Quan điểm tiếp cận thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 74 - 75)

- Nghiên cứu chương trình CS – GD trẻ MG3 –4 tuổi hiện hành nhằm

3.1.4.Quan điểm tiếp cận thực tiễn

3 -4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.

3.1.4.Quan điểm tiếp cận thực tiễn

Thực tiễn, theo quan niệm của C.Mác, là hoạt động cảm tính của con người, hoạt động có tính đối tượng và là sự thống nhất giữa hoạt động cải tạo hoàn cảnh với hoạt động của con người. Bất kì một hoạt động nào của con người đều phải dựa vào thực tiễn. Quan điểm thực tiễn có mặt trong tất cả các hoạt động. Quan điểm thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với việc CS – GD trẻ em đó là: Việc CS – GD trẻ em phải luôn dựa trên cơ sở thực tiễn, bám sát thực tiễn. Khi tổ chức cho trẻ rèn luyện KNVĐ phải quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này phải tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan khi đề xuất các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi. Để rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT cho trẻ thì giáo viên MN cần giả quyết những khó khăn chủ quan và khách quan dưới đây

Hoàn cảnh khách quan:

Vệ sinh và môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình luyện tập, nếu nắm được quy luật tác động của chúng đến cơ thể của trẻ em thì có thể tìm cách sử dụng hợp lý nhằm mục đích giữ gìn và nâng cao súc khỏe.

Cơ sở vật chất như trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao đảm bảo các yêu cầu về GD, thẩm mĩ, an toàn…Ngoài ra do yêu cầu và nội dung của chương trình cần có điều kiện và cơ sở vật chất đáp ứng với nội dung rèn luyện, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi ở các khu vực ngoài trời.

Hoàn cảnh chủ quan: Ý thích, thái độ, sức khỏe, năng lực VĐ của trẻ và giáo viên.

Nội dung bài tập thể chất: tính đa dạng của bài tập như kết hợp các bài tập thể chất với trò chơi VĐ. Cấu trúc kĩ thuật của bài tập thể chất tạo điều kiện rèn luyện KNVĐCB.

Đội ngũ giáo viên MN hiện nay phần lớn là giáo viên đào tạo nâng chuẩn nên việc tiếp thu cái mới còn chậm, chưa dám mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, còn rập khuôn máy móc. Do đó chưa đưa trẻ vào trong các hoạt động; chưa biết tận dụng, khai thác môi trường xung quanh để GD trẻ. Mặt khác chương trình mới được thực hiện nên giáo viên chưa nắm vững được chương trình theo độ tuổi, chưa nắm chắc các dấu hiệu để đánh giá trẻ, chưa khai thác mạng nội dung, mạng họat động một cách phù hợp. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong ngày chưa lôgic, sáng tạo, chưa đưa ra được yêu cầu phù hợp với trẻ lớp mình. Việc áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động CS, GD cho trẻ còn là vấn đề mới mẻ và khó đối với giáo viên.

Sự phát triển của khoa học như các thành tựu nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý, sinh hóa của bài tập thể chất sẻ tạo điều kiện sử dụng chúng có hiệu quả hơn. Ngoài ra, phương pháp tổ chức và hướng dẫn tập luyện của giáo viên phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thể hiện qua các mối quan hệ giữa luyện tập và nghĩ ngơi, tính vừa sức…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 74 - 75)