Biện pháp 6: Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 91 - 93)

- Cách tiến hành

3.3.6. Biện pháp 6: Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ

- Mục đích - Ý nghĩa

Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn về GD thể chất đều thừa nhận rằng, hoạt động vui chơi chỉ xuất hiện trong trường hợp trẻ đã có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các KNVĐCB và thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời các KNVĐCB sẽ trở nên thuần thục hơn. Cho nên để rèn luyện KNCĐCB trong HĐNT cần bổ sung cho trẻ những kinh nghiệm VĐ. Khi có những kinh nghiệm KNVĐCB trẻ sẽ chủ động độc lập tham gia vào trò chơi, hiểu được ý nghĩa, nội dung mỗi trò chơi và biết cách thực hiện VĐCB VĐ khi chơi ở ngoài trời.

- Nội dung - Tiến hành

Khi tham gia chơi trong HĐNT trẻ phải vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi vì vậy không có kinh nghiệm (vốn hiểu

biết về KNVĐCB) thì trẻ không thể tiến hành cuộc chơi, nhu cầu chơi của trẻ

trẻ là một trong những nội dung quan trọng khi tổ chức HĐNT nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung phát triển thể chất trong hoạt động học có chủ đích, chủ đề, chủ điểm GD trong kế hoạch và căn cứ vào vốn hiểu biết của trẻ về những VĐ như: đi, chạy…của trẻ, để lên kế hoạch bồi dưỡng làm giầu kinh nghiệm KNVĐCB cho trẻ.

Trước khi chuyển sang một KNVĐCB mới, chủ điểm mới giáo viên dành thời gian 1 hoặc 2 buổi (chủ yếu là buổi chiều) để trao đổi, trò chuyện và thực hành nội dung của các trò chơi, cách thức thực hiện khi tiến hành chơi. Ví dụ: Vì sao cần phải sử dụng KNVĐCB đó? Những KNVĐCB chúng ta vừa mới sử dụng trong trò chơi được gọi là những KNVĐCB gì?

Trẻ có thể kể lại theo kinh nghiệm VĐ của cá nhân trên cơ sở có sự gợi ý của cô giáo. Ví dụ: Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại những KNVĐCB mà mẹ đã sử dụng khi làm công việc nhà hoặc còn biết gì về các KNVĐCB khác mà trẻ đã thực hiện, nó thưc hiện như thế nào? Trên cơ sở những hiểu biết đó trẻ vận dụng vào TCVĐ và trong vui chơi tự do.

Để bổ sung kinh nghiệm KNVĐCB cho trẻ giáo viên cần làm những việc sau:

+ Tổ chức cuộc trò chuyện với trẻ theo chủ đề, chủ điểm

+ Sử dụng tính trực quan như: làm mẫu, cho trẻ xem băng hình, phim, tranh ảnh có nội dung liên quan đến các KNVĐCB. Thông qua các hoạt động GD, đặc biệt là những tiết học thể dục, thể dục sáng, chơi tự do ở các khu vực trong hoạt động ngoài trời làm cho vốn kinh nghiệm của trẻ thêm phong phú.

Như vậy, tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn các biện pháp khai thác mở rộng vốn hiểu biết, bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ, có như vậy trẻ mới có những hiểu biết nhất định về KNVĐCB để tự mình tiến hành các thao tác VĐ, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi.

Đặc điểm, nhu cầu, hứng thú VĐ của trẻ trong lớp (trẻ đã học những

KNVĐCB nào? Trẻ có những khả năng VĐ gì? trẻ thích VĐ nào?...).

Giáo viên sử dụng hình thức, động viên, khuyến khích bằng lời để trẻ VĐ theo yêu cầu của giáo viên.

Trong quá trình trẻ rèn luyện KNVĐCB cô bao quát chung cả lớp, luôn duy trì hứng thú, tạo điều kiện để cho tất cả các trẻ trong lớp đều được VĐ.

Giáo viên phải coi đây là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ rèn luyện KNVĐCB.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w