- Nghiên cứu chương trình CS – GD trẻ MG3 –4 tuổi hiện hành nhằm
2.5.2.3. Những biện pháp giáo viên thường sử dụng và mức độ sử dụng chúng trong quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua
HĐNT
Bảng 2.6: Kết quả những biện pháp giáo viên thường sử dụng trong quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT
1 BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng SL % SL % SL % 1 Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp
với hoạt động rèn luyện KNVĐCB 2 4.4 43 95.6
2 Lập kế hoạch 45 100
3 Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau
3 6,7 14 31,1 28 62,2
4 Sử dụng yếu tố chơi 11 24,4 34 75,6
5 Sử dụng yếu tố thi đua 26 57,8 19 42,2
6 Động viên, khích lệ trẻ kịp thời 45 100 7 Xây dựng các khu vực chơi đa dạng,
phong phú 7 15,6 38 84,4
8 Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu
vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích. 5 11,1 33 73.3 7 15.6
9 Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ 30 66.7 15 33.3
10 Mô phỏng bài tập VĐ 5 11,1 32 71,1 8 17,8
11 Nhận xét, đánh giá 2 4,4 25 55,6 18 40
Qua kết quả điều tra, ta thấy hầu hết giáo viên đã sử dụng đủ các biện pháp đưa ra, trong đó, có một số biện pháp được sử dụng thường xuyên hơn, được nhiều giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, có một số biện pháp ít được giáo viên quan tâm vì nhiều lý do khách quan và chủ quan.
Cụ thể như sau:
thoảng sử dụng. Bên cạnh đó có đến 100% giáo viên thực hiện lập kế hoạch cho nội dung giảng dạy. Theo yêu cầu của chương trình MN hiện hành, biện pháp lập kế hoạch là một hoạt động cần thiết, quan trọng và cần có của bất kì lọai hoạt động nào. Tuy nhiên, trên thực tế, qua tham khảo giáo án và kế họach giảng dạy của giáo viên MN, chúng tôi thấy rằng, phần lớn các kế hoạch ấy còn sơ sài, đơn giản, theo một hình thức và quy luật nhất định. Hầu hết dựa vào chương trình quy định sẵn của Bộ GD, ít có sự linh họat và sáng tạo. Trong các giáo án không có những biện pháp rèn luyện KNVĐ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT một cách cụ thể, rõ ràng.
Tư duy của trẻ em là tư duy trực quan nên các biện pháp tác động đến hệ thống tín hiệu thứ nhất rất có hiệu quả đối với trẻ lứa tuổi MN, đặc biệt là trẻ MG 3 – 4 tuổi. Do HĐNT là những hoạt động ở không gian bên ngoài phòng học nên khi giáo viên sử dụng các biện pháp như: xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú và biện pháp mô phỏng bài tập VĐ rất thích hợp trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiện biện pháp xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú thỉnh thoảng được giáo viên sử dụng chiếm 84.4 %. Vì nội dung của HĐNT có phần chơi tự do nên trong quá trình tổ chức cho trẻ đòi hỏi cô giáo phải chuẩn bị các đồ dùng trực quan để cho trẻ tự thực hiện. Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các đồ dùng phát triển VĐ chưa đầy đủ mà giáo viên chỉ tập trung chú ý, chủ yếu là những đồ dùng phát triển lĩnh vực: nhận thức; thẩm mỹ; … Điều này cho thấy rằng, việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT chưa được các giáo viên chú ý tổ chức. Ngoài ra trẻ MG rất thích bắt chước các hiện tương thiên nhiên; xã hôi; hành động của các con vật; để trẻ tập theo. Điều đó sẽ gây hứng thú khi rèn luyện các KNVĐCB cho trẻ ở ngoài trời. Tuy vậy phần lớn giáo viên (71,1 %) rất ít khi sử dụng.
Biện pháp tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau không được giáo viên sử dụng (chiếm 73,3 %). Những điều kiện sẵn có ở sân trường này sẽ là những thử thách và cũng
là cơ hội cho trẻ tự khám phá bản thân, nhận ra năng lực và khả năng VĐ của mình. Tuy nhiên, việc nhìn ra các điều kiện sẵn có ở sân trường, hoặc cao hơn là tận dụng các điều kiện này là một công việc vô cùng khó khăn, không phải giáo viên nào cũng làm được. Bởi thế mà trên thực tế, rất ít giáo viên (26,7%) sử dụng. Và nếu có sử dụng cũng chưa thực sự linh họat, còn cứng nhắc, máy móc và tương tự nhau. Cùng với biện pháp tận dụng các điều kiện sẵn có ở sân trường thì biện pháp động viên, khích lệ trẻ kịp thời là không thể thiếu và được 100% giáo viên sử dụng để rèn luyện KNVĐ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.
Việc sử dụng biện pháp mang tính chất kích thích trẻ VĐ được các giáo viên đưa ra ý kiến: sử dụng yếu tố chơi (100%); sử dụng yếu tố thi đua chiếm 100% Điều này cho thấy rằng giáo viên thấy được tầm quan trọng của các biện pháp này và rất tích cực sử dụng này để giúp trẻ rèn luyện KNVĐ thông qua HĐNT. Tuy vậy, trong thực tế chúng tôi quan sát được thì việc sử dụng các biện pháp chưa đạt hiệu quả, chưa thực sự kích thích được hứng thú VĐ đối với HĐNT, các biện pháp này ít được quan tâm sử dụng. Phần lớn giáo viên MN dạy học theo cách truyền thống, một nội dung giảng dạy áp dụng cho tất cả các trẻ. Cách dạy này không phù hợp với tinh thần của dạy học đổi mới. Mặc dù chiếm tỉ lệ tuyệt đối bởi vì đặc trưng nội dung của HĐNT có hoạt động vui chơi buộc giáo viên phải sử dụng yếu tố chơi, yếu tố thi đua trong vui chơi tự chọn. Nhưng qua quan sát, dự giờ hoạt động, chúng tôi thấy rằng, giáo viên chưa hiểu rõ được bản chất và ý nghĩa của biện pháp này.
Biện pháp tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được rèn luyện KNVĐCB một cách chủ động phù hợp với ý thích chỉ chiếm 11.1% giáo viên thường xuyên sử dụng. Đồng thời, giúp trẻ biết cách làm việc theo
tại trong xã hội hiện đại như: nhanh nhẹn, họat bát, năng động, sáng tạo, kiên trì, tự tin…Muốn có được điều đó giáo viên phải kết hợp biện pháp tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích với biện pháp bổ sung kinh nghiệm VĐ để đạt được hiệu quả cao hơn.
Do yêu cầu của chương trình mới hiện nay có phần đánh giá trẻ nên 60% giáo viên đã sử dụng biện pháp đánh giá và coi nó như là một khâu then chốt không thể thiếu trong quá trình rèn luyện KNVĐ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Bên canh đó vẫn có một bộ phận giáo viên quan niệm HĐNT chỉ là giải trí, do đó không cần khâu đánh giá (chiếm 40%). Qua trao đổi trực tiếp và quan sát quá trình tổ chức đánh giá của giáo viên, chúng tôi nhận thấy đa số họ chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung chung cả lớp chứ chưa chú ý đến cá nhân trẻ trong quá trình rèn luyện KNVĐ. Nội dung đánh giá thường tập trung vào việc đánh giá vào việc đánh giá kĩ năng chơi, nề nếp chơi của trẻ. Vì vậy chưa rèn luyện KNVĐ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.
Từ thực tế trên chúng tôi thấy rằng, các trường MN cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng cho mỗi giáo viên có được những kiến thức, những hiểu biết nhất định để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trong tổ chức rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe ngay từ lứa tuổi MN.
Kết hợp với việc nghiên cứu giáo án của các giáo viên chúng tôi rút ra nhận xét sau: Nhìn chung, sự hiểu biết của các giáo viên về các biện pháp còn rất hạn hẹp. Khi nói tới các phương thức rèn luyện KNVĐ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT đa số các giáo viên đều nêu ra nhưng biện pháp sử dụng trong thể dục giờ học và chỉ áp dụng cho hoạt động trong lớp học mà không
có sự linh hoạt trong cách chọn lựa. Sự hạn chế của cách phân chia này đã gây cho giáo viên nhiều khó khăn khi phải tìm kiếm các cách thức tổ chức rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, tìm kiếm các con đường hình thành, rèn luyện và phát triển ở trẻ các năng lực VĐ chuyên biệt. Hơn thế nữa, mỗi biện pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, không một biện pháp nào là toàn vẹn, là tuyệt đối. Chúng ta cần sử dụng phối hợp các biện pháp với nhau một cách linh họat để ưu điểm của biện pháp này sẽ bổ sung cho hạn chế của biện pháp kia, tạo nên một thể thống nhất, phát huy tối đa các điểm mạnh của trẻ trong điều kiện ngoài trời.
2.5.2.4. Những TCVĐ trong chương trình GDMN hiện nay được sử dụng nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT