Tiết tấu chậm rã

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 62 - 64)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.2.3.1.Tiết tấu chậm rã

Tiết tấu chậm rãi trong tác phẩm thường được thể hiện trong những trường đoạn tâm tình của nhân vật. Nó được thể hiện trong lời dẫn truyện với các kiểu câu phức.

Lồng ngực Kamala như vỡ tung, nàng lảo đảo đi ra một chỗ ở hiên nhà, từ đấy có thể nhìn

rõ được Nalinaksha và ngồi thụp xuống đất để cho nỗi xao xuyến trong lòng lắng xuống [52, 288].

Anh (Ramesh) đã quyết trong tương lai Kamala phải là vợ mình về thực chất cũng như trên

danh nghĩa, còn sự ép buộc thực chất hiện nay là một bản án tạm hoãn, và anh lại sung sướng thả

mình vào trạng thái do dự cũ..” [32, 168].

Câu phức trong tác phẩm luôn xoáy sâu vào một chủ thể. Một chủ thể với những hành động và tâm trạng khác nhau đã tạo ra tiết tấu chậm rãi. Nhân vật dù nhiều mâu thuẫn, đau đớn nhưng với kiểu câu phức thì nhịp điệu câu được giãn cách, ít dồn dập và nhờ thế tiết tấu trở nên chậm rãi. Từ đó tính chất căng thẳng được “giảm tải”.

Không chỉ với câu phức, kiểu câu đơn đa vị ngữ hay câu đơn chứa nhiều thành phần định ngữ cũng là cách thức tạo ra tiết tấu chậm rãi trong tác phẩm.

Hemnalini bây giờ hẳn phải căm ghét anh (Ramesh), nỗi căm ghét ấy có cái lợi là sẽ làm cho

nàng nghiêng về phía chấp nhận lời tỏ tình của một người cầu hôn nào khác [30, 157].

Tiết tấu chậm rãi còn được thể hiện trong những khoảng im lặng giữa hai nhân vật. Trong không gian ấy, chẳng có bất kì một âm thanh hay một ngôn ngữ. Cả vũ trụ chỉ có hình ảnh của ánh sáng qua khung cửa, chỉ có ánh mắt nhìn nhau trong thinh lặng. Thời gian không tồn tại và hai tâm hồn bình ổn đứng bên nhau tận hưởng cảm xúc ngất ngây hạnh phúc: “Thế là hai người yêu nhau

đứng kề nhau bên ô cửa sổ vắng vẻ, bốn mắt nhìn nhau. Dù không nói một lời, cả hai đều thấy bình

ổn hạnh phúc, họ trải qua niềm sung sướng thần tiên trong trạng thái ngây ngất do sự yên lặng ấy

đưa lại” [4, 67].

Sựđối lập giữa cái tĩnh lặng bên khung cửa sổ với không gian ồ ào tấp nập dưới phố khi kỳ nghỉ sắp đến càng làm tăng thêm yếu tố thinh lặng của không gian cửa sổ. Trong cái chậm rãi của tiết tấu, nhân vật dường như không cử động mà chỉ cảm nhận, nhìn nhau rơi lệ mà không tạo thành

tiếng nấc nghẹn ngào. Ban đầu, họ dường như cố duy trì một khoảng cách: Một người ngập ngừng chưa muốn tiến đến, một người đứng chết lặng nhìn ngắm phố phường. Và khi khoảng cách được thu hẹp, hai người đứng kề nhau cái thinh lặng tiếp tục kéo dài thời gian khiến mạch truyện vì thế mà chậm rãi nhẹ nhàng. Người trần thuật dường như cũng chẳng muốn thời gian của đôi lứa vụt qua nhanh nên cứ nấn ná, chậm rãi thuật tả từng hình ảnh ấn tượng. Vì thế mà nhịp điệu câu cứ như dài ra với kết cấu câu phức và hạn chếđến mức tối đa dấu chấm ngắt câu.

Tiết tấu chậm rãi của tác phẩm còn được thể hiện trong cảm nhận của nhân vật về không gian và thời gian. Nhân vật thường rất hay trầm ngâm suy tư. Mỗi khi trăng lên hay ánh hoàng hôn xuất hiện, Ramesh lại ngục đầu vào tay mà nghĩ ngợi; khi bóng đêm dần buông, Hemnalini lại đi đi lại lại trên lối mòn hay trên sân thường mà chậm rãi nghĩ về kỉ niệm. Và trong sự suy tư của nhân vật, thời gian không tồn tại. Cả Kamala và Hemnalini đều không nghĩđến dòng thời gian, vì thế mà Kamala trăn trở từ lúc trăng lên tới lúc trăng lặn và chỉ thực sự trở lại với hiện tại khi cái rét ngấm vào da thịt của nàng; còn Hemnalini thì chìm đắm trong quá khứ, chỉ có tiếng gọi thiết tha của người cha thân yêu mới đủ sức kéo nàng về với thực tại. Thời gian với Ramesh là “thời gian kéo lê chầm chầm”, quá khứ, hiện tại hay tương lai với anh là những câu hỏi lớn. Chính cách cảm nhận của nhân vật đã góp phần kéo dài tiết tấu của tác phẩm.

Tiết tấu chậm rãi của Đắm thuyền đã tạo ra yếu tố trì hoãn mạch truyện. Nó thể hiện ở chỗ cốt truyện rất ít căng thẳng và kịch tính. Có lẽ cái kịch tính duy nhất là sự hiểu lầm do định mệnh sắp đặt. Toàn bộ câu chuyện diễn ra trong vòng một năm. Đây rõ ràng là khoảng thời gian không dài trong đời người, thế nhưng với tiết tấu chậm rãi và luôn đặt nhân vật vào những cuộc đấu tranh nội tâm, đã tạo ra sự trì hoãn mạch truyện. Cũng cần phải nói thêm rằng, sự trì hoãn này không phải là cách làm tăng dung lượng của tác phẩm mà là cả ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mục đích của Tagore là tạo ra một tác phẩm tiểu thuyết tâm lý. Thế nên, nhà văn chuộng việc khắc họa đời sống nội tâm hơn là miêu tả những chi tiết.

Khi tập trung khai thác chiều sâu tâm trạng nhân vật thì một sự kiện có thể được trần thuật thành nhiều phân đoạn. Chi tiết hoãn cưới của Ramesh và Hemnalini kéo dài tới hai chương từ chương mười lăm tới hết chương mười sáu. Nếu xét trong tổng số sáu mươi hai chương của tác phẩm thì nó chiếm tới hơn 3% dung lượng. Thêm vào đó, tâm trạng day dứt của Ramesh sau hoãn hôn kéo dài cả một chương, hay như sự kiện gặp gỡ giữa Kamala và Nalinaksha kéo dài tới bảy đoạn trần thuật.

Tiết tấu chậm rãi là một yếu tố nổi bật của Đắm thuyền. Đây là kiểu tiết tấu rất phù hợp với tiểu thuyết tâm lý, đặc biệt là những trường đoạn phân tích nội tâm nhân vật.

Tiết tấu trong tác phẩm luôn có tính chất biến hóa. Nó không chỉ là sự chậm rãi, nhẹ nhàng mà còn có độ căng và sự dồn dập.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 62 - 64)