Triết lý chiêm nghiệm và trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 56 - 61)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.2.2.2. Triết lý chiêm nghiệm và trữ tình sâu lắng

Trong Đắm thuyền, mặc dù Tagore đã chọn nhân vật kể chuyện ngôi thứ ba, nhưng nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, vào người trần thuật để bày tỏ quan niệm, triết luận của bản thân về mọi vấn đề trong cuộc sống.

Nhưng cũng cần nói thêm rằng, triết lý chiêm nghiệm là chất giọng đặc trưng của Tagore. Những bài thơ tình làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới cũng chứa đựng tính triết lý sâu sắc.

Em thế nào cứ thế mà đến

Chớ loay hoay sửa soạn áo quần

Nếu tóc em tết rồi có thể sổ ra

Nếu đường ngôi chưa thẳng

Thì cũng đừng lo ngại em ơi

Em thế nào cứ thế mà đến

Chớ loay hoay sửa soạn áo quần

(Bài 11, Người làm vườn)

Điệp khúc “Em thế nào thì cứ thế mà đến” như một lời nhắn nhủ chân tình trong một bài học triết lý về tình yêu. Hãy cứ đến với nhau, hãy cứ yêu nhau bằng tất cả những gì bình dị, chân

phương của bản thân. Sự chải chuốt cầu kì đường ngôi mái tóc, áo quần; sự ngụy trang bằng son phấn, chuỗi ngọc, vòng hoa đều sẽ là vô ích trong tình yêu. Hơn bất kì thứ tình cảm nào, tình yêu cần sự rung động chân tình từ hai trái tim chứ không phải từ sự bóng bẩy bên ngoài. Yêu những điều bình dị nhất của người yêu, theo quan niệm của Tagore, đó mới đích thực là tình yêu.

Chất giọng triết lý chiêm nghiệm tiếp tục phát huy sức mạnh của mình trong những tác phẩm văn xuôi.

Câu chuyện về cuộc đời nhân vật Binodini trong tiểu thuyết Nàng Binodini cũng được kể trong một giọng điệu nhiều yếu tố triết lý.

Tình yêu tách rời thực tế khắc nghiệt của cuộc sống cũng giống như một đóa hoa bị ngắt

khỏi cuống, chút nhựa ít ỏi còn lại không thể giữ nó sống được lâu (…) Nếu như tình yêu không tỏa

rễ bám vào đời thường thì vị ngọt ngào của nó không thể trọn vẹn hoặc lâu bền [8, 406].

Đây là lời trần thuật đầy tính chất chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa tình yêu và cuộc sống. Cuộc sống là cái nôi nuôi dưỡng mọi điều. Cho nên khi xa rời đời sống thực tế tình yêu sẽ mất dần đi khả năng tồn tại của mình. Trong tình yêu luôn có những giây phút thăng hoa nhưng ngay cả trong trạng thái bay bổng nhất, lãng quên cuộc sống cũng sẽ là điều làm hao mòn tình yêu.

Nối tiếp chất giọng đặc trưng của Tagore, bộ tiểu thuyết Đắm thuyền rất giàu yếu tố triết lý chiêm nghiệm. Lúc này, lời của nhân vật trần thuật như nói hộ tác giả những quan niệm, những bài học đạo đức về mọi khía cạnh của đời sống con người. Đôi khi, những bài học triết lý còn được phát ngôn thông qua ngôn ngữđối thoại của nhân vật.

Các nhân vật trong tác phẩm, tuy khác nhau về xuất thân, địa vị, nhưng họđều là những con người hành động. Mỗi nhân vật đều có con đường riêng nhưng không có con đường nào nằm ngoài quỹđạo của sựđấu tranh với cuộc sống. Ngay từđầu, người kể chuyện đã nêu rõ quan niệm triết lý

về đời người: “Chỉ trong sự xung đột không ngừng của con người mới không có lúc tạm nghỉ, lúc

thịnh cũng như lúc suy, đời người là cuộc đấu tranh không ngừng chống lại những rủi ro” [16, 73].

Trong một cuộc trò chuyện cùng với Hemnalini, Nalinaksha đã thể hiện thay tác giả triết lý

vềđường đi: “Những khó khăn trên đường đi của chúng ta chính là để truyền sức mạnh cho chúng

ta thêm phấn đấu”[53, 297]. Đường đời của mỗi người đều có những chông gai, sỏi đá. Đối mặt và

vượt qua trở ngại là cách đấu tranh tích cực và hiệu quả nhất. Chính vì thế, các nhân vật trong tiểu thuyết dù bị đặt trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, họ cũng chưa bao giờ thôi đấu tranh. Dường như, nghịch cảnh càng éo le bao nhiêu, niềm tin vào cuộc sống của nhân vật càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Là một câu chuyện về những con người trẻ tuổi trên con đường đi tìm tình yêu và hạnh phúc,

Đắm thuyền luôn có những lời triết lý chiêm nghiệm rất hay về tình yêu: Cơ hồ như tất cả cái say

giờđây trong họ niềm say mê ấy đang rung lên biết bao nhiêu là hạnh phúc và sầu khổ, khao khát và đau đớn” [10, 44]. Như một lần Tagore đã từng nói: “Tình yêu là cuộc đời trong trạng thái tròn

đầy như cái cốc có rượu”, cảm xúc trào dâng trong lòng hai con người yêu nhau xuất hiện đồng thời

cả niềm hạnh phúc và nỗi sầu khổ, cảđiều khao khát và sự đau đớn. Bản chất tình yêu muôn đời là vậy, luôn luôn tồn tại những điều tương phản, giống như ly rượu vừa thơm tho đắm say nhưng cũng vừa cay nồng choáng váng.

Không dùng những ngôn từ đao to búa lớn, giọng điệu triết luận trong Đắm thuyền, vì thế, khiến người đọc cảm nhận một cách thấu đáo và thoải mái. Đôi khi lời triết lý còn được thể hiện ngay trong câu hỏi bỏ ngỏ về mối quan hệ giữa tình yêu và cuộc sống: “Anh vừa được nhìn thấy tình

yêu ở trong cái lặng lẽ muôn đời và bao la trong lòng tạo vật. Giờđây anh thấy tình yêu trong mối

liên hệ với cõi đời bị trà đạp và vứt bỏ trong cuộc đời chen chúc. Đâu là ảnh thật và đâu là ảnh

ảo?” [16, 73]. Là một phần của cuộc sống, tình yêu luôn phải được đặt trong cái náo động, bộn bề và thử thách của nó. Sự trải nghiệm trong cuộc đời của tình yêu là một sự thật tất yếu. Cái ảnh thật của tình yêu là cái ảnh mà nó phản chiếu trong đời sống thực.

Chất giọng triết lý trong Đắm thuyền là một trong những giọng điệu chủđạo, mang nét đặc trưng của phong cách Tagore. Những triết lý của ông nhẹ nhàng như lời chiêm nghiệm và suy tư về cuộc sống nhưng cũng hết sức nhân văn như một bài học giáo dục đạo đức và cách sống.

Dù trang tiểu thuyết thấm đẫm sự triết luận nhưng vẫn tỏa ra sự ngọt ngào trong từng lời kể. Điều này có được là do chất giọng trữ tình sâu lắng.

Chất giọng này được biểu hiện qua nhiều phương diện. Đó là cách gọi thân yêu trìu mến của các nhân vật, là kiểu câu cảm cùng các thán từ thiết tha, là những dòng định ngữ cùng nhiều tính từ gợi hình, và đặc biệt là kết cấu trữ tình ngoại đề.

Khi xưng hô, nhân vật thuộc quan hệ lớp dưới luôn thưa gởi rất đúng lễ nghi, ngược lại nhân vật ở mối quan hệ trên luôn kèm theo những thán từ khi gọi hay những câu cửa miệng ngọt ngào. Dù ở bất kì vai vế nào, họ rất hiếm khi đặt những câu hỏi khuyết chủ ngữ. Bà Kshemankari hay Babu Annada trong cách nói chuyện với con hay với nhân vật ở mối quan hệ lớp dưới luôn có câu nói “Con yêu ạ”, hay “Cháu yêu ạ”. Đáp lại, Ramesh, Kamala, Hemnalini, Nalinaksha cũng có cách xưng hô lễ phép rất tự nhiên. Bằng những cách xưng hô rất tình cảm như vậy, đoạn hội thoại giữa các nhân vật luôn tạo ra cảm giác êm ái, ngọt ngào:

“Thấy ông ởđó, Hemnalini phê bình bằng vẻ vui đùa:

-Xin cha đi ngủ thôi, cha , ngoài này trời quá rét đối với cha đấy .

- Chính con cần phải đi ngủđi, con yêu quý. Cha sẽ quay vào ngay đây” [49, 266].

Giọng điệu trữ tình ngọt ngào sâu lắng còn được thể hiện trong cách sử dụng các thán từ cùng kiểu câu cảm.

Các thán từ biểu lộ cảm xúc được dùng trong bộ tiểu thuyết là những từ như ôi, chao ôi, trời

ơi…Những kiểu câu cảm rất hay được sử dụng như một phương tiện thể hiện cảm xúc của nhân vật, đồng thời có giá trị rất lớn trong việc tạo ra chất giọng dịu dàng truyền cảm. Nhớ về Hemnalini, trong lòng Ramesh nhớ lại cả một miền kí ức ngọt ngào xuyên thấu cả bao nhiêu tầng không gian và vượt qua mọi chiều thời gian, anh thốt lên: “Thật là kì diệu xiết bao! Một sự kì diệu làm biến đổi

phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn anh, làm biến đổi cả thế giới chung quanh anh!” [16, 73].

Nhưng có lẽ, gây được ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là kiểu trữ tình ngoại đề và lối kết cấu câu định ngữđan xen trong lời kể.

Lời bình ngoại đề (trữ tình ngoại đề) là một thuật ngữ văn học dùng để chỉ một hình thức ngôn từ của tác giả, là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị lệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong tác cốt truyện, nhằm bình luận hay đánh giá về chúng, hoặc về những điều khác không trực tiếp gắn với hành động của tác phẩm.

Song cái anh chàng Ramesh kiên nhẫn, đầu óc nghiêm túc của chúng ta đâu phải là một tay

chịu lơi tay cày. Như chiếc xe ung dung theo đường ca nó, mc k nhng gì bên dưới bđè nát,

Ramesh cũng lăn đi y như vy, không cưỡng li được và không nhìn ngó gì trên nhng phím

ca cây đàn bt hnh (Lời bình ngoại đề) [10, 46].

Nàng (Hemnalini) cố chặn mối nghi ngờ lại, không cho nó đột nhập vào dinh lũy của lòng

tin, vậy mà những hoài nghi lại đấm ầm ầm vào cửa sau. Như người m c che chđứa con bng

cách ôm vào lòng, nàng khư khư gi trong tim nim tin vào Ramesh khi nó b cái chng c nguy

hi tn công (Lời bình ngoại đề) [22, 104].

Thông qua lời bình ngoại đề, chiều sâu nội tâm nhân vật được nhà văn thể hiện trong niềm cảm xúc dạt dào. Từđó, ý đồ tư tưởng nghệ thuật đạt đến độ lặng cần thiết.

Như vậy, lời bình ngoại đề trong bộ tiểu thuyết thường có cấu trúc: Mệnh đề chứa từ so sánh, S +V. Trong đó, S là chủ ngữ, V là vị ngữ.

Với cấu trúc như thế này, tác giả có thể đưa ra được nhiều hình ảnh biểu cảm hơn trong vế câu chứa từ so sánh. Từđó, lời bình ngoại đềđược tăng thêm khả năng gợi hình gợi cảm.

Nhưng cấu trúc lời bình ngoại đềđôi lúc cũng thay đổi. Nó được tách riêng thành một đoạn văn nhỏ.

Thế là cuối cùng nước mắt tràn mi; nước mắt không kìm lại được, rơi thành giọt lớn, Kamala

quay lại, giấu không cho Umesh thấy mặt.

Mt đám mây trĩu nước lướt đi mãi cho đến khi gp được mt k lang thang như mình

dưới dng mt cơn gió thế là mây không chu ni gánh nng ca mình na (Lời bình ngoại đề)

Khi Sailaja bắt đầu kể về chồng mình thì câu chuyện đã thân tình lắm rồi…Nhưng Kamala

hiểu nàng không thể gảy sợi dây đàn đó được…Và đối với cuộc trò chuyện như thế, nàng không có

chuyện để nói và cũng chẳng muốn nói.

Trong lúc con thuyn ca Sailaja cht đầy nim vui hn h xuôi dòng thì con thuyn rng

không ca Kamala mc kt thm hi ch nước nông (Lời bình ngoại đề) [31, 162].

Việc tách thành một đoạn văn của lời bình ngoại đề có giá trị nhấn mạnh và khắc sâu hình ảnh được nhắc đến. Từđó, giọng điệu trữ tình tạo thành dư âm xúc động lòng người.

Một điều dễ nhận thấy trong cấu trúc lời bình ngoại đề của nhân vật là cách so sánh giàu hình ảnh cùng lối ví von đặc sắc. Tác giả so sánh cuộc trò chuyện không tìm được sự sẻ chia của Kamala và Sailaija như là hai con thuyền trên hai dòng chảy khác nhau, một dòng xuôi chèo mát mái, một dòng khiến con thuyền bị mắc kẹt giữa chừng. Lấy hình ảnh đám mây trĩu nước rơi xuống lả chả so sánh với những giọt nước mắt nghẹn ngào của Kamala là lối diễn đạt rất mới. Thêm vào đó, những hình ảnh được tác giả lựa chọn để so sánh đều là những hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Với một đất nước yêu thiên nhiên như Ấn Độ thì thuyền, mây và mưa quá đỗi thân thuộc. Như vậy, không cầu cầu kỳ trong phép so sánh nhưng lối diễn đạt trong lời bình ngoại đề của tác phẩm đã tạo ra được một ấn tượng trong lòng độc giả. Nó nhẹ nhàng tinh tế và hết sức truyền cảm.

Giọng điệu trần thuật ngọt ngào sâu lắng còn được tạo ra nhờ kiểu câu định ngữ.

“Nhưng cuối cùng nỗi nhớ nhà bắt đầu trỗi dậy, làm những suy nghĩ của anh (Ramesh)

hướng về nhà mình – ngôi nhà yên tĩnh thưở u thơ, bây gi hu như b lãng quên, ngôi nhà lí

tưởng trong trí tưởng tượng ca anh thi xưa” [46, 246].

“Từ một nguồn khuất nẻo nào đó, nước mắt không kiềm được dâng lên đầy mắt nàng

(Kamala), và cứ thế, lăn xuống má nàng thành giọt lớn – đấy là nước mt ca nim vui ra sch

nhng đám mây bun đã trùm lên cuc sng mt chng ca nàng” [62, 365].

Trong những vế câu định ngữ, phép lặp được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật chủđạo. Nhờđó, hình ảnh không chỉđược nhấn mạnh mà còn làm tăng thêm yếu tố gợi hình và biểu cảm.

Giọng điệu trữ tình ngọt ngào còn được thể hiện qua bút pháp miêu tả thiên nhiên, hay qua sự kết hợp khai thác nội tâm với phác họa không gian thiên nhiên.

Tỏ ra là người có ưu thế mạnh mẽ trong việc quan sát cảnh vật, mỗi khi Tagore tô vẽ thiên nhiên, người đọc thấy tồn tại chiều sâu cái hồn của tạo vật. Dù đó là thiên nhiên thực: “Lùm cây

thấp men theo bờ sông trông giống như cái viền sẫm màu trên tấm áo choàng vàng nghệ của bầu

trời hoàng hôn. Những con vịt suốt ngày lặn lội kiếm ăn, lúc này bay về hàng đàn qua bóng tối nhá

thiên nhiên của tâm trạng: “Nắng dường như thiếu rực rỡ, sông chảy lờđờ, và cây trên bờủ rũ như

những khách bộ hành mệt mỏi” [28, 140] thì tính chất biểu cảm luôn tràn ngập trong mỗi bức tranh.

Để làm nổi tính trữ tình của tạo vật, Tagore rất ưa thích dùng nhiều tính từ chỉ tính chất, mức độ và màu sắc. Gam màu ởđây là những gam màu rất nổi bật, gây ấn tượng mạnh, đó là những màu vàng nghệ, màu ánh vàng. Các tính từ chỉ tính chất nhưrực rỡ, lờđờ, ủ rũcũng là những từđã được nhân cách hóa mang tính gợi hình cao đã tạo được một phông nền ấn tượng.

Trong bộ tiểu thuyết, thiên nhiên và con người hài hòa trong một không gian. Mỗi khi nhân vật tư lự, quang cảnh chung quanh như thao thức cùng họ. Ngoài cuộc giao hòa thường xuyên giữa con người với mẹ thiên nhiên, trong tác phẩm, có rất nhiều sự giao cảm giữa tâm hồn với tâm hồn. Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra giữa Ramesh và Hemnalini trong một buổi chiều thu bên khung cửa mở. Cuộc gặp gỡ thứ hai diễn ra trên sân thượng giữa cha con Hemnalini. Cuộc gặp gỡ nội tâm thứ ba diễn ra giữa Kamala và Nalinaksha. Những cuộc giao cảm giữa con người và con người luôn có nhân vật thứ ba là thiên nhiên. Lúc này, vạn vật chung quanh như chúc muôn phúc lành cho họ. Sự tươi mới của nắng thu, gam màu nhẹ nhàng của hoàng hôn hay nét rực rỡ của nắng mai là cái nền tỏa sáng để sự giao hòa được thăng hoa. Hình ảnh thiên nhiên lay động, tâm hồn con người hiền hòa thấu hiểu, chẳng còn một ranh giới nào tồn tại giữa tâm hồn người này và tâm hồn người kia. Và từ đó, chất giọng trữ tình sâu lắng bay bổng trên từng dòng trang tiểu thuyết.

Giọng điệu ngọt ngào trong tiểu thuyết còn được thể hiện ở tình yêu thương giữa các nhân vật. Đó là tình cha dành cho con thầm lặng và lớn lao mà babu Annada dành cho cô con gái yêu. Đó là tình yêu trong xa cách của Ramesh và Hemnalini. Một câu châm ngôn đã từng nói: Tình yêu trong xa cách giống như ngọn lửa trong gió, gió sẽ thổi tắt những ngọn lửa nhỏ và thổi bùng những ngon lửa lớn. Thế nên, mối tình nhiều gian truân của họ, trong không gian ngăn cách vẫn luôn luôn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)