Iểm nhìn và giọng điệu người kể chuyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 53 - 54)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.2.1.3iểm nhìn và giọng điệu người kể chuyện

Từ điểm nhìn bên trong khám phá chiều sâu nội tâm nhân vật, người kể chuyện trong tiểu

thuyết Đắm thuyền thể hiện phương thức trần thuật mang tính chất chủ quan. Gắn với phương thức

trần thuật chủ quan, người trần thuật có giọng điệu đáng tin cậy.

Người kể chuyện, từ điểm nhìn bên trong, thường phân tích, bình giá về con người và cuộc

Hemnalini (…) Bóng tối đen sẫm của bầu trời buộc anh phải tin rằng suy cho cùng nỗi xấu hổ và

khổđau của anh không phải là cái gì vô hạn, trùm lấp cả không gian lẫn thời gian. Nhưng ngôi sao

đang lp lánh trên đầu kia mi là vĩnh cu, và cái câu chuyn đáng thương hi và nh bé vđôi

tình nhân Ramesh và Hemnalini thm chí chng bao gi vươn ti được [26, 127]. Đặt tình yêu

của hai nhân vật trong mối quan hệ với vũ trụ bao la, để từ đó cho thấy sự vĩnh hằng muôn đời của tạo vật và cái nhỏ bé hữu hạn của tình yêu con người. Điều này như một sự trấn an tinh thần, một sự nâng đỡ cần thiết khi nhân vật chính rơi vào trạng thái bế tắc không thể chịu nổi.

Điểm nhìn bên trong khi lột tả tâm trạng nhân vật, người trần thuật còn tạo ra cách liên tưởng rất ấn tượng: “Hemnalini cố tự thuyết phục rằng mình rất may mắn (…) Và nhờ cứ lặp đi lặp lai

thường xuyên như thế, nàng bắt đầu thấy niềm vui được hi sinh trọn vẹn. Khi dàn hỏa táng không

còn bốc khói nữa, thì tính chất cực kì phức tạp của mối trần tục sẽ mất đi sức nặng một lúc, và

người chịu tang thấy nguôi ngoai” [56, 325]. So sánh niềm thanh thản trong tâm hồn Hemnalini

như là phút nguôi ngoai của con người trong buổi hỏa táng là lối diễn tả rất hay về tâm trạng của nhân vật lúc này. Tự an ủi và cố thuyết phục rằng cuộc hôn nhân với Nalinaksha là may mắn, và cái niềm vui của sự hi sinh ấy như báo hiệu dư vịđắng đót còn âm ỉ sau này.

Như vậy có thể thấy rằng, điểm nhìn trần thuật bên trong đã cho phép người trần thuật không chỉ tự do khám phá nội tâm nhân vật mà còn đưa ra những nhận xét đánh giá về con người và cuộc đời. Chính từ nền tảng đó đã tạo ra một giọng điệu đặc trưng nổi bật trong bộ tiểu thuyết này. Đó là chất giọng ngọt ngào trữ tình sâu lắng khi người kể cùng nhân vật trải lòng mình với cuộc sống trong tác phẩm và giọng triết lý chiêm nghiệm khi đánh giá và tổng hợp thành những bài học chân thực về con người.

Nói tóm lại, gắn với điểm nhìn trần thuật bên trong là chất giọng vừa có độ ngọt ngào trữ tình vừa có độ sâu sắc triết luận. Hai chất giọng này là nguồn mạch làm thành dòng chảy của giọng điệu biểu cảm trong Đắm thuyền.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 53 - 54)