.

Ngay từ phần mở đầu câu chuyện, sự xuất hiện của góa phụ trẻ tuổi này đã là một sự kì lạ, mang rất nhiều yếu tố hoang đường. Cô xuất hiện dưới dạng một hồn ma trở lại nhân gian để tìm lại bộ xương của mình. Sự ra đi, biến mất của nhân vật cũng tương tự. Cô gái bỗng kết thúc câu chuyện đời mình khi “vừa vặn lúc ấy có tiếng gà gáy lần đầu tiên”. Đó là sự ra đi của một hồn ma về cõi âm! Hồn ma xuất hiện trong đêm tối rồi biến mất lúc bình minh ló dạng là một mô típ khá quen thuộc trong văn học dân gian.Đằng sau câu chuyện mang màu sắc hoang tưởng đó là cả một tấm lòng xót thương của tác giả về số kiếp người phụ nữ. Nhân vật được khắc họa hết sức hoang đường nhưng những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn lại không hề hoang tưởng. Có biết bao người phụ nữ Ấn Độ trong xã hội hiện đại này cũng còn phải chịu những bi kịch tương tự.

Góa phụ trong truyện này bị cha chồng gọi là “kẻ sát phu” vì ông cho rằng chính cô đã gây nên cái chết của con trai ông, và cô là một bộ xương không còn sự sống, với niềm đam mê và ước mơ mà không có cơ hội hay điều kiện nào để thực hiện được chúng. Mô hình này- người đàn bà “sát phu” gây nên cái chết cho chồng và sau đó linh hồn nhập vào bộ xương của góa phụ- được lặp đi lặp lại hai lần. Đầu tiên, cô gái là một cô dâu thực sự- người luôn luôn nghĩ rằng mình gây ra cái chết cho chồng vì bản tính là “kẻ sát phu”. Và tiếp đó, cô mặc đồ cô dâu và thực hiện hành vi đầu độc chú rể. Kết thúc câu chuyện (sau khi chú rể chết), cô trở thành một bộ xương. Ban đầu, cô sống đời sống của một góa phụ: một người phụ nữxinh đẹp với những giấc

mơ về cuộc sống tươi đẹp, nhưng buộc phải sống một cuộc sống không có tình yêu và không có mối dây liên hệ nào với những người xung quanh. Bởi vậy, góa phụ chọn giải pháp tự kết liễu đời mình với hy vọng sẽ được tái sinh trong một cuộc đời mới với người yêu và vẻ đẹp của mình. Thế nhưng, hành trình tìm đến tình yêu và vẻ đẹp thời xuân sắc không bao giờ đến đích. Hồn ma của cô gái thấy mình vẫn chỉ là bộ xương trong phòng đọc, không hề có dấu hiệu của sự sống hay cảm xúc.

Trong câu chuyện kể về cuộc đời mình của hồn ma với nhân vật “tôi”, chúng ta thấy

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 34 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)