Không song trùng giữa tác giả vàng ười kể chuyện

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 66 - 70)

Theo quan niệm của R. Barthers thì: “Người kể chuyện và những nhân vật của anh ta bản chất là những “thực thể trên mặt giấy”, tác giả (thực tế) của văn bản không có điểm gì chung với người kể chuyện”. Ý kiến này cho thấy không ai lại đồng nhất tác giả ngoài đời với người kể chuyện. Đây là căn cứ thứ nhất để xét sự không song trùng giữa người kể chuyện với tác giả văn học. Hơn nữa, người kể chuyện không thểđược gọi tên; nếu anh ta có tên, thì đằng sau cái tên đó không có ai cả. Đây là căn cứ thứ hai để xem xét. Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả.

Tác giả là người trực tiếp làm ra tác phẩm nghệ thuật, có ngôn ngữ riêng, nó không đồng nhất với ngôn ngữ trần thuật nói chung. Ngôn ngữ tác giả ra đời trên những cơ sở xã hội - thẩm mĩ và kinh nghiệm nghệ thuật nhất định. No cùng biến đổi theo quá trình thay đổi của hình thức tự sự. Mỗi lời nói trong tác phẩm tự sựđều là lời của người kể chuyện, của nhân vật đủ loai, chứ không phải là lời trực tiếp của tác giả. Tác giả là người sáng tạo ra những nhân vật đại diện và phát ngôn theo vị trí, vai trò và chức năng của nhân vật ấy. Mọi nội dung tư tưởng, ý đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra, nhưng tác giả không trực tiếp đứng ra trần thuật, mà sáng tạo ra một người kể chuyện để thay mình làm điều đó. Khi sáng tác nhà văn như một người lắng nghe ghi chép

giùm lời lẽ của người kể chuyện do mình tạo ra. Lí thuyết tự sự cho ta phân biệt rõ nội dung này. Trong tác phẩm văn xuôi tự sự (riêng tự truyện hình tượng tác giả thường hiện lên theo kiểu chân dung tự họa), tác giả tựẩn mình hoặc gián tiếp kí thác cho người kể chuyện. Tác giả lời nói hóa thân thành hình tượng tác giả trong tác phẩm, tức là cái “tôi” thứ hai - tác giả hàm ẩn. Trong trường hợp tác giả hàm ẩn này cũng không phải là người kể chuyện. Nghiên cứu tác giả trong mối quan hệ với người kể chuyện phải thâm nhập vào thế giới nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra (cốt truyện, không gian, thời gian nghệ thuật, hệ thống nhân vật, kết cấu…), rồi từđó “đọc ra cái nhìn” nghệ thuật, lập trường, tư tưởng đạo đức, quan điểm thẩm mĩ, cá tính, nhân cách của nhà văn.

Hiện nay tự sự học hiện đại chú ý nhiều đến vấn đề người trần thuật và ngôn ngữ trần thuật. Tác giả và người kể chuyện với tư cách là một phạm trù của thi pháp học, hiện diện trong tác phẩm, tham gia vào cấu trúc tác phẩm. Tự sự học đã giải thích rất rõ giữa tác giả và người trần thuật không phải là đồng nhất. Trong quan niệm của M.Bakhtin: “tác giả nằm ngoài thế giới nhân vật, có thể nhập vào rồi thoát ra khỏi không – thời gian nhân vật. Tác giảở trên ranh giới của thế giới do anh ta tạo ra. Lập trường tác giả có thể xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài thế giới đó” (Dẫn theo Trần Đình Sử [116, tr. 108]). Nói một cách khái quát, người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là vấn đề có tính chất loại hình – lịch sử. Người kể chuyện là sự sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng để nhà văn thể hiện cuộc sống và tính cách nhân vật. Theo nhà nghien cứu người Pháp. G.Genette thì “Người trần thuật có chức năng của tác giả, vừa kể chuyện, vừa chỉ huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin, vừa thuyết phục người đọc” (dẫn theo GS.Trần Đình Sử) [116, tr. 189].

T.Z. Todorov là người ý thức rất rõ vai trò của tác giả trong bề sâu kết cấu của văn bản nghệ thuật. Theo ông, tác giả không chỉ là người tổ chức văn bản, chịu trách nhiệm về sản phẩm ngôn từ của mình, quyết định sự có mặt phần nay hay phần kia của truyện, mà còn bị “nhận diện” qua chính văn bản. Hễ hình ảnh của người trần thuật có mặt trong văn bản tự sự là người ta khẳng định sự tồn tại của một tác giả ẩn tàng trong văn bản. Người viết tác phẩm, mà bất cứ trong trường hợp nào cũng không được lẫn lộn với con người tác giả bằng xương bằng thịt, chỉ có người thân thứ nhất mới có mặt trong cuốn sách. “Người thân thứ nhất”, “tác giảẩn tàng” theo Todorov chính là hình tượng tác giả. Người ta nhận ra ởđây có sự phân biệt dứt khoát hình tượng tác giả trong tư cách là một phạm trù thẩm mĩ hiện lên qua văn bản với tác giả - con người thực ngoài đời.

Cách diễn giải trên cho thấy tác giả và người kể chuyện cùng tồn tại trong tác phẩm là một vấn đềđã được khẳng định. Điều quan tâm là tác giả biểu hiện trong văn bản nghê thuật như thế nào. Tác giả có quan hệ như thế nào với người kể chuyện. Theo GS. Trần Đình Sử: “Tác giả không bao giờ hiện diện trong tiểu thuyết như một người kể, người phát ngôn, mà chỉ xuất hiện

như một tác giả hàm ẩn, một cái tôi thứ hai của nhà văn, với tư cách là người mang hệ thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm. Tác giả thực sự xuất hiện như một người ghi, người sao lục lời kể, hoặc là người nghe trộm người kể. Người trần thuật là kẻđược sáng tạo ra để mang lời kể” [114, tr. 17]. Lí thuyết tự sự hiện đại đã chỉ ra vai trò của nhân vật người kể chuyện và vai trò của tác giả. Theo GS. Lê Ngọc Trà: “Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi tác giả xưng “tôi” đứng ra trần thuật câu chuyện và hoàn toàn đứng ngoài sự vận động của các sự kiện, các tình tiết. Nhà văn có thể nhập vào vai người kể chuyện này khác để biểu hiện những tư tưởng, cảm xúc của mình, nhưng người kể chuyện ấy không hoàn toàn chính là tác giả” [135, tr. 154]. Thật ra, trước một câu trần thuật, người ta có thể hỏi: tác giả có phải là chủ thể phát ngôn câu nói đó không? Chắc chắn không ai cho rằng đó là tiếng nói của tác giả. Bởi vì, chủ thể lời nói là kẻ phát ngôn do tác giả sáng tạo ra trong từng trường hợp cụ thể, nó có quan điểm của tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả. Chủ thểởđây là chủ thể lời nói, chủ thể của ý thức được thể hiện trong tác phẩm – “người đứng ra kể trong tác phẩm tự sự”. Chủ thể kể chuyện có khi là nhân vật, tạo nên lớp ngôn từ riêng trong tác phẩm. Tác giả lời nói không trùng với chủ thể kể chuyện. Chủ thể lời nói – người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, là người phát ngôn cơ bản tạo nên tính hình tượng cho cả tác phẩm văn học. Hơn nữa, những gì được thuật lại chính là cái nhìn nghệ thuật, thái độ của người kể, và tất nhiên thái độ và cái nhìn ấy không phải bao giờ cũng nhận được sựđồng tình của tác giả. Như vậy, tác giả trong tác phẩm tự sự có thểđược coi là vai trò thứ yếu sau nhân vật người kể chuyện “xưng tôi”. Tác giả chỉ thực hiện việc giới thiệu nhân vật trong câu chuyện và câu chuyện bắt đầu thì tác giả biến mất. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ. Sau khi tác giả trình bày phần khai đoạn đến phần thắt nút, tác giả dành quyền cho các nhân vật hành động theo một quy luật khách quan của nó. Tuy nhiên, Truyện Kiều được kể chủ yếu bởi ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình, xoay quanh nhân vật chính.

Như vậy, trong tác phẩm tự sự, trường hợp không song trùng giữa tác giả với người kể chuyện là một hiện tượng hiển nhiên trong quá trình sáng tạo văn học. Bởi vì, người kể chuyện là một hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm. Người kể chuyện là người có nhiệm vụ kể lại câu chuyện. Là chủ thểđứng ra kể lại một câu chuyện cụ thể. Người kể chuyện cụ thểấy có thể là hình tượng của tác giả (ví dụ: “tôi” trong Chúng tôi và bọn hắn, Thời gian của người); có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sang tạo ra (ví dụ: Huy - chiến sĩ xe tăng là nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Chiến sĩ); có thể một người kể hoặc nhiều người kể chuyện trong một tác phẩm (ví dụ:

Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Truyện Kiều của Nguyễn Du). Đây là đặc điểm giúp chúng ta nhận ra sự không song trùng giữa tác giả và người kể chuyện.

Theo quan niệm này, Nguyễn Khải có 29 tác phẩm có hình thức người kể chuyện ngôi thứ ba và 48 tác phẩm có hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”, dạng “xưng tôi” chứng kiến, quan sát, không tham gia biến cố; dạng “xưng tôi” có tham gia nói chuyện với nhân vật và

dạng “xưng tôi” không nói rõ mình là tác giả là những tác phẩm không song trùng giữa tác giả và người kể chuyện. Trong các truyện này, nhân vật và người kể chuyện tự tính toán, hành động một cách hoàn toàn khách quan, không mảy may có sự can thiệp của tác giả. Chỉ khi nào nhà văn có ý thức đầy đủ và sâu sắc về cái “tôi” cá nhân, cái “tôi” người nghê sĩ, có được một quan niệm nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, một cách cảm thụ thế giới riêng biệt, tự giác thì lời kể chuyện trong tac phẩm mới có những biến đổi về chất, cũng từđó, phạm trù lời kể của tác giả mới thực sự xuất hiện song trùng với lời của người kể chuyện.

Rõ ràng bản thân người kể chuyện là người được tác giả sáng tạo ra, chu thể của lời kể trong tác phẩm tự sự. Khi người kể chuyện ẩn thì ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ vô nhân xưng (ví dụ: tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của L. Tônxtôi, Những người khốn khổ của V. Huygo, Sống mòn của Nam Cao, Xung đột, Điều tra về một cái chết của Nguyễn Khải). Khi người kể chuyện lộ diện xưng “tôi” thì ngôn ngữ của người kể chuyện thường là ngôi thứ nhất. Có thể là cái “tôi” trực tiếp của chủ thể kể chuyện (ví dụ: “tôi” trong truyện Lão Hạc của Nam Cao), có thể là cái “tôi” của nhân vật được ủy quyền tự sự (ví dụ: “tôi” trong các truyện Chút phấn của đời, Bố con, Ngày tết về thăm quê của Nguyễn Khải).

Tất nhiên, tác giả văn học là người viết ra văn bản ngôn từ, tức là tác phẩm văn học. Tác giả là người làm nên diện mạo văn học của một thời đại, một dân tộc. Còn người kể chuyện chỉ là người thực hiện các chức năng: “chức năng kể chuyện, trần thuật; chức năng truyền đạt, đóng vai một yếu tố của tổ chức tự sự; chức năng chỉ dẫn, thuộc phương pháp trần thuật; chức năng bình luận; chức năng nhân vật hoá” [33, tr -223] trong tác phẩm. Về tác giả lại được xét ở nhiều góc độ. Trước hết, xét về mặt xã hội: tác giả văn học là người có ý kiến riêng vềđời sống và thời cuộc “đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới, một cách hiểu mới về các hien tượng đời sống, bày tỏ một lập trường xã hội và công dân nhất định”. Xét về mặt đặc trưng: “tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc”. Xét về nghề nghiệp: “tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình anh biểu tượng đặc trưng riêng” [126, tr. 289]. Tác giả văn học là một hiện tượng phức tạp (ví dụ: tác giả hàm ẩn của Đất nước đứng lên, Rừng Xà nu, Đất Quảng đều là của nhà văn Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Văn Bau cùng với các bút danh khác: Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim).

Thông thường từ thế giới hình tượng nghệ thuật có thể lần ra diện mạo tinh thần tác giả. Chính cách khai thác này, giúp ta nhận biết được Nguyễn Khải là nha văn chiến sĩ, một đảng viên, một phong cách hiện thực tỉnh táo đã gắn bó với sự nghiệp cách mạng, không ngừng tham gia vào đấu tranh xã hội, đem lại cho văn học một cái nhìn rộng mở, đổi mới. Tác phẩm của ông cho thấy hiện thực ngày hôm nay luôn chứa đựng sự những vấn đề mới mẻ. Những quá trình

đang hình thành hết sức phức tạp tiềm ẩn trong lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội, đồng thời giúp người đọc hiểu thấu đáo quan niệm rất sau sắc về con người. Đến đây có thể liên hệ tới nhà văn Nam Cao chẳng hạn. Với cách nhìn như vậy, khi thâm nhập vào tác phẩm của ông, người đọc nhận ra Nam Cao với khuôn mặt “nhàu nát đau khổ”, sự trăn trở day dứt về lẽ sống và quyền làm người. Sự hình dung như thế về Nam Cao là dựa vào những gì mà nhà văn đã sáng tạo ra, trong đó nổi bật nhất là những nhân vật tri thức tiểu tư sản thường xuyên vật vã, đau đớn vì sự băng hoại giá trị nhân sinh; là những nhân vật nông dân quê mùa méo mó cả nhân tính lẫn nhân hình vì miếng cơm manh áo, vì sựức hiếp của cường quyền. Trang viết của Thạch Lam mang dáng dấp của con người dịu dàng, nhỏ nhẹ, tinh tế, biết lắng nghe và đồng cảm với những ước vọng bình dị của bao kiếp người nhỏ bé trong cái nhịp sống u buồn lặng lẽ… Chỉ qua một số trường hợp nhà văn trên, người ta nhân thấy tác giả hiện lên như thế nào qua thế giới nghệ thuật mà nhà văn tạo ra.

Ý tưởng của nhà văn độc đáo kết hợp với người kể chuyện có duyên làm nên cái hay của tác phẩm và ngược lại. Điểm lại hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải hơn 50 năm, con người cầm bút vơi một quan niệm nhất quán về nghệ thuật là “Khoa học thể hiện lòng người” đều thể hiện cái “tôi” của chính mình và một cái “tôi” ngoài mình. Tác phẩm của Nguyễn Khải luôn phản ánh kịp thời, đầy đủ, chân thực và khách quan con người và thời đại. Các tác phẩm ấy dù dài hay ngắn, tình tiết ít hay nhiều, người đọc vẫn luôn có cảm giác như chuyện kể về môt ai đó có thật ngoài đời hấp dẫn và phong phú lạ thường. Như vậy, chúng ta thừa nhận hiển nhiên trong nhiều tác phẩm người kể chuyện không song trùng với với tác giả. Bởi “Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học” [135, tr. 155].

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)