Phù hợp với nguyên tắc tích hợp

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 50 - 52)

Chương 2: MÔ HÌNH ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC 2.1 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao – Khảo sát và nhận xét

2.3.2. Phù hợp với nguyên tắc tích hợp

Trước đây, các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn có đường ranh giới khá rõ. Tương

ứng với 3 phân môn này là 3 bộ sách giáo khoa được biên soạn gần như độc lập với nhau. Trong dạy học ranh giới này cũng thể hiện khá rõ. Dạy văn thì rất ít khi sử dụng kiến thức Tiếng Việt, Làm văn, ngược lại dạy học Tiếng Việt, Làm văn thì không quan tâm đến văn. Chương trình Ngữ văn hiện nay đã dung hợp 3 phân môn trên làm một nhưng vẫn giữ tính đặc thù của mỗi phân môn. Chính sự tích hợp này nên cảm giác về ranh giới, về tính độc lập của mỗi phân môn đã trở nên mờ nhạt đi rất nhiều, thay vào đó là sự hòa hợp hỗ trợ cho nhau khá hợp lí, mạch lạc : trong Văn có Tiếng Việt, Làm văn, Tiếng Việt, Làm văn trong có Văn, lý thuyết luôn đi đôi với thực hành.

Tích hợp không chỉ là nguyên tắc dùng để xây dựng nội dung và chương trình sách giáo khoa Ngữ văn trung học, mà còn là một trong hai nguyên tắc có tính chất định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên trong thực tiễn sư phạm lại có hàng loạt câu hỏi

đặt ra xoay quanh vấn đề này : Có nên tích hợp trong dạy văn? Nếu có, thì tích hợp như thế

nào? Phải chăng bản thân đọc – hiểu đã có tích hợp? Đây quả là những câu hỏi phức tạp.

Gần đây, có xu hướng đề xuất dạy học văn cần tích hợp với nội dung bảo vệ môi trường (có cả chuyên đề về Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn). Khi xu hướng này xuất hiện đã có không ít ý kiến không đồng tình. Bởi họ cho rằng đây là xu hướng có phần khiêng cưỡng. Đối tượng tích hợp này nên dành cho môn Địa lí, Giáo dục công dân thì thích hợp hơn, gần gũi hơn và tự nhiên hơn.

Trở lại với những câu hỏi vừa nêu, để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này thiết nghĩ

cần phải xuất phát từ bản chất và vai trò của tích hợp. Tích hợp là sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn trong bộ môn, giữa các bộ môn có liên quan, là sự sâu chuỗi những đơn vị kiến thức

ở những bài học khác nhau nhưng có quan hệ hỗ trợ nhau, để hạn chế tình trạng quá tải, trùng lặp, dư thừa kiến thức, tiết kiệm được thời gian đào tạo, phát huy tư duy tổng hợp và như vậy sẽ đào tạo được con người năng động, sáng tạo. Như vậy, tích hợp vẫn có ý nghĩa nhất định trong dạy học nói chung, dạy học văn nói riêng. Vấn đề quan trọng là tích hợp phải thích hợp. Thích hợp ở đây là phải chú ý đến cơ sở tích hợp và liều lượng trong nội dung tích hợp, đồng thời sử

dụng các phương pháp triển khai hợp lí.

Về cơ sở tích hợp : cơ sở của tích hợp là phải xác định môn chủ đạo. Từ đó, khi dạy môn chủ đạo có thể liên hệ, vận dụng đến những kiến thức của các môn khác tương cận. Chẳng hạn, trong tiết dạy văn thì mọi nội dung triển khai đều phải có tính hướng tâm phục vụ cho giờ học văn, còn những tri thức Tiếng Việt, Làm văn và tri thức của các liên môn khác được kết hợp có tác dụng làm nền bổ trợ. Có như thế mới làm cho mục tiêu bài học đạt hiệu quả.

Về mức độ, liều lượng của tích hợp : trong các đơn vị bài học ở môn Văn không phải bài nào cũng cần và có ý nghĩa khi tích hợp. Vì vậy, chúng ta chỉ nên tích hợp ở những bài, những

đơn vị kiến thức thực sự cần phải tích hợp. Có như thế thì việc dẫn dắt học sinh lồng ghép, kết hợp, tổ hợp các nội dung với nhau mới logic, tự nhiên, có ý nghĩa củng cố, bổ sung cho nhau mà không khiêng cưỡng, gò ép để cho tích hợp mà thành ra chắp vá, lặp lại một cách nhàm chán, máy móc.

Phân tích trên cho phép khái quát lý thuyết về dạy học đáp ứng yêu cầu tích hợp như sau : Dạy truyện ngắn cần gắn kết đọc - hiểu với các đặc điểm của thể loại truyện ngắn, với phong cách tác giả và trào lưu văn học, với mĩ học. Truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 là những văn bản tự sự nghệ thuật trong thời hiện đại, chúng thể hiện ở mức độ cao nhất và phong phú nhất đặc trưng của thể truyện cả về mục đích và cách thức diễn đạt. Sự sáng tạo linh hoạt và đa dạng trong mọi yếu tố tự sự, từ tổ chức cốt truyện, xây dựng tình huống, nhân vật, vận dụng lời văn …. Sẽ là cơ sở khoa học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại, đồng thời cho hoạt

động dạy học làm văn tự sựđang được tiến hành song song ở phần Làm văn.

Dạy một văn bản thơ trữ tình cần gắn kết đọc - hiểu văn bản trữ tình với các tri thức Tiếng Việt (tích hợp với bài Từ ngôn ngữ chung đế lời nói cá nhân); với các tri thức Làm văn sẽ, đang và đã được học; với việc đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hiện đại cùng tác giả, cùng thể loại. Học xong bài Vội vàng giáo viên phải giúp học sinh nắm vững cách thức đọc hiểu những bài thơ trữ tình khác nhưĐây mùa thu tới, Tống biệt hành …; gắn đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại với tác giả và đời sống để thấy mối quan hệ mật thiết giữa đời sống và tác giả – tác phẩm trong thơ

trữ tình hiện đại.

Dạy kịch cần gắn kết đọc - hiểu văn kịch với các tri thức về văn tự sự như : hệ thống sự

việc, nhân vật (được miêu tả qua lời nói, hành động), lời văn đối thoại và độc thoại; với kiến thức về thể loại văn học kịch như : tính chất xung đột của cốt truyện, tính cách nhân vật bộc lộ

qua xung đột; với bản chất thẩm mĩ của cái bi, cái hài, cái cao cả; với nghệ thuật biểu diễn sân khấu.

Dạy văn nghị luận cần gắn kết dạy học đọc hiểu văn bản với các tri thức về làm văn đã,

đang và sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 11; gắn kết đọc hiểu văn nghị luận với hoạt

động thực tiễn của tác giả bài văn, với những vấn đề đời sống trong hoạt động thực tiễn của con người và người đọc trong thời kì hiện đại; gắn học văn nghị luận với việc xây dựng cho học sinh lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, có những quan điểm cơ bản của giai cấp công nhân trên từng vấn đề cụ thể của đời sống. Trong quá trình giảng dạy, trên cơ sở phân tích những đoạn văn giáo viên chỉ cho học sinh thấy cách vận dụng quan điểm duy vật, phương pháp tư tưởng duy vật biện chứng trong việc đưa ra các lí lẽ, lập luận, và dẫn chứng.

Tuy nhiên khi sử dụng nguyên tắc này cần lưu ý tích hợp sao cho hợp lí, tự nhiên và không nhất thiết bài nào cũng tích hợp để không tạo nên sự quá tải về kiến thức.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)