Tiết tấu dồn dập

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 64 - 67)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.2.3.2. Tiết tấu dồn dập

Sự căng thẳng, dồn dập trong tiết tấu được tạo ra bằng cách đặt những kiểu câu hỏi liên tục dai dẳng.

Xã hội sẽ tiếp nhận nàng (Kamala) ra sao nếu biết suốt lúc này đây, nàng sống như vợ chồng

với một người đàn ông khác? Nàng có thể tìm đâu nơi nương náu? Cho dù người chồng của nàng

còn sống thì liệu ông ta có muốn hay đảm nhận nàng về không?[6, 29].

Tại sao buổi sáng mùa thu mờ sương này lại có vẻ ảm đạm đến như vậy? Từđâu đến những

tiếng thổn thức ngập tràn lồng ngực làm nàng nghẹn ngào và suýt ứa nước mắt? Tại sao giờđây,

nàng lại suy ngẫm về tình trạng cô đơn của mình? [27, 128].

Câu hỏi ngắn, thường là câu đơn bình thường. Câu hỏi nối tiếp câu hỏi và dường như không có khoảng trống cho các câu trả lời. Ngay cả sau một chuỗi câu hỏi, độc giả cũng không tìm thấy bất kì một câu trả lời nào. Như vậy, tính chất kết nối các câu hỏi bỏ ngỏ lời đáp đã tạo ra nhịp điệu nhanh và dồn dập.

Trong Đắm thuyền, Tagore hai lần miêu tả cơn thịnh lộ của thiên nhiên. Tiết tấu của trước và sau mỗi cơn giông bão là khác nhau. Nếu trước sự kiện, tiết tấu mang tính căng thẳng thì sau đó nó chùng xuống, nhẹ nhàng như chưa hề có trận cuồng nộ nào đi qua đây.

Cơn giông đầu tiên xảy đến không báo trước: “Trời vẫn không một gợn mây, đột ngột không

báo trước, sự yên tĩnh bị phá vỡ bởi một tiếng ầm ầm vang rền như sấm” [2, 21]. Và cơn bão thứ

hai xảy đến cũng dữ dội, ồ ạt như vậy: “Gió dần trở nên dữ dội, sông nổi sóng, ngầu bọt (…) Gió

thổi mạnh thành bão và mưa như trút” [29, 149].

Các câu tường thuật ngắn gọn và giữa các câu trong đoạn văn không có từ ngữ liên kết. Các chi tiết, hình ảnh ít có mối liên hệ tạo ra không khí ngột ngạt, khó thở. Nhưng sau tất cả những dữ dội ghê gớm ấy là một không gian bình lặng: Ánh trăng rực rỡ, sương mù mờ tan, bầu trời quang đãng. Tiết tấu thay đổi nhanh chóng, từ sự căng thẳng dữ dội chuyển thành chậm rãi, nhẹ nhàng. Sự thay đổi này càng làm bật lên tính chất dồn dập trong nhịp điệu trần thuật.

Trong Đắm thuyền, nhiều lúc tiết tấu dồn dập không được thể hiện trực tiếp trên câu chữ, nhịp điệu, nó được biểu hiện ngầm trong những đoạn hội thoại lệch nội dung mà chúng tôi tạm gọi là những khoảng trống trong hội thoại. Khoảng trống hội thoại là những đoạn đối thoại giữa các nhân vật mà mỗi lời họ nói với nhau thường không khớp, không phải vì hiểu sai mà vì giữa họđang diễn ra những tâm trạng trái chiều, hay sự giận dỗi. Và khoảng trống này đã làm cho buổi trò chuyện có một tiết tấu rất căng thẳng:

Lòng tràn ngập xúc động, Ramesh không ngần ngại. Anh ngồi vào xe, cố hết sức chế ngự

- Sao anh không cho em biết anh đã thi đỗ? – Nàng hỏi chứ không trả lời Ramesh.

Ramesh không biết trả lời làm sao, đành chỉ nói: - Tôi được biết cô cũng thi đỗ.

Hemnalini cười:

- Ôi chao! May mà anh không quên tất cả gia đình chúng em.

- Bây giờ cháu ởđâu? – Babu Annada hỏi.

- Dạ, ở Darjjipara ạ, - Ramesh nói.

- Sao chỗ trọ cũ của cháu ở Kalutola tốt quá đi chứ. Ông cụ nhận xét.

Hemnalini nhìn Ramesh, háo hức xem anh trả lời thế nào. Ramesh không phải không nhận

thấy cái nhìn của cô, biết trong đó ẩn chứa bao nhiêu trách móc.

- Dạ, cháu đã quyết định quay lại đấy! – anh buột miệng. Ramesh hiểu rõ Hemnalini

đang dò xét anh, thầm cảm thấy rằng anh phạm một tội gì nghiêm trọng nên mới thay đổi chỗở. Ý

nghĩ ấy làm anh đau nhói, khiến anh không thể nghĩ ngay ra được một cách biện hộ nào. Tuy vậy,

lúc này cuộc thẩm vấn chỉ diễn ra thầm lặng; Hemnalini cốđưa mắt nhìn đăm đăm ra ngoài đường.

Đến lúc sự im lặng đi tới chỗ không chịu được nữa, thì Ramesh bật ra trước:

- Cháu có một người bà con sống gần Hedua, nên đến ở Darjjipara là để lui tới với anh ấy

(…)

Hemnalini vẫn cứ đăm đăm nhìn ra ngoài đường, khiến anh chàng Ramesh khốn khổ phải

nặn óc nghĩ ra một câu khác. Anh chỉ thốt lên được một câu hỏi:

- Có tin gì về Jogen không ạ?

Nhưng người trả lời lại là babu Annada

- Nó thi luật hỏng và đã nghỉ trong nội địa để thay đổi không khí [7, 34].

Ngay từ những lời đối thoại ban đầu, cả Hemnalini và Ramesh đều cố tình tránh trả lời trực tiếp những câu hỏi của nhau. Sau đó, diễn ra cuộc thẩm vấn thầm lặng: Một người đăm đăm thinh lặng nhìn ra ngoài đường nhưng tâm trạng thì đang nóng lòng dò xét, còn một người muốn thu hút ánh nhìn của đôi mắt ấy, cố trả lời hay gợi chuyện nhưng càng lúc càng lóng ngóng. Khoảng cách được duy trì giữa những lời thoại tạo ra tiết tấu dồn dập. Ba người với hai khoảng hội thoại nhưng một khoảng hội thoại đã bị hai nhân vật chính bỏ trống. Vì thế mà tính chất căng thẳng diễn ra thầm lặng nhưng hết sức ngột ngạt.

Tiết tấu biến hóa lúc căng thẳng, lúc chậm rãi góp phần tăng giá trị nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền. Nhà văn luôn linh hoạt trong cách thay đổi tiết tấu. Có lúc nội tâm Ramesh hốt hoảng nghĩ về tương lai với những câu hỏi như thế nào và ra sao, tạo ra nhịp điệu căng thẳng dồn dập, nhưng cũng nhiều lần, anh trầm ngâm, thinh lặng, chìm đắm trong những kỉ niệm và nỗi nhớ nhung người yêu. Kamala cũng vậy. Nàng từng tự vấn những câu hỏi tại tại và tại sao một cách dồn dập nhưng cũng có khi đăm đăm nhìn ra con đường mòn mà mơ tưởng đến mái ấm gia

đình, hay nghẹn ngào chết lặng khi nhớ về những ngày tháng đáng sợđã qua bên cạnh Ramesh và hồi tưởng lại không khí buổi lễ thành hôn với Nalinaksha.

Độ căng, chùng của tiết tấu là một trong những biện pháp nghệ thuật hữu hiệu để khai thác tâm trạng nhân vật. Đồng thời tính chất thay đổi, biến hóa uyển chuyển giữa hai thái cực của nhịp điệu đã làm cho lời trần thuật có được sự biến chuyển cần thiết thu hút độc giả. Nếu sự chậm rãi, nhẹ nhàng khơi nguồn cho những dòng chảy trữ tình hài hòa trong việc khắc họa bức tranh con người và tạo vật, thì sự nhanh chóng, dồn dập lại rất hiệu quả chuyển tải những khúc gấp tâm trạng, những cái căng thẳng giận hờn của đôi lứa hay là sựđột ngột bất thường của bàn tay vạn năng thiên nhiên.

Nhân vật trần thuật trong Đắm thuyền đã rất thành công trong vai trò dẫn dắt câu chuyện. Vừa đóng vai trò trần thuật khách quan vừa thể hiện sự nhập cuộc tâm tình cùng nhân vật, người kể đã tái hiện những kiểu nhân vật rất riêng của tác phẩm. Đồng thời với kiểu xuất hiện ở ngôi thứ ba, người kể chuyện đã có được điểm nhìn bên trong, và từ đó thể hiện giọng trần thuật vừa ngọt ngào vừa triết lý trong một tiết tấu biến hóa lúc căng thẳng, dồn dập lúc chậm rãi, nhẹ nhàng. Có thể nói rằng, thành công trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết Đắm thuyền có sựđóng góp rất lớn của nhân vật trần thuật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)