Không gian lưu lạc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 70 - 73)

Chương 3: KHÔNG GIA N THỜI GIAN TRẦN THUẬT 3.1 Không gian trần thuật

3.1.2. Không gian lưu lạc

Đắm thuyền là câu chuyện xảy ra trong một năm tai họa. Trong một năm ấy, biết bao nhiêu cuộc lưu lạc, biết bao nhiêu con đường đã được vạch ra và in dấu chân nhân vật. Và không gian lưu lạc trong bộ tiểu thuyết trở thành con đường để mỗi nhân vạt khám phá và kiếm tìm hạnh phúc.

Trong tác phẩm, mỗi nhân vật đều có những cuộc lưu lạc của mình. Lưu lạc – con đường đời của Ramesh, ngay từđầu đã được xác định khá rõ ràng. Đó là con đường tranh đấu không ngừng để chống lại những rủi ro. Ramesh đã buộc phải rời làng quê để tránh cho Kamala những rủi ro, buộc phải rời Calcutta đến vùng Tây Bắc để xây dựng cuộc sống mới. Mỏi chân, anh dường như xác định sẽ dừng hẳn ở Ghazipur để chính thức kiến tạo mái ấm gia đình thực sự bên Kamala.

Lưu lạc, trôi dạt đến hết nơi này đến nơi khác, chắn chắn, anh chưa bao giờ có thể nghĩ đến trước đây. Nhưng người ta không bao giờ có thể lập trình hay lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Con đường của đời Ramesh, duy nhất phải là con đường đấu tranh giữa trách nhiệm và bổn phận, giữa tình yêu và tình thương. Nhiều lúc, trong hành trình lưu lạc, anh đã từng thèm khát một cuộc

đời “ngủ trong giường chiếc hẹp” với những “giấc mơ con” ( Thơ của Chế Lan Viên): “Ước gì số

phận đặt mình vào một con đường mòn nào đó như viên thư kí kia, con đường ấy hẹp nhưng xác

định rõ ràng” [27, 137]. Những chuyến đi và những lần suy tư giúp anh nhận ra rằng: “Suy cho

cùng, nỗi xấu hổ và đau khổ của anh không phải là cái gì vô hạn, trùm lấp cả thời gian và không

gian” [26, 127].

Trên mỗi chuyến đi của Ramesh, Kamala luôn bên cạnh anh. Chuyến đi ban đầu đến Calcutta của Kamala đơn thuần chỉ là phu xướng phụ tùy. Hình ảnh thành phố với dòng người qua lại không ngớt khiến đôi mắt tò mò của nàng cảm thấy thật hứng thú. Nhưng con đường đời của nàng thực sự có ngã rẽ trên con tàu xuôi về Tây Bắc. Lần đầu tiên, từ mui tàu, Kamala hướng con mắt quan sát quang cảnh xung quanh và căng mắt về phía những con đường hẹp xuyên qua đám cây trồng. Con đường, đặc biệt là con đường hẹp chưa bao giờ có một ý nghĩa và một sức hút đối với nàng đến như vậy. Và nàng nhận ra con đường thực sự mà nàng muốn đi và muốn xây dựng, đó là con đường của cuộc sống bình dị. Lúc đầu, con đường gia đình này đối với Kamala không hẳn phải là một gia đình riêng có vợ có chồng, mà chỉ cần một mái gia đình chung. Cho nên nàng quyết định phản kháng và đi Ghazipur dù Ramesh không bằng lòng. Sự phản kháng cho thấy cái ý thức về quyền tự do hành động đã trỗi dậy trong nàng. Kamala không còn đơn giản chỉ là cái bóng bên Ramesh.

Lưu lạc, Kamala có cơ hội va chạm với nhiều tình huống, nàng bắt đầu có khao khát, khao khát cuộc sống gia đình. Nhưng “bức phác thảo Kamala đưa ra vềđời sống lứa đôi của mình chỉ là

những nét đại cương bằng bút chì, nhiều chỗ còn dang dở và hoàn toàn không tô màu” [31, 162].

Bằng bản năng, nàng cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Sự sơ sài của bức tranh về gia đình được nhận ra chỉ khi nàng nghe câu chuyện hạnh phúc của Sailaija. Cái thiếu trong ước vọng về mái ấm gia đình của nàng đó chính là tình cảm vợ chồng. Cho nên, hình ảnh gia đình mà nàng khao khát lúc

đi trên thuyền không thể là gia đình chung, mà phải là một gia đình riêng với cuộc sống lứa đôi ngọt ngào hạnh phúc.

Khám phá ra sự thật, Kamala buộc phải bước vào cuộc lưu lạc tìm chồng, bước vào con đường vô định. Lưu lạc tìm chồng, đó không hẳn là hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ Ấn Độ. Do đó, sự dấn bước của Kamala mang tính cách mạng. Nó vừa cho thấy tinh thần nhân đạo của Tagore vừa cho thấy sự quật khởi của người phụ nữ mà bấy lâu, họ luôn bị khuất phục trước số phận.

Trong trang đầu của chương 51, Tagore ba lần nhắc tới hình ảnh dấn bước của Kamala:

Quay về phía tây, nàng dn bước; nàng chỉ biết nàng phải dn bước, không hể nấn ná thêm phút

nào nữa” [51, 275]; “nàng hiểu mình phải dn bước, nên không chút nào dừng lại để suy nghĩ xem

cuối cùng mình sẽ đi đến đâu” [51, 276]. Có thể nói, trong hoàn cảnh này, chỉ có động từ “dấn

bước” mới có thể lột tả hết sự sẵn sàng và quyết tâm của Kamala. Cuộc lưu lạc hoàn toàn tự thân và cũng chỉ có một mình, không chút đắn đo, chậm trễ của Kamala được bắt đầu trong một không gian mờ tối, không trăng, không bóng người. Không gian rất ảm đạm, cô liêu và hoàn toàn trái ngược với diễn biến nội tâm nhân vật. Trời đầy bóng tối, không ánh sáng nhưng trong lòng nàng đang rực cháy ngọn lửa tìm chồng. Không gian không bóng người nhưng trái tim Kamala không cảm thấy sự cô đơn vì giờ đây, cái tên Nalinaksha đã tràn ngập tâm can nàng. Và quan trọng hơn, chuyến lưu lạc này giúp cho nàng nhận ra được một chân lý đời người: “Bây giờ, mình hiểu mình cũng là một phần

của thế giới đang sống” [51, 275] .

Cũng chừng ấy cuộc lưu lạc như Ramesh, nhưng nếu những chuyến đi của Ramesh là hành trình đấu tranh nội tâm thì của Kamala là con đường để trưởng thành và để đi tìm lại đúng danh phận của mình.

Là người con gái có chiều sâu nội tâm, không gian lưu lạc tìm đường của Hemnalini cũng trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Từ chỗ chỉ biết trốn chạy thực tại, sống bằng quá khứ, Hemnalini đã nhận ra con đường phải biết đương đầu đấu tranh không ngừng với những “sỏi đá” của cuộc đời, phải biết đứng vững trên những cái “dốc đứng” mà định mệnh tạo ra, phải mạnh mẽ trước cái “ tận” mịt mù phía trước.

Không gian lưu lạc là những trải nghiệm nhận đường của nhân vật vì đường đời không bao giờ có sẵn la bàn để định hướng. Những khó khăn, chướng ngại trên đường, đúng như Nalinaksha nói, nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho con người. Chân lý này đã từng được Tagore chia sẻ trong Thực

nghiệm tâm linh: “Đời sống ta như một dòng sông vỗ vào bờ mình, chẳng phải để cảm thấy mình bị

giam hãm, mà để mỗi lúc mỗi nhận thức rằng mình có một lối thoát vô tận về phía biển cả. Như thể

một bài thơ mỗi vần lại tìm lại điệu, không phải để các niêm luật cứng rắn làm câm họng, mà để

Không gian lưu lạc trong Đắm thuyền đã làm sáng lên những chân dung cuộc sống. Các nhân vật đều có những khổ đau, đều phải lưu lạc để tìm đường. Mỗi người mỗi con đường, nhưng đích đến sau cùng vẫn là niềm vui và hạnh phúc. Tìm kiếm hạnh phúc không phải là điều gì mới mẻ trong văn chương cũng như trong đời sống con người. Nhưng sự nhân văn ở đây thể hiện ở chỗ: trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc, nhân vật Đắm thuyền luôn cố gắng tránh chừa phần bất hạnh cho người khác. Với họ, trong cuộc sống, hạnh phúc không bao giờ là tấm chăn mỏng người này được ấm thì người khác phải chịu rét.

Vì tinh thần đấu tranh của mỗi nhân vật, chúng ta thấy rằng mỗi chuyến lưu lạc của họ giống như một cuộc hành hương trên hành trình cuộc đời. Nói theo cách của Tagore thì “Người ta làm sao

đến được thánh địa nếu lại không chịu hành hương” (Tôn giáo của một nghệ sĩ).

Không gian lưu lạc một lần nữa khẳng định giá trị con người hành động trong tác phẩm của Tagore. Nhân vật của ông thường chìm đắm trong suy tư, có thể quên cả không gian và thời gian nhưng họ không bao giờ thụđộng và bất lực trước số phận. Lưu lạc là điều cần có trong cuộc đời vì nó là hành trình để con người khám phá và tìm kiếm hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 70 - 73)