Nhân vật trẻ thơ

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 2: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN

2.2.2.2 Nhân vật trẻ thơ

Nếu huyền thoại phương Tây mang tính tượng trưng rất cao, huyền thoại Ba Tư có tính công thức thì huyền thoại phương Đông lại thiên về ẩn dụ. Thế giới nhân vật của R.Tagore cũng không nhất quán theo nhân vật huyền thoại cố định nào. Bằng tư duy huyền thoại, khi xây dựng bất cứ nhân vật nào, R. Tagore đã khoác cho nhân vật một màu sắc lãng mạn đến hư ảo. Nhân vậtđẹp và tính cách hoàn mỹ đến mức dường như không có thật ngoài đời

HIện thân của vẻ đẹp thần thánh

Tara trong truyện ngắn “Kẻ lang thang” là một điển hình của cách xây dựng nhân vật này. Tara được nhà văn hư cấu như một người hoàn thiện từ hình thể, tính cách đến trí tuệ “Vóc người cân xứng như một kiệt tác điêu khắc… thân hình chú không còn chút gì là nhục thể mà chỉ lộ ra một vẻ đẹp thuần túy Bàlamôn”. Đó là vóc dáng của môt tiên đồng. Tara mang một vẻ đẹp thánh thiện đến lạ lùng. Tâm hồn Tara nhạy cảm như sợi dây đàn, sẵn sàng ngân vang, hòa điệu cùng khúc nhạc bất tận của trần gian, cùng tiếng rơi lộp bộp của giọt mưa tháng bảy nặng hạt trên vòm lá dầy, tiếng sấm rền, tiếng gió rền rỉ qua các bụi rậm. Đặc biệt là về nhân cách tuyệt vời của Tara. Cậu bé đi nhiều nơi, quen biết nhiều người nhưng lại không bao giờ nhiễm những tật xấu. Tara tựa như bông sen thơm ngát giữa chồn bùn lầy, dù thế nào cũng giữ được sự thanh cao của mình “nhờ có bản chất tốt đẹp, Tara luôn bảo toàn được tư cách. Chú không bao giờ nhiễm các cung cách thói tật của những đám người chú đi theo. Chú vẫn giữ cho tinh thần được tự do và cách biệt với họ. Tara đã trông thấy và nghe thấy nhiều điều xấu xa, nhưng trong con người chú không có chỗ dành cho những gì thô tục. Cũng như mọi thứ ràng buộc khác, những dây rợ của thói quen không bám níu được vào chú. Chú lánh xa những vũng bùn của thế

gian như con thiên nga, mặc dầu nhiều khi bị tính tò mò thúc đẩy lao xuống bùn mà lông cánh vẫn trắng muốt, không bợn một vết nhơ”(48.152)

Nhưng điều lớn hơn hết, độc đáo hơn hết vượt lên trong tính cách của Tara mà ngòi bút R.Tagore tập trung khắc họa đó là lòng khát khao cháy bỏng tự do. Tara là người “không thừa nhận một sự ràng buộc nào” (48.157), “không nô lệ cho một thói quen nào” (48.158). Tự do, với Tara là trên hết thảy “Tara thiết tha, ao ước cái tự do của thế giới bí ẩn bên ngoài, cái thế giới không bị những dây rợ tình cảm ràng buộc”(48.150). Không bao giờ Tara ở lại đâu quá lâu, không có gì ràng buộc được chú bé ấy, số phận chú là luôn luôn đi về phía trước. Một lần, Tara đi nhờ tàu của Babu Mooti đến Mantigram. Hai năm Tara ở cùng gia đình Môti đủ để ông hiểu về con người tự do của Tara, do đó ông dùng tình yêu và hôn nhân giữ chân chú bé. Âm mưu của tình yêu và tình thương đó chưa kịp vây kín Tara thì anh, con người không có gì ràng buộc, chàng trai Bàlamôn có tâm hồn tự do, đã trốn đi trong cái đêm mưa gió tối trời, quay trở về với Bà mẹ thiên nhiên lặng lẽ trong sự hờ hững, thanh thản của mình. Như một nghịch lí, chính sự âu yếm, quan tâm yêu thương của gia đình Babu Môtit đã vô tình ngăn cản Tara đến với tự do, một sự tự do tuyệt đối trong tinh thần, tư tưởng. Roberto Assgioli (1888-1974) khi bàn về những trở ngại đối với sự phát triển tâm linh, đã cho rằng một trong những trở ngại lớn nhất là “những tình cảm cứng nhắc” bao gồm “sự cứng nhắc tích cực” và sự cứng nhắc thụ động”. Ông cho rằng những sự ràng buộc là những trở ngại đối với sự phát triển tâm linh không phải chỉ khi chúng nó có bản chất thấp kém hoặc xấu xa mà cả khi chúng rất tốt. Theo R. Tagore, con người chỉ thực sự tự do khi trở về với bản tính nguyên sơ, hòa mình vào cuộc đời bình dị trong sự giao cảm chan hòa. Tara đã không làm theo bất cứ sự săp xếp nào của người khác mà cậu tự quyết định số phận của mìnhTara không ở cõi mơ hồ mà ở gần ta, bên cạn h ta. Tara là con người, đồng thời cũng là thần thánh, là kết tinh của giá trị chân, thiện, mĩ. Giữa những biến đổi vô thường của cuộc sống, giá trị ấy là bất biến. Tara trở thành biểu tượng cuộc sống tự do, phóng khoáng- biểu tượng con người đẹp, có tài năng đích thực, có tâm hồn cao cả. Nói cách khác, Tara chính là mẫu người hoàn thiện, mẫu người mơ ước, mẫu người đạt đến giá trị đích thực để được tôn vinh là người. Sự hoàn thiện về vẻ đẹp hình thể cũng như sự cao thượng tinh thần đều được xem là thần thánh.

Trong cuộc đời sáng tạo của mình, R.Tagore luôn dành cho trẻ thơ một sự ưu ái đặc biệt, đặc biệt là từ sau năm 1907, khi hai đứa con của ông lần lượt qua đời. Điều này góp phần lý giải

sự xuất hiện phong phú của hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn của ông. Tagore rất quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh, những con người thuộc giai cấp cùng đinh của xã hội: cô gái ăn mày, đứa trẻ lang thang, em bé không cha… Chia sẻ và cảm thông với những con người ấy, Tagore muốn họ được hạnh phúc. Trong truyện ngắn “Em Ái Chân” và “Cứu đói”, Tagore tạo ra hai thế giới đối lập, một bên là thế giới của tiền tài, địa vị, sự giàu sang và bên kia là thế giới của những người nghèo khổ, thuộc đẳng cấp thấp, bị xã hội xa lánh. Nhìn rộng ra, đó là những vấn đề của một xã hội đang chuyển động giữa ngổn ngang những bất công và đói khổ, của sự phân cực giàu nghèo.

Mẹ Ái Chân làm nghề hầu hạ, gia tài chỉ là túp lều tranh đầu bãi cát hoang phía cuối làng, cách biệt với mọi người. Vừa nghèo, vừa hèn, họ thuộc đẳng cấp cùng đinh. Những đứa trẻ thuộc đẳng cấp này không bao giờ được thầy Bàlamôn làm lễ nhập môn thụ đạo, thu nạp làm học trò để dạy bảo như những đứa trẻ thuộc đẳng cấp trên. Chính vì vậy, khi em Ái Chân bày tỏ ước nguyện xin thụ giáo, xung quanh em bọn trẻ phản ứng “Bỗng có tiếng xì xào như đàn ong vỡ tổ. Bọn trẻ làu nhàu: Nó là cùng đinh đã không biết nhục, lại còn hỗn xược”. Trong thế giới nghệ thuật của R.Tagore, hình ảnh trẻ thơ được dùng để ẩn dụ cho con người tự do, thánh thiện, không bị ràng buộc bởi những dục vọng tầm thường. Bọn trẻ vườn tu sống chan hòa với thiên nhiên nhưng lại có thái độ phân biệt đẳng cấp thật gay gắt. Điều đó chứng tỏ quan niệm của thánh Vyasa bám rễ rất sâu vào tư tưởng người Ấn. Giữa tiếng xì xào như đàn ong vỡ tổ của lũ trẻ, thầy Gôtama đứng dậy, dang tay ôm Ái Chân vào lòng, nói “Con là người Bàlamôn tốt nhất. Con có một gia tài chân lí cao cả” (48.333). Câu chuyện khép lại. Kết thúc đột ngột nhưng không bất ngờ bởi vì xuyện suốt tác phẩm, Tagore xây dựng hình ảnh thầy Gôtama như biểu tượng của tình thương và lòng nhân ái. Thầy Gôtama trò chuyện với Ái Chân không phải băng giọng kẻ cả, thương hại, không có thái độ kì thị, phân biệt đẳng cấp. Nhân vật thầy Gôtama là nhân vật tư tưởng, mang dáng dấp “nhân vật phù trợ”. Tuy pháp luật Ấn Độ ngày nay đã tuyên bố hủy bỏ chế độ đẳng cấp nhưng tàn dư của nó vẫn còn trong đời sống. Chính vì vậy, vào thời điểm đó, để tạo nên giấc mơ kết thúc có hậu, nhà văn phải xây dựng những nhân vật tư tưởng, mang dáng dấp nhân vật phù trợ như thầy Gôtama.

Nếu như nhân vật phù trợ trong truyện ngắn “Em Ái Chân” trực tiếp đứng ra phán quyết và bênh vực giai cấp cùng đinh thì nhân vật phù trợ trong “Cứu đói” chỉ tạo tình huống thử thách nhân cách để những người bị thánh Vyasa phủ nhận nhân quyền cất tiếng nói tự khẳng

định mình. Cứu đói có kết cấu như một vở kịch: nạn đói xảy ra ở Saravoti, Phật triệu tập môn đồ lại hỏi xem ai có thể giúp được người đói. Các nhân vật lần lượt xuất hiện, từ nhà triệu phú, lão địa chủ cho đến Xuria- cô gái ăn mày. Mọi người đều tìm c ách chối bỏ yêu cầu của Phật “của cải của tôi nuôi người đói thì chẳng thấm vào đâu…tôi sẵn sàng đổ máu và hiến dâng sinh mạng, còn lương thực thì nhà tôi chẳng đủ?...thần gió đa quạt cho đồng khô cỏ cháy, tôi không biết lấy gì cống nạp lên vua…”. Qua những câu trả lời đó, chúng ta thấy được bản chất ích kỉ và tham lam của họ. Riêng cô gái ăn mày nghèo khổ Xuria, bằng tấm lòng của mình, cô khiêm tốn nhận nuôi những người đói. Trong cuộc đấu tranh xã hội, chỗ đứng của Tagore thật rõ rệt. Ông đứng về phía nhân dân bị áp bức. Xuria nghèo hèn nhất trong đám môn đồ Phật triệu tập. Cô không có của cải vật chất nhưng cô có gia tài tình thương. Tình yêu thương và lòng nhân ái giúp Xuria tỏa sáng như ánh mặt trời. Tình yêu ấy đã nâng Xuria lên cao hơn so với đám môn đồ nhà Phật vì sự giàu có về lòng nhân từ là sự giàu có của mọi sự giàu có. Xuria tự hào về gia tài cô có, cô dám đứng dậy, nói lên nguyện vọng của mình “Vì tôi nghèo hèn nhất so với các ông. Và đó là sức mạnh của tôi”(48.331). Xây dựng hình tượng người con gái ăn mày Xuria, Tagore vừa khẳng định giá trị con người nói chung và khẳng định giá trị người phụ nữ nói riêng.

Cùng với sự khẳng định của thầy Gôtama (Em Ái Chân) và của chính bản thân nhân vật (Cứu đói), hình tượng người cùng khổ thăng hoa, bước vào thế giới khác: thế giới thần linh. Theo quan niệm hóa thân của người Ấn, em Ái Chân và Xuria mang dấu hiệu thần thánh: sự cao thượng trong tâm hồn. Chính dấu hiệu thần thánh nâng họ lên ngang hàng với thần linh. Quan niệm hóa thân là nét độc đáo trong cảm quan nghệ thuật của người Ấn. Ở một số điêu khắc cổ, những bộ cánh trên mình người gợi ý sự vươn lên thượng giới của con người. Cả đến súc vật, loài bò sát cũng có thể có cánh. Ngay đến kẻ hèn hạ nhất trong đám người hèn hạ cũng có thể có hy vọng được tới gần thiên giới. Như vậy, một lần nữa, chủ đề tư tưởng được khẳng định: thần linh rất được tôn kính nhưng con người lại được tôn kính hơn.

Vào buổi bình minh của các nền văn hóa, các huyền thoại đều thần thánh hoá các lực lượng tự nhiên như sấm sét thành thần Zeus (Hy Lạp), thần Jupiter (La Mã), thần Thiên Lôi (Đông Á), Indra (Ấn Độ). Các con vật được nhân cách hoá, sư tử hoặc hổ tượng trưng cho sự oai hùng, rắn rết tượng trưng độc ác…Khi xã hội loài người nảy sinh những đối kháng quyền lực, giàu nghèo, giai cấp thì truyện cổ tích Đông Tây đều hình thành theo một số nguyên mẫu của chế độ phụ quyền Trung cổ: Những nhân vật chính được đề cao thường là những phần tử

bất hạnh, như cố nông, trẻ mồ côi, cô gái xấu xí, con chồng, dì ghẻ... Hai tuyến đối lập được hai lực lượng thiện ác ủng hộ, bên là Thần Phật, bên là Ma Quỷ. Bao giờ cuối cùng Thiện cũng thắng Ác. Theo nhận xét của Jung, hình tượng trẻ con trong huyền thoại có liên quan đến sự hình thành theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả hiện tượng cá thể hóa và việc thống nhất vô thức và ý thức vào một chỉnh thể thống nhất. Vì thế các mô típ trẻ con xấu xí hoặc côi cút trong huyền thoại, các hiểm họa thường trực mà nhân vật này gặp phải dường như cũng đã chỉ ra trong quá trình cố gắng để đạt được tính chỉnh thể kể trên. Từ những motip dân gian, R.Tagore đã vận dụng và sáng tạo để xây dựng nên hình tượng các nhân vật như trẻ mồ côi, cô gái ăn mày, trẻ khuyết tật. Và thông qua số phận của các nhân vật, ông muốn gửi đến cuộc đời những triết lí nhân sinh sâu sắc.

Trẻ thơ với những khao khát yêu thương

Viết về thân phận tuổi thơ, R.Tagore đã đi khám phá thế giới tâm hồn của tuổi tiên. Ở đó có bao nhiêu điều bí ẩn, đẹp đẽ mà người lớn không thể nào có được. Khi năm tháng tuổi thơ đi qua, ta mới cảm thấy cái quý giá của những gì đã mất. Nhân vật Mini thời trẻ trong truyện ngán

Bác hàng rong Kabun là một con người như vậy. Nhân vật Mini xuất hiện ngay đầu tác phẩm với một tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. Mini luôn dành cho bác hàng rong một tình cảm quý trọng thương yêu.Với bác hàng rong, Mini đã trở thành một người bạn duy nhất ở nơ này. Trong tâm hồn trong trẻo của Mini không có chỗ cho sự mỉa mai, khinh bỉ, không có chỗ cho sự phân biệt đẳng cấp. Mini nhìn cuộc đời với một ánh mắt trong veo. Bởi thế, dù thời gian trôi đi, bác Ran- Daya vào tù và không có điều kiện gặp lại Mini nhưng tình cảm lúc trẻ thơ của Mini với bác Ran- Daya, một thứ tình cảm hồn nhiên thuần khiết vẫn không hề thay đổi.

Sống trong xã hội với những quy định nghiệt ngã về đẳng cấp, sự thánh thiện, hồn nhiên, trong trẻo dường như chỉ còn lại ở thế giới trẻ thơ. Và ngay cả trong thế giới thần tiên diệu kì ấy, cuộc sống nghiệt ngã cũng làm cho nó biến đổi. Trong ánh mắt hồn nhiên của trẻ đã sớm ánh lên cái nhìn u ám trước hiện thực nghiệt ngã. Trong thế giới nhân vật trẻ thơ của R.Tagore, bên cạnh một Mini hồn nhiên, trong trẻo là một Nikanta mồ côi, bất hạnh, bơ vơ; một Proba, một Xuba luôn mặc cảm trước ánh mắt của người đời.

Trong truyện ngắn Đứa trẻ bơ vơ, cậu bé Nikanta, do tình cờ, đến trú chân nhà Kiran. Chính tại ngôi nhà này, Nikanta đã nhận được sự quan tâm và sắc sóc đầy tình cảm từ phía Kiran. Cậu bé khám phá ra một thế giới mới: một thế giới không chỉ gồm thức ăn ngon, quần áo

đẹp mà cậu chưa bao giờ được sử dụng mà còn cả một mối quan hệ đầy tình người vượt ra ngoài trí tưởng tượng của cậu. Cậu chưa bao giờ biết rằng có những điều như vậy trong cảm xúc của một con người hướng về người khác. Và cảm động về sự dịu dàng của Kiran, cậu tự phát triển cá tính của chính mình. Cậu quan tâm đến Kiran trong từng đường đi nước bước nhưng sau khi người chồng và em chồng- Satish của Kiran không bằng lòng về cậu bé, cậu trở nên im lặng. Sự khám phá ra tình cảm nồng ấm của con người trong thế giới đầy thờ ơ của nhóm hát rong bản thân nó là một sự tương phản nổi bật nhưng cách nhìn nội tâm của R. Tagore lại được thể hiện qua cách mà Nikanta phản kháng l ại Satish để cứu vãn lòng tự trọng bị tổn thương và khao khát tình cảm. Cậu không hiểu được mức độ tình cảm của Kiran hướng đến cậu. Nikanta cảm thấy bị tổn thương tột độ và muốn Satish cũng phải đau khổ như mình. Cậu lấy đi đồ vật mà Satish yêu quý nhất. Rõ ràng, lý do thúc đẩy Nikanta hành độngnhư vậy không phải vì lòng tham mà là sự ghen tị. Ở đây chúng ta thấy được những biến đổi tinh tế trong trái tim cậu bé. Chính lòng khao khát tình cảm là điểm sáng bị che dấu bởi một hành động bột phát của sự ghen tị, trả thù và tội ác. Hình tượng nhân vật trẻ em mồ côi với khao khát tình thương và sự quan tâm trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của R.Tagore. Đó là cô bé Ratan mồ côi trong Ông chủ bưu điện. Ratan sống đơn độc, không biết bày tỏ cùng ai những nỗi khổ của mình. Đến một

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)