Đặc trưng của văn nghị luận

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 42 - 43)

Chương 2: MÔ HÌNH ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC 2.1 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao – Khảo sát và nhận xét

2.2.4. Đặc trưng của văn nghị luận

Văn nghị luận là văn lí thuyết, trực tiếp trình bày các tư tưởng, quan điểm, đạo lí ở đời, bao gồm các tư tưởng chính trị, triết học, đặc điểm xã hội, văn hóa nghệ thuật. Các bài cáo, chiếu, hịch, bình sử, điều trần… là những thể loại của văn nghị luận thời trung đại. Văn nghị

luận hiện đại thể hiện ở các lời kêu gọi, bình luận, tranh luận… Xét về đặc trưng chung, văn nghị luận có đặc điểm sau:

Văn nghị luận thường thể hiện các tư tưởng, ý tưởng tiến bộ. Trong thơ, tác giả dùng trí tưởng tượng và lấy ngôn ngữ tinh túy, giàu hình ảnh, nhạc điệu để biểu hiện cảm xúc của mình và bản chất của cuộc sống. Tự sự tác giả lấy việc xây dựng hình tượng nhân vật làm trung tâm

để miêu tả cuộc sống, con người qua đó bộc lộ tư tưởng tình cảm của mình. Trong văn chính luận tác giả đứng trên một lập trường, quan điểm nhất định, vận dụng lí lẽ, thực tế và dùng

ngôn ngữ trực tiếp của mình để trình bày, phân tích, phê phán, giải quyết một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa do cuộc sống đặt ra nhằm mục đích tuyên truyền chiến đấu.

Sức mạnh của văn chính luận là lối lập luận theo tư duy logic. Lập luận là các thao tác

để triển khai luận điểm. Trong lập luận thường sử dụng những thao tác sau : chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận.

Chứng minh là dùng những cứ liệu, những bằng chứng để làm sáng tỏ hơn một vấn đề

vốn đã được thừa nhận. Người viết có thể chứng minh theo phương pháp qui nạp hoặc diễn dịch.

Giải thích là dùng luận chứng và luận cứ để làm cho người đọc, người nghe hiểu được những vấn đề, những luận điểm vốn chưa được công nhận một cách phổ biến, hiển nhiên.

Phân tích là thao tác lập luận chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng

đó.

Bình luận là đánh giá, xem xét cái đúng, cái sai,cái hay, cái dở của một hiện tượng, một sự vật, một quan niệm đồng thời đào sâu mở rộng thêm nhằm phát huy những mặt tích cực và ngăn ngừa những mặt tiêu cực.

Tính thuyết phục của văn nghị luận là ở luận cứ vững chắc.

Ngôn ngữ trong văn chính luận bao giờ cũng giàu sắc thái triết lí. Nó biểu hiện tập trung

ở sự chính xác, trong sáng của từ ngữ, và ở sự chặt chẽ, mạch lạc, giản dị và có sức lôi cuốn, có ngữđiệu hùng hồn của cú pháp.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)