Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG3 4 tuổi thông qua HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 123 - 129)

- Cách tiến hành

4.6.2.2.Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG3 4 tuổi thông qua HĐNT trên hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí

trên hai nhóm ĐC và TN sau TN qua từng tiêu chí

*Về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN được thể hiện qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT

của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp SL % SL % SL % ĐC 3 10 16 53.3 3 11 36.6 7 1.73 TN 7 23.3 3 19 63.3 3 4 13.3 3 2.1

Biểu đồ 4.6: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.6 ta thấy: khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC có sự chênh lệch đáng kể. Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Cụ thể:

Ở mức độ 1 (Cao): Số trẻ nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở nhóm ĐC (10%) thấp hơn hẳn nhóm TN (23.33%).

Ở mức độ 2 (Trung bình): Số trẻ có động tác tập đúng có động tác tập chưa đúng; khi thực hiện các VĐCB còn bị ngắt quãng, chưa liêu tục, còn bị ảnh hưởng của các yêu tố khách quan chiếm tỉ lệ 53.33% số trẻ ở nhóm ĐC, còn trẻ ở nhóm TN chiếm tỉ lệ cao hơn là 63.33%

Ở mức độ 3 (Thấp): Số trẻ chưa thực hiện được KNVĐCB thường tập trung vào những trẻ nhút nhát chiếm tỉ lệ 13.33% số trẻ ở nhóm TN, còn trẻ ỏ nhóm ĐC chiếm tỉ lệ khá cao là 36.67%

0 10 20 30 40 50 60 70 C ao Trung bình Th?p ĐC TN

- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT sau TN của trẻ ở nhóm TN là: X TN = 2.1

Như vậy, khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (XTN - XĐC = 2.1 – 1.73 = 0.37). Độ chênh lệch bằng 0,37 là có ý nghĩa

*Về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Bảng 4.7: Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp SL % SL % SL % ĐC 2 6.66 20 66.6 7 8 26.6 7 1.8 TN 5 16.6 6 20 66.6 7 5 16.6 7 2

Biểu đồ 4.7 Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Nhìn vào bảng 4.7 và biểu đồ 4.7 ta nhận thấy rõ ràng sự chênh lệch về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Cụ thể

Ở mức độ 1: Số trẻ khả năng phối hợp các KNVĐCB một cách chính xác và biết kiểm soát cơ thể khi thực hiện các VĐ ở nhóm TN tăng lê rõ rệt và đạt tỉ lệ 16.66%, trong khi đó, ỏ nhóm ĐC, số trẻ này chỉ mới dừng lại ở mức 6.66%.

Ở mức độ 2: Mặc dù trẻ đã có sự phối hợp các KNVĐCB nhưng sự phối hợp này chưa hợp lý chiếm tỉ lệ 66.67 % ở cả hai nhóm.

Ở mức độ 3: Số trẻ thiếu tự tin khi tham gia chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt và kĩ năng phối hợp các VĐ chiếm tỉ lệ 16.67% ở nhóm TN và 26.67% là số trẻ ở nhóm ĐC.

Điểm trung bình về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của nhóm ĐC sau TN là: X ĐC= 1.8

Điểm trung bình về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của nhóm TN trước TN là: XTN = 2

Như vậy, KNVĐCB của nhóm TN tiến bộ hơn nhóm ĐC (XTN - X ĐC

= 2 - 1.8 = 0.2).

*Về biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN được thể hiện qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của

Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp SL % SL % SL % ĐC 3 10 19 63.3 3 8 26.6 7 1.83 TN 4 13.3 3 23 76.6 7 3 10 2.03

Biểu đồ 4.8: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN sau TN

Kết quả khảo sát sau TN cho thấy: trẻ ở nhóm TN tham gia rèn luyện KNVĐCB một cách hào hứng, vui vẻ và thích thú khi sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong quá trình rèn luyện của mình hơn so với trẻ ở nhóm ĐC

Cụ thể:

Ở mức độ 1: Số trẻ tỏ ra hào hứng phấn khởi khi tham gia vào các TCVĐ và các khu vực chơi tự do chiếm tỉ lệ cao ỏ nhóm TN (13.33%), trong khi đó, số trẻ này chỉ chiếm tỉ lệ 10% ở nhóm ĐC

Ở mức độ 2: số trẻ lúc đầu tham gia rèn luyện KNVĐCB một cách hào hứng, vui vẻ nhưng càng sau càng giảm chiếm tỉ lệ cao ở nhóm TN (76.67%), trong khi đó, số trẻ này chỉ chiếm tỉ lệ 63.33% ở nhóm ĐC

Ở mức độ 3: Số trẻ tham gia rèn luyện KNVĐCB với thái độ không hào hứng, vui vẻ, tỏ vẻ tập một cách gượng ép ở nhóm TN chiếm tỉ lệ rất ít 10%, tuy nhiên ở nhóm ĐC số trẻ này vẫn chiếm tỉ lệ 26.67%

Điểm trung bình về thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của nhóm ĐC sau TN là: XĐC = 1.83

Điểm trung bình về thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của nhóm TN sau TN là: XTN = 2.03

Như vậy, thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT sau TN của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (XTN - XĐC = 2.03 - 1.83 = 0.2).

Qua phân tích kết quả rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT của trẻ hai nhóm ĐC và TN sau TN trên từng tiêu chí càng khẳng định được tính đúng đắn, khả thi của các biện pháp GD đề xuất nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Sau quá trình TN, trẻ ở nhóm TN đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các KNVĐCB trong HĐNT cụ thể ở 3 khía cạnh là: khả năng nắm KNVĐCB, kĩ năng phối hợp các VĐCB và thái độ tích cực, hào hứng, vui vẻ hơn rất nhiều so với trẻ ở nhóm ĐC.

Quan sát hoạt động của trẻ trong HĐNT, chúng tôi thấy mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN có tiến bộ rõ rệt so với nhóm ĐC sau TN. Điều đó thể hiện ở nhóm TN:

- Trẻ thích thú tham gia vào HĐNT, biết sử dụng các KNVĐCB phù hợp vào từng trò chơi và khu vực chơi cụ thể. Trẻ tự lựa chọn khu vực chơi, vai chơi, chủ động lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, rủ bạn cùng chơi

Chủ đề và nội dung chơi luôn được thay đổi. Trẻ tự tin nói lên suy nghĩ của mình khi lựa chọn khu vực chơi, vai chơi. Ví dụ: Trong khu vực chơi với cát, nước sỏi và các vật liệu chơi với thiên nhiên các cháu không những tự lựa chọn địa điểm có bóng râm mà còn biết sử dụng các KNVĐCB

phù hợp. Ví dụ: Khi trẻ trong nhóm đi múc nước để đổ vào bể, buộc trẻ không thể sử dụng kĩ năng chạy mà phải sử dụng kĩ năng đi, đi sao thật khéo để nước không đổ ra ngoài.

Khi được hỏi: Tại sao cháu thích chơi trò chơi “Mèo đuổi Chuột” cháu trả lời rất tự tin: "cháu muốn có đôi chân thật khỏe để giúp đỡ cô giáo” - Cháu Thanh Tâm; "Con sẽ quét những lá cây này thật sạch để khuôn viên của trường mình luôn xanh tốt" - Cháu Ngọc Trinh trong khu vực bóng mát, thiên nhiên.

Tóm lại, nhờ sử dụng các biện pháp GD trong quá trình TN mà trẻ hào hứng, phấn khởi tham gia HĐNT từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động, ít trẻ dừng cuộc chơi giữa chừng. Hứng thú của trẻ cũng được nâng cao nhờ sự đa dạng, phong phú hấp dẫn của các dụng cụ, TCVĐ và các khu vực chơi. Trẻ được tự do, độc lập, tự lựa chọn khu vực chơi, trò chơi, lựa chọn phương tiện… từ đó trẻ thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ hoạt động rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT. Chính vì thế, KNVĐCB của trẻ đã được rèn luyện và phát triển hơn trước khi TN, thái độ hào hứng, vui vẻ, sự phối hợp các VĐ cơ bản cũng như các bộ phận cơ thể trở nên uyển chuyển và tự nhiên hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 123 - 129)