Tính chất dẫn dắt câu chuyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 29 - 31)

Đắm thuyền là câu chuyện kéo dài một năm của những con người trẻ tuổi, một năm với rất

nhiều biến cố sau đám cưới. Toàn bộ câu chuyện có năm mươi hai sự kiện nhưng có tới mười bảy sự kiện mang tính tình cờ, ngẫu nhiên. Từ xưa đến nay, yếu tố ngẫu nhiên trong một tác phẩm thường được đánh giá, cân đo theo hai thái cực, một là thành công, một là hạn chế của tác phẩm. Do đó, với sự thể hiện tập trung yếu tố này, Đắm thuyền đã tạo ra hai luồng phản ứng khác nhau, một phần độc giả coi đó như một yếu tố làm giảm giá trị chân thực của tiểu thuyết, vì thế mà chuyện cứ như bịa; một phần khán giả khác tỏ ra yêu thích, coi đây như một sản phẩm đặc trưng trong tư duy An Độ.

Thực chất, yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên đã được Tagore chủ ý khai thác triệt để. Dù có những tiếp nhận trái chiều, yếu tố tình cờ ngẫu nhiên đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong mạch chảy của câu chuyện Đắm thuyền. Tính ngẫu nhiên của các sự kiện thường được thể hiện một cách bất ngờ, với các từ ngữ như “Bỗng nhiên”, “thình lình”, “đột ngột”… Hai cơn giông bão, một ở đầu một ở giữa tác phẩm, đều đến trong bất ngờ, không báo trước; nhiều biến cố khác cũng diễn ra một cách thình lình, tình cờ: Ramesh tình cờ phát hiện ra lầm lẫn, Kamala bỗng khám phá ra sự thật khi vô tình đọc mảnh thư của chồng, Hemnalini nhận được thông báo hoãn hôn một cách đột ngột… Chúng ta có thể gọi tên và phân ra làm hai loại: Ngẫu nhiên gặp gỡ và ngẫu nhiên trùng lặp.

Sự trùng lặp đầu tiên khơi nguồn cho toàn bộ diễn tiến của câu chuyện đó là sự trùng lặp trong đám cưới của Ramesh và Kamala: Cả hai đám cưới cô dâu và chú rểđều không nhìn mặt nhau và lễ rước dâu cùng lúc diễn ra trên sông. Vì thế, số phận dễ dàng sắp đặt sự hiểu lầm. Và từđó, biết bao nhiêu biến cốđã xảy ra.

Từ tâm điểm là nhân vật chính Ramesh, những sự kiện ngẫu nhiên gặp gỡđã dẫn dắt toàn bộ nội dung của tác phẩm. Ngẫu nhiên gặp lại Hemnalini trên phố, Ramesh đã sống trong những tháng ngày hạnh phúc nhất của đời mình. Và cũng ngẫu nhiên, Kamala quay trở vềđúng dịp đám cưới của anh, khiến đời anh rẽ sang hướng khác. Câu chuyện cứ thế nối tiếp theo cái vòng xoáy của tình cờ, ngẫu nhiên.

Rõ ràng, không phải những yếu tố khách quan mang tính logic đã tạo ra ngã rẽ cho câu chuyện, mà chính những cái ngẫu nhiên đã chuyển hướng sự kiện trong bộ tiểu thuyết. Ramesh đã thay đổi hành trình lên vùng Tây Bắc vì cuộc gặp gỡ với nhân vật ông bác Chakrabartti. Kamala đã bước vào ngã rẽ khác khi tình cờ khám phá ra sự nhầm lẫn bấy lâu… Những chuyển hướng này đã là lực đẩy đểđưa câu chuyện phát triển.

Theo chiều dài cốt chuyện, các yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên vừa có tác dụng kết nối câu chuyện vừa tạo bước ngoặt quan trọng để chuyển hướng sự kiện.

Đắm thuyền là bài ca tình yêu đôi lứa. Và nếu xét mối quan hệ của các nhân vật chính trong tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy, xuất hiện giữa họ rất nhiều yếu tố trùng lập một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Mối quan hệ của họ không phải theo kiểu tam giác tay ba như những câu chuyện tình yêu khác, họ là bốn đỉnh của một tứ giác rất ngẫu nhiên. Chúng ta có một sơđồ như sau:

Ramesh Hemnalini

Kamala Nalinaksha

Giữa bốn nhân vật này có sự gặp gỡ mang tính ngẫu nhiên. Ramesh gặp Kamala tình cờ trên bãi cát mênh mông. Cũng tình cờ, nhưng sự gặp gỡ giữa Hemnalini và Nalinaksha mang tính chất khác, đó là sự ngẫu nhiên Hemnalini tìm thấy con đường tôn giáo nơi Nalinaksha. Hai cuộc gặp gỡ, hai sự ngẫu nhiên nhưng không hề trùng lặp.

Nếu đặt một đường chéo nối Kamala và Hemnalini thì có thể nói, bốn nhân vật này tạo thành hai tam giác tình cảm. Tuy nhiên, trong tam giác tình cảm của họ, không có những căng thẳng mâu thuẫn hay đấu tranh giành giật. Hạnh phúc là đấu tranh, nhưng trong bản chất con người Ấn Độ hiền lành, họđấu tranh là đấu tranh với chính mình đểđạt đến sự hy sinh cho người yêu. Hạnh phúc khi thấy người mình yêu được hạnh phúc đó cũng là một cách yêu. Vì vậy, hai tam giác tình cảm gần như là sự vô tình ngẫu nhiên sắp đặt họđể từđó tạo thành một tứ giác quan hệ rất êm ả.

Trong cuộc đời của những nhân vật này, có những sự trở về gặp mặt mang tính chất ngẫu nhiên như một bước cản. Kamala quay trở về nhà vào dịp hè ngay đúng lúc đám cưới giữa Ramesh và Hemnalini sắp diễn ra và đám cưới buộc phải hoãn lại. Cũng thế, Ramesh gặp lại Hemnalini vào cuối tác phẩm đúng lúc Hemnalini sắp kết hôn với Nalinaksha, tuy không trực tiếp gây ra sự bất thành của cuộc hôn nhân này, nhưng nó cũng góp phần chấn động tâm hồn Hemnalini.

Nếu không có những yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên, nếu cứ theo logic cuộc đời thì Ramesh và Hemnalini, Kamala và Nalinaksha đã không phải trải qua quá nhiều phức tạp như thế để có được nhau. Nếu không có những dịp tình cờ, ngẫu nhiên thì cả bốn con người ấy đã tạo thành hai dòng đời song song có khi nào gặp gỡđể mà hiểu giá trị cuộc sống và tình yêu. Hai người phụ nữ trong tứ giác quan hệ này ngẫu nhiên trùng hợp rất nhiều. Kamala lầm tưởng Ramesh là chồng, còn Hemnalini lầm tưởng vai trò làm chồng của Nalinaksha. Khi đồng ý kết hôn với Nalin, nàng đã nhầm lẫn việc kết hôn với anh như là bổn phận của một tín đồđối với người chủ tinh thần của mình. Hemnalini nghĩ: “Săn sóc một người như anh chỉ là công việc của lòng mộđạo” [53, 297].

Tình cờ, ngẫu nhiên của bộ tiểu thuyết chiếm số lượng và vị trí quan trọng trong suốt sáu mươi hai chương. Điều thú vị là không có chi tiết nào trùng lặp. Tình cờ, ngẫu nhiên đẩy mạch truyện theo những hướng đi có ý đồ và không tuân theo logic mạch truyện. Đó là một hiện thực rất

hấp dẫn của câu chuyện. Và đó cũng là logic nghệ thuật. Hiện thực trong nghệ thuật là hiện thực của các mối quan hệ cuộc sống đã được tư duy lại, bởi vì nghệ thuật khám phá cuộc sống chứ không minh họa cho cuộc sống. Cuộc sống luôn cần những cái tình cơ, ngẫu nhiên để làm cuộc đời này thú vị hơn.

Nhưđã nói, yếu tố tình cờ ngẫu nhiên tồn tại trong Đắm thuyền đã nằm trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật của Tagore. Bởi vì, tình cờ, ngẫu nhiên là một thông điệp mang tính chất triết lý của nhà văn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 29 - 31)