Phù hợp với nguyên tắc tích cực

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 52 - 56)

Chương 2: MÔ HÌNH ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC 2.1 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao – Khảo sát và nhận xét

2.3.3. Phù hợp với nguyên tắc tích cực

Dạy học tích cực đã được diễn đạt bằng những mệnh đề gần gũi nhau như “Dạy học lấy học làm trung tâm”, “Dạy học hướng vào học sinh”, “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” … Những cách diễn đạt ấy cho thấy dạy học tích cực là người dạy tìm cách tổ chức việc học cho học sinh, và học tích cực là người học tự mình chiếm lĩnh bài học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tích cực của người dạy là tạo các họat động học tập của học sinh một cách hiệu quả. Tích cực của người học là tự mình đáp ứng bằng các họat động học tập. Đích của dạy học tích cực là đạt tới mục tiêu của bài học về kỹ năng, kiến thức, thái độ.

Để đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực cần có sự sáng tạo trong lựa chọn và liên kết các biện pháp dạy học, các cách thực tổ chức hoạt động dạy học và các phương tiên dạy học. Nói cách khác, dạy học tích cực là cần đa dạng hóa các hình thực dạy học.

Một câu hỏi đặt ra : Trong dạy học môn Văn nói chung, trong dạy học các thể loại văn học cụ thể nói riêng, đa dạng hóa các hình thức dạy học đọc – hiểu văn bản gồm những nội dung gì?

Đối với môn Văn có thể sử dụng cấp độ lựa chọn tương ứng từ các hình thức dạy học đa dùng và cấp độ lực chọn tương ứng từ các hình thức dạy học chuyên dùng.

Cấp độ lựa chọn tương ứng từ các hình thức dạy học đa dùng cho bài đọc – hiểu văn bản sẽđược hình dung từ các hình thức dạy học tương tác và tích cực như : học độc lập (cá nhân) và học theo nhóm, giảng bài, ghi bảng và nghe giảng cùng với ghi vào vở, đàm thoại bằng câu hỏi, trò chơi dạy học … cùng các phương tiện dạy học như bảng, sách giáo khoa, máy chiếu … Tuy nhiên, sự lựa chọn hình thức dạy học nào và tương ứng và với độđậm nhạt ra sao sẽ phụ thuộc vào đặc trưng nội dung và hình thức của kiểu văn bản được tiếp nhận. Ở đây, hình thức học các nhân sẽ chiếm ưu thế hơn so với hình thức học theo nhóm do đặc trưng cá thể của sự cảm thụ

nghệ thuật, thậm chí đọc văn không theo nhóm mà vẫn hiểu văn. Hoạt động giảng văn không mất đi mà chuyển từđặc quyền của người dạy sang hoạt động tự giảng dạy của người học. Hình thức đàm thoại thể hiện tinh thần hợp tác làm việc và dân chủ hơn vì nó hướng vào mục đích kích thích và tạo cơ hội giải phóng các năng lực đọc hiểu của người học. Trò chơi dạy học trong

đọc – hiểu chỉ có thể là các hình thức trò chơi thẩm mĩ, vì văn học là một biểu hiện cao quý, nghiêm túc trong đời sống thẩm mĩ của con người. Máy chiếu, thậm chí cả phần mềm dạy học trên máy tính sẽ trở thành các hình thức dạy học văn khi nó hỗ trợ tích cực cho hoạt động đọc – hiểu, chứ không phải là cách chưng diện màu mè như “mốt”.

Ở cấp độ lựa chọn chuyên dùng các hình thức dạy học đọc – hiểu văn bản sẽ được hình dung từ các hình thức dạy học tương tác và tích cực như : đọc diễn cảm, bình văn, đàm thoại, trò chơi dạy học.

Bình văn vốn là một biểu hiện tinh túy của văn hóa đọc có truyền thống lâu đời trong đời sống thẩm mĩ phương Đông, trong một thời kì dài là biện pháp dạy văn đặc dụng. Kết hợp với giảng giải, lời bình luôn hàm chứa trong nó sự khám phá và cảm thụ vẻ đẹp thẩm mĩ của văn chương, thậm chí đến cả ngóc ngách, ngọn nguồn không phải ai cũng thấy được. Và điều đó lại

được phơi diễn bởi các yếu tố phụ họa như giọng điệu, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ của người bình (giáo viên) tạo thành sức mê hoặc lôi cuốn đặc biệt đối với người học. Không ai bình (theo nghĩa cảm thụ vẻ đẹp của lời văn, ý văn) một câu hoặc đoạn văn trong văn bản vật lý, sinh vật. Nhưng nhu cầu chiếm lĩnh tinh hoa của tác phẩm văn học nghệ thuật luôn là khát vọng của công chúng nghệ thuật. Và các lời bình văn là cái cách chiếm lĩnh tinh hoa ấy. Khát vọng thẩm mĩấy thuộc về mọi công chúng nghệ thuật. Mỗi công chúng sẽ in lại dấu ấn của mình trong các lời bình, tùy thuộc vào năng lực đọc – hiểu, do vốn sống, đặc điểm, trạng thái tâm lý, kinh nghiệm thẩm mĩ cá nhân quy định.

Hình thức dạy học bằng đàm thoại xoay quanh các câu hỏi giữa giáo viên và học sinh về

bài học không phải là độc quyền của dạy học văn, nhưng đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi phân tích cảm thụ văn bản do giáo viên phát vấn và học sinh trả lời sẽ là hình thức dạy học chuyên dùng cho dạy học đọc – hiểu văn bản do tính chất quá trình của hình tượng bằng lời, tính chất mơ hồ đa nghĩa của chúng và do dấu ấn của thể của sự cảm thụ hình tượng đòi hỏi. Ở đây, câu hỏi không xuất hiện ở dạng hoàn toàn duy lí, vô cảm, rời rạc mà là hệ thống câu hỏi vừa manh tính khoa học vừa gợi xúc cảm, tưởng tượng, liên tưởng ở người học. Mức độ đọc – hiểu phụ

thuộc trực tiếp vào chất lượng trả lời câu hỏi của học sinh. Khả năng đọc – hiểu một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở

những cấo độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng những thông tin đã có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài, là trình độ chỉ mới biết đọc trên dòng. Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải suy nghĩ ra câu trả lời từ những đầu mối có trong văn bản, là trình độđã biết đọc giữa các dòng. Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế giới bên ngoài bài học; đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng đểđọc văn bản….

Các trò chơi dạy học sẽ là hình thức dạy học chuyên dùng dạy học văn mang tính chất thẩm mĩ. Ở đây, hoạt động dạy học cũng sẽ đa dạng. Đó có thể là thi hát dân ca, thi kể chuyện dân gian hoặc tóm tắt cốt truyện các văn bản tự sự, thi nhớ và thống kê nhanh các văn bản đã học theo thể loại, thi vẽ tranh minh họa cho bài học, chuyển thể văn bản theo vai nhân vật ở

dạng diễn xuất đơn giản … Các trò chơi này có thể diễn ra ở cuối bài học, hoặc trong các giờ

ngoại khóa Ngữ văn, và có thể thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm, tùy thuộc tính chất mỗi kiểu văn bản và thời lượng của mỗi buổi học.

Đối với từng thể loại văn học cụ thể, yêu cầu của việc kết hợp các hình thức dạy học sẽ là

đảm bảo sự liên kết tương hợp các hình thức dạy học với đặc trưng của từng thể loại. Theo đó, các hình thức dạy học tương hợp trong đọc – hiểu văn bản tự sự sẽ có những điểm khác biệt so với các hình thức dạy học đọc – hiểu văn bản trữ tình, hoặc đọc – hiểu văn bản nghị luận sẽ

khác với đọc – hiểu văn bản kịch… Cũng là đọc diễn cảm, những yệu cầu đọc ở mỗi thể loại văn học không giống nhau. Chẳng hạn, đó sẽ là sự tái hiện bằng giọng khách quan các sự việc trong các văn bản tự sự, trong khi các văn bản trữ tình cần được đọc với giọng cảm xúc tương

ứng hoặc sôi nổi hào tráng hoặc trầm lắng suy tư … Trong khi cần nhại theo tính cách nhân vật kịch để đọc kịch thì giọng đọc của văn bản nghị luận căn bản là rành rõ khi tái hiện các luận

điểm, luận cứ. Bình văn là hình thức dạy học chuyên dùng trong dạy học văn, nhưng không phải kiểu văn bản nào trong chương trình Ngữ văn cũng sử dụng hình thức này. Yêu cầu hiểu chính xác, tường minh các quan điểm trong văn nghị luận hoặc các văn bản nhật dụng ở dạng thuyết minh không tạo cơ duyên cho những lời bình, và như thế, các lời bình (nếu có) trong các trường hợp này sẽ là vô nghĩa, thậm chí có hại cho hoạt động đọc – hiểu.

Từ những phân tích trên, có thể khái quát lý thuyết dạy học các thể loại văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao theo nguyên tắc dạy học tích cực như sau :

Tổ chức dạy học truyện hiện đại theo hướng đa dạng hóa các hình thức đọc - hiểu như :

đọc tóm tắt truyện, sử dụng câu hỏi tái hiện, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi hình dung tưởng tượng … để giúp học sinh tham gia lí giải tình huống truyện, tính cách nhân vật, những sáng tạo trong

kết cấu và nghệ thuật sử dụng chi tiết tác phẩm. Nhận xét về lời kể, cách kể trong tác phẩm ….sử dụng không gian nhà trường, lớp học một cách sáng tạo để tổ chức cho học sinh thảo luận cũng như tiến hành các hoạt động khác theo nhóm; liên môn với Mĩ thuật; máy chiếu hỗ trợ dạy học : bố cục văn bản, câu hỏi trắc nghiệm, ngữ liệu cần phân tích, các tư liệu mở rộng về tác giả, tác phẩm đang được học.…

Tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại theo hướng đa dạng hóa các hình thức dạy học như: gắn kết đọc – hiểu văn bản trữ tình hiện đại với các tri thức Làm văn biểu cản đã học; với tác giả và đời sống để thấy mối quan hệ mật thiết giữa đời sống – tác giả – tác phẩm. Kết hợp

đọc diễn cảm với hình thức đàm thoại bằng cách hệ thống câu hỏi phân tích cảm thụ, xen kẽ lời giảng bình.

Về hệ thống câu hỏi, giáo viên cần biết cách đặt ra những câu hỏi gợi mở, khuyến khích học sinh suy nghĩ, nghe học sinh trả lời một cách tin cậy và thân ái. Đối với thơ trữ tình hiện đại

để kích thích học sinh từng bước thuộc được câu thơ hay, cảm nhận được những nét tâm trạng của nhân vật trữ tình, tiến tới hiểu được những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên cần sử

dụng các câu hỏi hướng về những rung động ban đầu bởi những tác động của những hình thức nghệ thuật của tác phẩm đến người đọc; hoặc dạng câu hỏi hòinh dung tưởng tượng để giúp học sinh phát hiện ra ý nghĩa của hình tượng thơ, nguyên tắc xây dựng hình tượng thơ, phát hiện tính hàm súc của ngôn ngữ, tính đa nghĩa của bài thơ…

Tổ chức dạy học văn bản kịch theo hướng đa dạng hóa các hình thức đọc - hiểu kịch như : đọc diễn cảm theo vai nhân vật, đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi kết hợp lời giảng bình; học cá nhân kết hợp học theo nhóm; liên môn với Mĩ thuật và Sân khấu; trò chơi diễn xuất của học sinh; máy chiếu tái hiện chất liệu văn bản, xung đột kịch, câu hỏi trắc nghiệm; thiết kế và trình chiếu tư liệu về tác giả, tác phẩm, các trích đoạn sân khấu; ngoại khóa về sân khấu (xem diễn kịch…).

Tổ chức dạy học văn nghị luận hiện đại theo hướng đa dạng hóa các hình thức đọc - hiểu : (kết hợp đọc diễn cảm với đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản, đan xen lời bình luận); liên môn với Lịch sử, Giáo dục công dân … liên quan đến chủ đề văn bản; thiết kế và trình chiếu qua phương tiện điện tử các tư liệu liên quan đến tác giả và nội dung bài học, nhất là các bài nghị luận về chính trị, xã hội; sử dụng máy chiếu khi hình thành hệ thống luận

điểm của bài văn; ra bài tập trắc nghiệm và câu hỏi thảo luận nhóm; trò chơi thi mô hình hóa hệ

thống luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận được học, hoặc viết nhanh và đúng đoạn văn nghị luận minh họa cho bài văn nghị luận vừa học.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài học đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)