Đọc –hiểu và cơ chế dạy học trên lớp

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 28 - 30)

Nói đến cơ chế dạy học văn là nói đến sự hiện diện của 3 yếu tố : nhà văn cùng tác phẩm – giáo viên – học sinh.

Có một thời gian rất dài, ở nước ta môn Văn được gọi là môn “giảng văn”, khoa sư phạm dạy văn gọi là “khoa giảng văn”, sách dạy văn được gọi là “văn học trích giảng”. Dạy văn thực chất là giảng văn; là nhằm làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn chương. Cái hay, cái đẹp ấy lại do chính giáo viên cung cấp, cảm nhận và phân tích hộ cho học sinh. Các giờ giảng văn trên lớp, giáo viên chủ yếu thuyết trình, giảng giải cho học sinh nghe những điều thầy cô hiểu và cảm nhận được về tác phẩm ấy. Còn bản thân học sinh hiểu và cảm nhận như thế nào thì không cần chú ý.

Trong cơ chế dạy và học này, mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ giữa người giảng với người nghe, người truyền thụ với người tiếp thụ, người đưa thông tin và người tiếp nhận, người trình bày và người ghi nhớ. Như vậy là những năng lực chủ quan của bản thân học sinh không được phát huy. Học sinh chỉ cần nghe, ghi, nhớ và lặp lại những điều đã nghe. Giáo viên sẽ kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo điều mình đã thuyết trình. Nói như Chủ tịch Phạm Văn Đồng là: học sinh chỉ cần “múa chữ ”. Theo cơ chế dạy học này thì sách giáo khoa, bài văn trở thành vô dụng vì nguồn kiến thức ở đây chỉ là người giáo viên và chỉ có thể là người giáo viên mà thôi. Học sinh học theo lời ghi và giáo viên cũng chỉ

kiểm tra theo lời giảng của mình. Cũng theo kiểu cơ chế này, chỉ thấy mối liên hệ giữa nhà văn với giáo viên, và mối liên hệ một chiều giữa giáo viên và học sinh, còn một mối liên hệ rất quan trọng đã bị phá vỡ. Đó là mối liên hệ giữa học sinh với sách giáo khoa, với tác phẩm. Hiện tượng học sinh không học sách giáo khoa, hoặc không tiếp xúc với tác phẩm khi học giảng văn là những hiện tượng đáng lo ngại. Thói quen đọc sách, năng lực độc lập phát hiện kiến thức, tác phong cụ thể trong học tập không được hình thành mà còn bị thay thế bằng bệnh đại khái, hời hợt trong lao động.

Đọc – hiểu xây dựng những mối liên hệ hợp lý giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với bài văn và sách giáo khoa. Trong đó, sự hoạt động tâm lý của chính bản thân học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên được xem là hạt nhân của cơ chế này. Người thầy từ vị trí, vai trò độc tôn trở thành “cố vấn”, người tổ chức, hướng dẫn cả quá trình dạy học. Không nhà trường nào không có thầy. Thầy vẫn có vai trò quan trọng nhưng ở một vị thế khác. Giáo viên không còn là máy phát tin, mà là người hướng đạo, người điều khiển, hướng dẫn để khơi gợi, phát triển năng lực văn học cho học sinh tạo nên hành động giáo dục xoay quanh trò; là một “nhạc trưởng” không chơi đàn thay nhạc công mà chỉ huy cả dàn nhạc cùng hoạt động.

Đọc – hiểu không thủ tiêu yếu tố giảng của giáo viên. Nó chỉ biến họ từ người giảng trở

thành người hướng dẫn đọc văn; tăng cường vai trò hướng dẫn của người thầy, tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn, thực hành nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn từ vốn kiến thức, kĩ năng văn học, tiếng Việt, làm văn mà các em đã có. Giáo viên kết hợp rèn luyện cho học sinh các kiến thức và kĩ năng ba phân môn theo tinh thần tích hợp. Kết hợp học đi đôi với hành, tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp

để hình thành năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt, phát triển năng lực cảm thụ văn chương. Giáo viên ở đây không phải là nguồn kiến thức duy nhất, không phải là máy phát tin, hay nói như viện sĩ Lepsin là “ bà bảo mẫu mớm cơm cho trẻ”. Học sinh được hướng dẫn, tổ chức để

tìm tòi, phát hiện, lựa chọn kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Có nhà sư phạm đã ví lớp học như một dàn nhạc, giáo viên là nhạc trưởng. Nhạc trưởng chỉ huy cả dàn nhạc cùng hoạt

động. Nhạc trưởng không chơi đàn thay nhạc công. Sách giáo khoa hay bài văn cùng với vốn hiểu biết của bản thân học sinh là những nguồn kiến thức quan trọng mà giáo viên hướng dẫn khai thác, vận dụng…

Học sinh được giáo viên hướng dẫn sẽ hình thành kiến thức mới trên cơ sở sách giáo khoa và vốn hiểu biết trực tiếp và gián tiếp của bản thân mình. Như vậy, công việc học tập của học sinh ngay từ trên ghế nhà trường phổ thông đã thực sự là một công việc lao động chủ động và

sáng tạo, có thể phát huy được mạnh mẽ những năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của từng học sinh. Công việc dạy văn trong nhà trường thực sự là một hoạt động rèn luyện con người học sinh, rèn luyện bộ óc của học sinh.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 28 - 30)