Hướng dẫn học bà i:

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 99 - 104)

IV. Liên hệ Ghi nhớ

a.Hướng dẫn học bà i:

- Giáo viên giúp học sinh hệ thống lại nội dung bài học bằng những câu hỏi – đáp ngắn. + Những luận điểm chính trong đoạn trích vừa học? + Tư tưởng tình cảm của tác giả nói gọn lại là gì? + Điều gì làm cho đoạn trích trở nên hấp dẫn? - Học sinh nhớ lại (hoặc nhìn bảng) để trả lời.

b. Hướng dẫn soạn bài :

- Giáo viên nêu yêu cầu : Từ những kinh khi đọc – hiểu đoạn trích Vấn đề luân lí xã hội ở nước ta em hãy :

+ Xác định những luận điểm chính trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh.

+ Lập dàn ý đoạn trích.

+ Chỉ ra con đường, cách thức Hoài Thanh vạch ra đểđi tìm “tinh thần thơ mới”.

+ “Tinh thần thơ mới ” theo quan niệm của Hoài Thanh là gì? Hành trình xuất hiện và đến với bạn đọc của nó ra sao? sự phát triển. 2. Ghi nhớ : 3.2. Mô tả thực nghiệm

3.2.1 Mục đích thực nghiệm : thực nghiệm là quá trình vận dụng mô hình dạy học đọc – hiểu văn bản theo thể loại vào thực tế dạy học để quan sát, kiểm tra, đánh giá khả năng ứng dụng của mô hình mà luận văn đã đề xuất.

3.2.2 Đối tượng thực nghiệm :

* Địa bàn thực nghiệm : chọn 2 trường trong địa bàn Tỉnh Tiền Giang Trường trung học phổ thông Chợ Gạo

Trường trung học phổ thông Long Bình

Trường trung học phổ thông Chợ Gạo là trường loại A. Trường được thành lập nhiều năm, có đội ngũ giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nhiệm giảng dạy. Trường được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy và học. Học sinh của trường đa phần là học sinh khá giỏi, mỗi kỳ thi học sinh giỏi trường đều có học sinh đạt giải, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đứng nhất nhì tỉnh. Học sinh của trường rất có ý thức về việc học tập, phụ huynh luôn phối hợp chặt chẽ

cùng nhà trường để quản lí và tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập.

Trường trung học phổ thông Long Bình là trường thuộc nhóm C. Trường được thành lập nhiều năm, có đội ngũ giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nhiệm giảng dạy. Trang thiết bị dạy học tương đối đủ. Tuy nhiên do hàng năm trường tuyển học sinh vào lớp 10 với điểm khá thấp (điểm chuẩn : 10), tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm không cao. Phần đông học sinh của trường có cha mẹ làm nghề nông, hoặc những nghề lao động tự do khác, nên mọi việc học tập của con em mình phụ huynh hầu như giao phó cho trường. Vì ít được tạo điều kiện và quan tâm trong việc học nên ý thức học tập của một bộ phận học sinh còn thấp.

Việc chọn học sinh ở hai trường trên làm đối tượng thực nghiệm sẽ đánh giá được năng lực cảm thụ của những đối tượng khác nhau trước một vấn đề và cũng là cơ sở để đánh giá khách quan tính khả thi của mô hình mà luận văn đề xuất.

3.2.3 Kế hoạch thực nghiệm

* Dự kiến thời gian thực nghiệm : chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong hai học kỳ

(học kỳ II năm học 2007-2008 dạy 2 bài Vội vàng – Xuân Diệu, Về luân lí xã hội ở nước ta

(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây - Phan Châu Trinh); học kỳ I năm học 2008-2009 dạy bài

Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân và bài Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích Vũ Như To – Nguyễn Huy Tưởng).

* Quy trình tiến hành thực nghiệm :

Bước 1 : Liên hệ với Ban giám hiệu 2 trường, trình bày lí do và xin ý kiến.

Bước 2 : Xác định giáo viên thực nghiệm, gồm :người trực tiếp dạy, Tổ trưởng chuyên môn, một giáo viên lâu năm, một giáo viên trẻ; lớp thực nghiệm (chúng tôi chọn 4 lớp Nâng cao của Trường trung học phổ thông Chợ Gạo, gồm 11c/8, 11c/13, 11c/14, 11A/15 và 3 lớp Nâng cao của Trường trung học phổ thông Long Bình, gồm : 11c/1, 11c/2, 11c/4).

Bước 3 : Gặp gỡ giáo viên, lớp tham gia thực nghiệm. Đối với giáo viên, chúng tôi thống nhất thời gian thực nghệm, nhiệm vụ thực nghiệm và giao tài liệu thực nghiệm cho họ.

Đối với học sinh : yêu cầu các em chuẩn bị bài ở nhà bằng hệ thống câu hỏi mà chúng tôi đã chuẩn bị.

Bước 4 : Tiến hành dạy thực nghiệm.

Bước 5 : Kiểm tra kết quả học tập của học sinh (bằng trắc nghiệm khách quan) sau mỗi tiết thực nghiệm.

Bước 6 : Hợp nhóm thực nghiệm và lắng nghe ý kiến của giáo viên.

Sau khi đã tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành họp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các giáo viên trong nhóm. Các giáo viên đã đóng góp khá thẳng thắn, chân thành về phương pháp dạy học, mô hình đọc – hiểu, cử chỉ, hành động của giáo viên dạy thực nghiệm… Tựu trung lại chúng tôi ghi nhận được những ý kiến sau :

Ưu điểm : các tiết dạy đã đảm bảo tốt yêu cầu về nội dung, phương pháp, tổ chức. Về nội dung : người dạy đã kiến thức chính xác, khoa học, hợp logic, đảm bảo tính hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống, làm nổi bật được những vấn đề trọng tâm của bài học, có liên hệ thực tế, giáo dục được ở

học sinh đạo đức tư tưởng. Sử dụng và kết hợp hợp lí các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài học.

Về phương pháp : người dạy có ý thức cao trong việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy hoạt động tích cực và phát triển năng lực của học sinh; lựa chọn và kết hợp tốt các biện pháp nhằm củng cố, đào sâu và kiểm tra kiến thức của học sinh.

Mô hình dạy học tương đối phù hợp với mục tiêu dạy học văn hiện nay. Mô hình này vừa giúp học sinh hiểu rõ bài học, vừa trang bị cho các em kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học theo thể loại.

Về tổ chức :

- Người dạy có sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy từ phưong tiện dạy học đến cách soạn giáo án. Các phương tiên dạy học phong phú, đa dạng, giáo án đảm bảo được vai trò của chủ

thể học sinh trong mối quan hệ giữa nhà văn – giáo viên – học sinh.

- Căn cứ vào muc tiêu đã xác định, người dạy có sự tính toán kỹ lưỡng trong phân phối thời gian, vì thế đã tạo ra được sự cân đối, hợp lí về thời gian giữa các phần, các khâu và đã hoàn thành kế hoạch bài giảng đúng như dự kiến.

- Mối quan hệ giữa thầy và trò, gữa học sinh với nhau được giáo viên xây dựng khá tốt. Từ những ý kiến trên, nhóm thực nghiệm đã thống nhất cách xếp loại như sau :

- Tiết giỏi : 3 bài (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Vội vàng – Xuân Diệu, Vấn đề luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh).

- Tiết khá : bài Vĩnh biệt Cửu trùng đài – Nguyễn Huy Tưởng. Nhược điểm : các tiết dạy còn bộc lộ những sai sót nhất định.

- Giáo viên ghi bảng hơi nhiều, trong khi chỉ cần ghi một vài từ then chốt của từng ý lên bảng là đủ.

- Giáo viên còn vội vã trong một vài trường hợp phát vấn. Khi phát vấn giáo viên không

đưa ra nhận xét về câu trả lời của học sinh mà vội cho các em ngồi xuống.

- Có một số câu hỏi còn dài, hỏi về nhiều vấn đề, cần xem xét rút ngắn lại. Chẳng hạn như câu hỏi trong bài Vấn đề luân lí xã hội ở nước ta :

Một trong những luận điểm cơ bản của bài diễn thuyết là “xã hội … đến”. Để làm sáng tỏ luận điểm này tác giả đã dùng những luận cứ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày luận cứ?

“Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy”. Không gọi chúng là thượng lưu tác giả gọi chúng là gì? Và đâu là luân lí của chúng? Thứ luân lí ấy gây ra những hậu quả gì?

Ý kiến đề xuất :

Có giáo viên đề xuất nên bỏ hoạt động đọc – hiểu ngôn từ, vì họ cho rằng trong hoạt

động đọc và tìm hiểu chú thích đã hàm chứa hoạt động đọc – hiểu ngôn từ. Tiến hành hoạt động này vừa mất thời gian vừa không phục vụ gì nhiều cho hoạt động đọc – hiểu hình tượng.

Thực ra đọc – hiểu ngôn từ đọc và tìm hiểu chú thích có những nét tương đồng nhưng cũng có những điểm khác nhau. Vì thế không nên đồng nhất hai hoạt động này. So với đọc và tìm hiểu chú thích, đọc – hiểu ngôn từ có yêu cầu cao hơn. Trong hoạt động này, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từng từ riêng lẻ mà còn dẫn dắt các em tìm hiểu cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này sang ý khác

để hiểu được những nét đặc sắc, khác thường, thú vị trong nghệ huật sử dụng ngôn từ của tác

giả. Đây còn là hoạt động tri giác, trích dẫn chính xác các chi tiết, sự vật, hiện tượng được văn bản miêu tả. Tất cảđều có ý nghĩa quan trọng khi giáo viên phân tích văn bản cho học sinh.

Có ý kiến đề xuất nên xây dựng mô hình đọc – hiểu riêng cho từng thể loại. Bởi loại văn học thì có nhiều, mỗi thể loại có những đặc điểm riêng cho nên nó qui định cách tiếp cận, cách cảm thụ, cách phân tích riêng. Vì thế khó có thể có một mô hình đọc – hiểu duy nhất đạt hiệu quả cao để áp dụng chung cho tất cả các thể loại văn học.

Đúng là khó có thể có mô hình đọc – hiểu duy nhất đạt hiệu quả cao để áp dụng chung cho tất cả các thể loại văn học, nhưng cũng không nên và không thể xây dựng mô hình đọc – hiểu cho từng thể loại. Văn học có nhiều thể loại, mỗi thể loại lại có nhiều tiểu thể loại. Nếu xây dựng mô hình đọc – hiểu riêng sẽ khiến học sinh không những khó nhớ và khó nắm bắt các bước của quá trình đọc – hiểu văn bản mà còn làm cho các em rơi vào ma trận mô hình. Mục

đích của mô hình là định hình cho học sinh nắm được các bước khi tìm hiểu một tác phẩm cụ

thể và ứng dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản khác cùng thể loại, cùng tác giả. Điều cần đặc biệt lưu ý là không nên cứng nhắc, máy móc trong việc sử dụng mô hình này mà phải có sự

thay đổi linh hoạt. Cũng là đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật nhưng hình tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình là trạng thái tâm hồn của cái tôi trữ tình, là những biểu tượng, hình ảnh, nhạc điệu … hình tượng nghệ thuật trong truyện là nhân vật, cốt truyện, tình huống truyện… trong văn nghị luận là các tư tưởng, các luận điểm của người viết … Tùy vào đặc trưng của từng thể loại chúng ta sẽ triển các bước đọc hiểu hợp lí mà không cần thiết phải xây dựng nhiều kiểu mô hình,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 99 - 104)