Phương thức kể chuyện 1 Trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 38 - 40)

Chương 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 Vai trò người kể chuyện

2.1.2. Phương thức kể chuyện 1 Trần thuật

2.1.2.1. Trần thuật

Tác giả Lại Nguyên Ân, trong 150 thuật ngữ văn học, đưa ra quan điểm: “Ở tác phẩm văn

học tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật (được đưa vào tác phẩm ít

nhiều như một nhân vật), hoặc của người kể chuyện; tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại

trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật”.

Trong Đắm thuyền phương thức này được Tagore sử dụng với mật độ dày. Ở đây, chúng ta thấy rõ hai tính chất trong cách trần thuật của người kể chuyện. Trần thuật mang tính khách quan và trần thuật mang tính chủ quan.

Trong lối trần thuật khách quan, người kểđóng vai trò của một chủ thể thuyết minh, dẫn dắt câu chuyện, làm trung gian giữa các hiện tượng được miêu tả và người đọc. Tính khách quan trong lời trần thuật được thể hiện rõ nhất ở những đoạn thuật chuyện mà không kèm lời bình luận, đánh giá nào của người kể. Trong Đắm thuyền, lối trần thuật khách quan thường được dùng khi giới thiệu mối quan hệ giữa các nhân vật: “Jogendra, con trai Babu Annada, là bạn học của Ramesh, sống

ngay bên cạnh nhà anh. Babu theo phái Brahmo Samaj. Cô Hemnalini, con gái ông, vừa dự thi tú

tài xong. Ramesh là khách thường xuyên của gia đình họ” [1, 15]; lúc miêu tả hành động bên ngoài

hay một thói quen bình thường: “Hemnalini thường đi đi lại lại trên sân thượng, vừa đi vừa hong

của nhà trọ, sách trong tay, học một mình” [1, 15]. Rất nhiều lần trong tác phẩm, người trần thuật để cho nhân vật đối thoại với nhau còn mình chỉđứng ngoài quan sát và kèm theo những lời chỉ dẫn vềđiệu bộ, cử chỉ, và cả suy nghĩ của nhân vật:

Ramesh giao nàng cho bà hiệu trưởng chăm non. Anh vừa toan ra về thì Kamala đã nhúc

nhắc như muốn đi theo.

- Em đi đâu thế, - anh nói. – Em phải ở lại đây.

- Anh không ở lại à? – Kamala hỏi, giọng run run.

- Anh không ở lại được, - Ramesh nói. [6, 32].

Để làm phong phú thêm cách kể khách quan, người kể có khi để cho nhân vật đối thoại với nhau mà hạn chếđến mức tối đa lời thuyết minh của mình:

- Thưa cha, con thực sự không thể cưới cô ấy được, con đã trót thề hẹn với một người khác.

- Thế cơđấy. Đã hứa hôn hợp thức gì chưa?

- Dạ không hẳn, nhưng… [2, 19].

Đắm thuyền là bộ tiểu thuyết rất thành công trong việc phân tích tâm lý nhân vật, người trần

thuật đã giúp độc giả đi sâu vào thế giới nội tâm con người. Chính vì thế, lời trần thuật mang tính chủ quan là một đặc trưng rõ nét.

Trần thuật chủ quan là lời kể được thấm nhuần bởi thái độ, tình cảm của người kể hay ít nhiều bộc lộ quan niệm, tư tưởng của nhân vật trần thuật. Thực ra, những lời trần thuật chủ quan thường được phát huy cao ở người kể ngôi thứ nhất. Nhưng trong tiểu thuyết Đắm thuyền, với chức năng thông tỏ, người kể chuyện đã thổi vào trong mỗi lời trần thuật những ý kiến chủ quan của mình.

Lối trần thuật chủ quan, trong Đắm thuyền, được thể hiện qua những trường đoạn nhân vật suy tư, những đoạn miêu tả bức tranh thiên nhiên.

Khi trần thuật về cơn giông bất ngờ sắp xảy ra, người trần thuật không thể thờơ trước một tai họa ghê gớm sắp giáng xuống đầu con người. Vì thế khi chắp bút miêu tả thiên nhiên trước cơn giông, người kể đã lồng vào đó những dự báo. Cơn giông đi qua, quang cảnh trở nên thê lương ảm đạm, không gian bao trùm một màu trắng toát như áo tang. Cái nhìn đầy tâm trạng của người kểđã khiến vầng trăng trước và sau cơn giông mang màu sắc khác nhau. Trong chương ba, ban đầu, tia sáng của vầng trăng tỏa xuống đất thứ ánh sáng trắng toát như màu áo tang. Thế nhưng, chỉ ít phút sau, khi Ramesh ngắm nhìn Kamala, say mê vẻđẹp của nàng thì lúc ấy, “ánh trăng ngập tràn cảnh

vật một ánh sáng huy hoàng và vòm trời dường như rộng mênh mông” [3, 23]. Độ chênh trong cách

miêu tả sắc thái của thiên nhiên cũng đã phần nào nói lên tính chất trần thuật chủ quan của người kể. Với lối trần thuật chủ quan, người kể chuyện luôn hiểu thấu mọi tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm. Bằng con mắt tinh tế, người kể chuyện tỏ ra rất am tường tâm trạng của những người yêu

nhau. Tình cảm nảy nở giữa lòng đôi trai tài gái sắc Ramesh và Hemnalini, người kể, bằng lối trần thuật chủ quan đã cho độc giả thấy rõ sự biến đổi rạng ngời từ mỗi cử chỉđến tâm trạng bên trong:

Về tinh thần lẫn thể xác, anh (Ramesh) có vẻ lanh lợi và mẫn cảm hơn” [9, 39]; “Vẻđiềm tĩnh của

nàng bừng lên một niềm hạnh phúc vô bờ và cả con người nàng toát lên cái ý thức đã gặp được ý

trung nhân”[13, 57]. Ở đây, không còn là lối trần thuật khách quan lột tả hành động của nhân vật,

cái nhìn của người kểđã lồng vào trong đó tình cảm trìu mến và ngầm ủng hộ tình yêu của hai con người này.

Hemnalini có thể khép kín lòng mình, thường tìm đến một không gian đầy bóng đêm để che giấu nỗi đau, nhưng bao giờ người trần thuật cũng khám phá được cõi lòng của nàng: “Mặt trời

chầm chậm nhô lên trên lớp lớp mái nhà đằng Đông, nhưng đối với Hemnalini, ngày mới dường

như ảm đạm quá, thờ ơ quá, buồn bã và thê lương quá, khiến nàng chúi mình vào một góc sân

thượng, úp mặt vào hai bàn tay, đầm đìa nước mắt” [22, 205]. Trước nỗi lòng của Hemnalini,

người kể không còn giữa được vẻ khách quan cần có. Một buổi sớm buồn bã báo hiệu không chỉ cho một ngày dài nhớ nhung mà còn cho cả những chuỗi ngày sầu khổ của Hemnalini khi tình yêu tan vỡ.

Lối trần thuật khách quan và chủ quan là hai tính chất luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Từđó mà tạo ra cách kể linh hoạt phù hợp với từng bối cảnh kể. Lời trần thuật của người kể chiếm một dung lượng lớn. Có những chương, lời nói trực tiếp của nhân vật chỉ chiếm độ vài dòng. Đáng chú ý là có ba chương hoàn toàn là lời trần thuật của người kể như chương 4, chương 8, chương 16. Lời trần thuật trong tiểu thuyết tạo ra một hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc của Tagore: thu hút độc giả không bằng những chi tiết kịch tính mà bằng một cách kể trầm ngâm, chậm rãi và rất thơ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)