Phương thức phân tích tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 25 - 28)

Tiểu thuyết Tagore có sức hút mãnh liệt. Sức hút ấy không khởi nguồn từ những tình tiết ly kì, từ tính chất căng thẳng, bí ẩn của câu chuyện, mà từ phương cách khai thác chiều sâu tâm hồn nhân vật. Tagore tỏ ra rất tinh tế, nhạy cảm trong việc nắm bắt những cung bậc và các nếp gấp nội tâm. Trong các tác phẩm của ông, tâm lý nhân vật trở thành hạt nhân trung tâm, bao trùm mọi chi tiết, sự kiện. Từ thiên nhiên cho đến hình ảnh con người, từ tính cách nhân vật đến những khao khát ước mơ, từ những mâu thuẫn, bất hòa đến những định kiến khắt khe của xã hội, tất cảđều được nhìn nhận dưới góc nhìn tâm trạng, nói cách khác là đã được nội cảm hóa. Và điều này đã tạo thành tính chất đặc biệt trong tiểu thuyết của nhà văn, đó là tính “hiện thực tinh thần”.

Trước tiên là hình ảnh thiên nhiên qua cái nhìn tâm trạng của nhân vật.

Khung cảnh ngày mới đối với tâm trạng mong ngóng Ramesh của Hemnalini trở nên u ám và

nhợt nhạt: “Mặt trời chầm chậm nhô lên trên lớp lớp mái nhà đằng Đông, nhưng đối vi

Hemnalini, ngày mi dường nhưm đạm quá, thơ quá, bun bã và thê lương quá” [22, 105].

Buổi sáng hôm nay cũng có khác gì bao nhiêu buổi sáng trước, nhưng tâm hồn trống trải của Hemnalini đã vương cả nỗi sầu thê lương vào khung cảnh sớm mai.

Nhưng khi tâm trạng nhân vật tươi vui, buổi bình minh lại mang màu sắc khác. Mahendra

(Nàng Binodini) đón chào ngày mới với niềm vui khôn tả trong giấc mơ tình yêu cùng Binodini:

Mặt trời sớm mai đã nhuốm lên tất cả những ý nghĩ và cách nhìn của anh sắc hồng của nó(..) Như

phấn hoa được gió thổi vương mãi, tâm trí anh cũng vương đâu đó trong không gian[25, 514].

Dưới lăng kính tâm trạng, các biểu tượng thiên nhiên trở nên ngọt ngào và sống động.

Trăng trong Đắm thuyền luôn đi bên cạnh Ramesh. Khi lòng anh vui ánh trăng trở nên rực rỡ, huy hoàng. Khi anh sầu não, vầng trăng non trở nên nhợt nhạt, thê lương. Nỗi niềm của anh dàn trải và không chỉ biểu lộ qua ánh mắt xa xăm, qua hành động gục đầu nghĩ ngợi, hay qua dòng lệ một đôi lần ngân ngấn, mà còn tìm thấy qua bốn bề cảnh vật xung quanh, đặc biệt là qua ánh sáng chiếu rọi của vầng trăng.

Ánh hoàng hôn cũng mang nhiều sắc thái trước cái nhìn tâm trạng của nhân vật. Đó có thể là màu đỏ rạo rực khi Nalinaksha bắt đầu thổn thức bản nhạc tình yêu: “Cái ánh đỏ như màu máu ấy

dường như thấm vào các lỗ chân lông của anh, tràn ngập cả con người anh” [60, 354]. Nhưng cũng

có khi là sự nhạt nhòa đáng sợ trong trạng thái buồn đau của mẹ con bà Railasmi và Asa (Nàng

Binodini): “Hoàng hôn trong mỗi căn nhà ở Calcutta thật là ảm đạm, nó thiếu cả ánh tà dương

cũng như tấm rèm buông đen mượt của bóng tối. Nó làm nỗi đau thêm nhức nhối và nỗi buồn thêm

não nề. Nó làm tiêu tan nghị lực và hi vọng, thậm chí tước đi cả sự nghỉ ngơi và yên ổn tĩnh lặng”

[41, 622]. Lăng kính tâm trạng không chỉ phản chiếu thiên nhiên mà còn phản chiếu tính cách, phẩm chất và khát vọng của mỗi nhân vật. Cá tính nhân vật này có thểđược khám phá ngay trong những suy tư, trăn trở của chính họ, nhưng cũng có thểđược nhìn nhận, đánh giá qua suy nghĩ của nhân vật khác. Do đó, phẩm chất nhân vật khi được tái hiện trong thủ pháp phân tích tâm lý tạo ra góc nhìn đa chiều hơn.

Những lần Ramesh (Đắm thuyền) trầm ngâm, gục đầu suy nghĩ đã cho thấy một con người tràn đầy tình yêu thương: “Bây giờ, trong bất cứ trường hợp nào, anh không thể lộ cho ai biết sự

thực về mối quan hệ giữa anh với Kamala, vì điều ấy sẽ dẫn đến đẩy cô gái ngây thơđến chỗ bị xã

hội khinh bỉ” [7, 33]. Anh không thể vì tình yêu và hạnh phúc cá nhân mà bỏ mặc Kamala chơ chọi

giữa chợđời. Bản chất con người giàu lòng yêu thương không cho phép anh làm ngơ trước số phận người con gái tội nghiệp ấy.

Trong Nàng Binodini, tính cách Asa ngày càng trưởng thành. Từ một người vợ nhút nhát, một nàng dâu vụng về, Asa sau nhiều biến những nỗi đau trong cuộc sống vợ chồng thành lên rất nhiều. Điều này được phản ánh qua nhận xét của Mehendra: “Ở Asa mới này không có vẻ sợ hãi, ăn

không nên đọi, nói không nên lời nữa. Asa mới biết cái vị trí đúng đắn của mình và tựđứng vững

thành của Asa còn được nhìn nhận trong suy nghĩ của Bihari: “Nàng không còn là một cô bé hoang

sơ nữa. Những thử thách, đau buồn đã biến nàng thành một người không tuổi tác, như một hình

tượng mực thước về bản tính nữ nhi thuần khiết trong các truyền thuyết cổ” [44, 640].

Không chỉ thiên nhiên, tính cách nhân vật mà ngay cả những định kiến xã hội, những xung đột mâu thuẫn cũng được nội cảm hóa.

Trong Đắm thuyền, lo sợ cho số phận của Kamala trước búa rìu dư luận, Ramesh đã rất trăn trở: “Xã hi s tiếp nhn nàng ra sao nếu biết sut lúc này đây, nàng sng như v chng vi mt

người đàn ông khác? Nàng có th tìm đâu nơi nương náu? Cho dù người chng ca nàng còn

sng, thì liu ông ta có mun hay đảm nhn nàng v không? Ramesh x s cách nào thì cũng s

ném nàng trôi ni trên mt bin c vô phương hướng” [6, 29]. Như vậy, qua tâm trạng băn khoăn

của nhân vật, người đọc thấy được những gánh nặng hủ tục của xã hội đã đè nặng lên số phận con người ra sao. Truyền thống Hindu giáo không chấp nhận người phụ nữ sống với người đàn ông khác nếu đó không phải là chồng. Cho nên, nếu Ramesh bỏ rơi Kamala thì chắc chắn định kiến khắt khe sẽ bóp chết cuộc đời nàng.

Tập tục lạc hậu của xã hội còn tiếp tục ám ảnh con người trong bộ tiểu thuyết Nàng Binodini.

Luật tục khắt khe không cho phép người phụ nữ góa bụa có được hạnh phúc mới. Góa phụ, trong xã hội Hindu giáo phải sống trọn cuộc đời để tôn thờ chồng. Xã hội không chấp nhận và dung thứ cho người phụ nữ nào dám bước qua luật lệấy. Chính vì thế mà khi Mahendra bước chân về ngôi làng nhỏ của Binodini, tiến đến thẳng cửa buồng của nàng thì đồng thời anh đã khoác lên nàng một nỗi ê chề nhục nhã trong con mắt của cả dân làng. Và sự rẻ khinh mạnh mẽ của những người xung quanh đối với Binodini đã khiến nàng không còn chỗ trú thân. “Khi anh đã tự tay mình nhỏ bật Binodini

lên khỏi mảnh đất của nàng trong xã hội thì nàng chẳng còn nơi nào mà tới nữa, nàng không còn

chỗ trong xã hội để mà trở lại”[36, 581].

Dòng chảy nội tâm nhân vật còn là dự báo về biến cố sắp xảy ra.

Không ít lần, trước những cử chỉ yêu thương của chồng, Asa (Nàng Binodini) đã đắn đo suy tư và ám ảnh về tương lai: “Asa cũng cm thy rng vng hào quang ca tình yêu đã phai nht vì

s d dãi kéo dài. S căng thng quá mc và nhng biu hin gi to đã đưa hnh phúc v

chng ca h r sang ng đường không còn my suông s[10, 419]. Và dự cảm này đã dần trở

thành hiện thực khi càng ngày mối dây khắng khít không tách rời giữa hai vợ chồng bỗng trở nên lỏng lẻo. Mahendra không còn cảm thấy vui thích trước những ngây thơ của nàng. Asa “lờ mờ cảm

thấy một cái gì đó sắp xảy đến, nhưng lành hay dữ thì nàng chịu không thể biết” [19, 475].Và rồi

linh cảm ấy đã báo đúng cơn sóng gió ghê gớm trút xuống mái nhà của nàng: Chồng nàng, Mahendra, đã chạy theo mối tình với người phụ nữ khác.

Không đi sâu khai thác các tình tiết hiện thực khách quan, Tagore đã tập trung ngòi bút của mình vào việc khắc họa nội tâm nhân vật. Sự tập trung đó đạt đến mức độ sâu sắc khi tâm lý nhân vật trở thành vấn đề trung tâm kiến tạo một hiện thực tinh thần, một thế giới được nhìn qua lăng kính nội tâm. Tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tagore là con đường xuyên suốt chiều dài tác phẩm. Trên con đường đó, nhà văn kiếm tìm và khám phá. Câu chuyện Đắm thuyền với những góc sáng tối của nội tâm nhân vật đã là cách thức để nhà văn kiếm tìm con người hành động, lý giải triết lý:

Đời người là cuộc đấu tranh không ngừng chống lại những rủi ro” [16, 73]. Trong khi đó, tiểu

thuyết Nàng Binodini, với những phức tạp trong tâm lý nhân vật, đã là cuộc kiếm tìm hạnh phúc gia

đình. Đó là hạnh phúc mà trải qua nhiều sai lầm, Mahendra mới thấy rằng thế giới của anh là thế giới trong mái ấm bên cạnh những người anh thực sự yêu thương và thực sự được yêu thương. Đó cũng là hạnh phúc mà sau những sóng gió, Binodini tìm thấy niềm thanh thản khi đã được Bihari đáp lại tấm chân tình của nàng.

Trong cấu trúc tiểu thuyết coi trọng yếu tố tâm lý nhân vật, Tagore tỏ ra ít quan tâm đến logic khách quan. Có rất nhiều chi tiết, biến cố xảy ra một cách tình cờ, ngẫu nhiên. Cho nên, đây cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về tiểu thuyết dòng ý thức của Tagore.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)