Không gian huyền thoạ

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3: SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN R.

3.1.1Không gian huyền thoạ

3.1.1.1 Một số kiểu không gian huyền thoại trong truyện ngắn R. Tagore

* Không gian cổ tích:

Mây và mặt trời là truyện ngắn đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống Ấn Độ thời kì thuộc địa. Đó là cuộc sống nô lệ của nhiều tầng lớp nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự cai trị của những Xahip, những quan thầy người Anh; đó là tình yêu trong những con người ý thức được bản thân và cuộc sống nô lệ của mình như Xaxipuxan, Giribala…tất cả là những vấn đề nóng hổi của cuộc sống Ấn Độ hiện đại. Câu chuyện được triển khai trong một không gian nghệ thuật hết sức độc đáo.

Truyện được bắt đầu bằng những nét vẽ không gian đượm màu cổ tích, một bức tranh thiên nhiên đã xuất hiện với những mảng màu tuyệt đẹp. Có mây và mặt trời, có cánh đồng lúa óng ả đang khoe mình dưới ánh nắng mùa thu “Hôm trước trời mưa, nhưng hôm sau đã không còn dấu hiệu gì của mưa. Mặt trời nhợt nhạt cùng những đám mây rải rác chơi trò dung bút vẽ quệt những mảng màu dài lên các cánh đồng lúa thu đã chín vàng. Cảnh vật xanh rờn bát ngát vừa mới bừng lên một màu trắng rực rỡ do được ánh sáng chạm vào liền đó bị bôi lem nhem những mảng bong râm tối sẫm mát rượi” (29.7). Bức tranh thiên nhiên không chói chang, cũng không ủ dột, u sầu. Đó là không gian của “sân khấu bầu trời” rộng lớn- “không có sức cản đối với hành động của con người”(D. Likhasov)- không gian của ước mơ, của khát vọng tự do. Không gian này lại đối lập với không gian tù hãm những số phận con người bé mọn, nô lệ, dưới “ sân khấu mặ t đất” như Xaxipusan, Giribala:“Tại cái địa điểm đặc biệt…chúng ta thấy một

ngôi nhà bên rìa con đường làng. Chỉ có một gian buồng trông ra đường là xây bằng gạch, còn phía bên kia là một bức tường gần đổ nát bao quanh mấy t úp lều tranh vách đất. Từ ngoài đường qua khung cửa sổ có chấn song sắt…” (48.7)

Sự đối lập hai không gian ( không gian của hai diễn viên mây và mặt trời bát ngát tự do và không gian tù hãm mang tính phiếm chỉ của Xasipuxan và Giribala) đã làm nổi bật khát vọng tự do của những tầng lớp nhân dân Ấn Độ nô lệ. Sự đối lập đó đã khắc sâu hơn bi kịch tình yêu của Xasipuxan và Giribala tại “một địa điểm đặc biệt” trên mặt đất này. Đến cuối câu chuyện, hai không gian này không còn đối lập nữa mà hòa nhịp với nhau. Mặt trời và mây vẫn rượt đuổi nhau trên bầu trời và chuyện tình yêu của Xasipusan và Giribala cũng đi đến một kết thúc có hậu. Dù trải qua bao nhiêu đau khổ thì con người vẫn có quyền hy vọng vào một ngày mai tươi đẹp hơn

* Không gian thần thoại

Không gian trong Ảo ảnh tan vỡ là không gian mang tính chất hư ảo của không gian thần thoại “Các ngọn núi chìm trong màn mây mù dày đặc…như thể các vị thần linh đã xóa sạch phong cảnh các dãy núi Hymalaya…văng vẳng xa xa là tiếng thác đổ…điệu nhạc huyền ảo mà Kalidasa mô tả trong truyện thơ Meegajut Kuma Sanvaba…”

Trong không gian huyền ảo thấm đẫm màu sắc thần thoại đó, câu chuyện tình bi đát của nàng công chúa con gái tiểu vương Goolam Kade Khan, dòng dõi Moogon với người anh hùng kháng chiến Kêseclan được kể lại chi tiết. Đó là một không gian ước lệ, không gian của tâm tưởng. Phải chăng cái không gian “bốn bề xug quanh không nhìn thấy gì hết ngoài lớp sương mù mịt” cũng chính là không gian của các giá trị tình cảmđã bị tan vỡ, xóa nhòa trong kí ức.

Như chúng ta biết, Ảo ảnh tan vỡ là truyện ngắn Tagore viết về chủ đề kháng chiến giành độc lập của nhân dân Ấn Độ buổi đầu. Khi thực dân Anh sang xâm lược, các tầng lớp nhân dân Ấn Độ đã tự phát đứng dậy đấu tranh giành độc lập, tương quan về lực lượng quá chênh lệch, lại hành động một cách tự phát, cuộc kháng chiến buổi đầu vì thế đã gặp không ít đau thương. Vì vậy, hình tượng không gian huyền ảo ở đây sâu hơn, xa hơn, còn là không gian của sự mất mát đauthương.

Trong huyền thoại, đền miếu thánh đường là một hình ảnh phản chiếu thế giới thánh thần. Đền miếu như thể những phiên bản trên thế gian của các mẫu gốc trên trời, đồng thời chúng là hình ảnh của vũ trụ. Vũ trụ luận và thần luận như vậy gặp nhau trong tâm trí con người, cũng như trong các công trình con người cúng hiến thánh thần. Bản thân vũ trụ được quan niệm như là một ngôi đền và các nhà thần bí học về sau sẽ coi tâm hồn con người như ngôi đền thời Chúa Thánh Thần. Đền thờ có thể được xem như một hình ảnh tượng trưng cho con người và thế giới. Chính vì thế, trong các câu chuyện của R.Tagore, đền thờ xuất hiện với tần số khá nhiều. Nhân vật Kumo trong truyện ngắn Tầm nhìn đã tìm đến đền thờ cầu nguyện khi chuyện tình cảm vợ chồng có vấn đề, bế tắc. Kanabini trong Sống và Chết đã tìm đến ngôi đền khi cô lạc lõng, bơ vơ, mất phương hướng trong cuộc sống. Ngôi đền trong Dàn hỏa thiêu

lại là nơi chứng kiến tình yêu và mọi khổ đau của Mahamaya và Rajib…Có thể xem không gian ngôi đền chính là nơi cứu rỗi linh hồn của các nhân vật trong truyện, nơi các nhân vật có thể tìm thấy sự che chở và sự bình an trong tâm hồn.

Như chúng ta đều biết, nhiều khi trong cuộc hành trình khám phá cổ mẫu, không phải cứ tìm là thấy bởi cổ mẫu không bao giờ ở trong trạng thái tĩnh mà luôn luôn động, không đứng yên cho ta chiêm ngưỡng mà luôn biến hóa khôn lường bởi tính gợi nghĩa bất tận, bởi biểu tượng luôn “ứ tràn ra khỏi những dạng thức, những cơ chế, những khái niệm, những biểu hiện làm cột chống cho nó”(09, tr.xxvi). Biểu tượng ngôi đền trong các truyện ngắn của R.Tagore không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa trên mà nó được mở rộng ra một tầng nghĩa cao hơn Nó không còn là một ngôi đền bình thường mà xuất hiện dưới dạng “ngôi đền đổ nát”. Có thể nói đây là hình ảnh mang tính biểu tượng rất lớn. Nó xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều truyện ngắn của R.Tagore. Trong Dàn hỏa thiêu (48.68), Mahamaya và Rajib gặp nhau trong một ngôi đền đổ nát bên bờ sông [71]…sau biết bao lời cầu xin van vỉ, cuối cùng Rajib cũng khiến được nàng đến ngôi đền đổ nát này[71]…cánh cửa gãy nát của ngôi đền, gần tung hết bản lề, bị gió đưa đẩy mở ra khép lại với tiếng cọt kẹt trầm trầm ai oán [71]…nhắn cho Mahamaya đến ngôi đền

đổ nát ven sông vào lúc giữa trưa [69]. Ở truyện ngắn Kho vàng bí mật , Mritunniay “loáng thoáng thấy một mái đền ở xa xa, ẩn hiện giữa các cành cây. Nó lần theo hướng ấy và đến trước

một ngôi đền đổ nát”(48.131); “ hai người vượt qua nhiều quãng đồng, cuối cùng đến một khu rừng có một ngôi chùa đổ nát, bên trong không còn thờ cúng gì nữa” (52.97); at first she

showed herself to no one, but spent the whole day in a ruined temple, starving (lúc đầu, cô không để ai nhìn thấy mình và cô trải qua một ngày đói lả tại một ngôi đền đổ nát) (64. V)…

Không gian “ngôi đền” trong các truyện ngắn của R.Tagore là không gian đặc trưng của tôn giáo, một không gian tồn tại ngàn đời của những thế lực thần quyền. Nhưng đến giai đoạn hiện đại của xã hội Ấn Độ, trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, những thế lực đó đã biến chất thảm hại, đã “đổ nát”. Nó trở thành những bóng đen đè nặng lên số phận con người. Mahamaya, Kadabami không tìm thấy tình yêu và hạnh phúc, Mritunniay tham vàng quên cả sự sống, cậu bé Gokun Chandra bị chính ông nội của mình hại chết….Ngôi đền đổ nát- đó chính là không gian tồn tại của những kìm kẹp, những hà khắc, lỗi thời và dã man của tôn giáo đối với con người.

Một phần của tài liệu Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore (Trang 61 - 64)