Xưng “tôi” có tham gia nói chuyện với nhân vật

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 26 - 32)

Nguyễn Khải ráo riết tìm ý nghĩa của cuộc đời trong sáng tạo nghệ thuật. Ông tự nhận mình sinh ra để tôn thờ nghệ thuật: “Yêu được nó, thờ phụng được nó cũng đã rất bằng lòng rồi mà[61, tr. 46]. Ông luôn sống hết mình cho nghệ thuật. Muốn sống cho nghệ thuật, trước hết phải có thực tài. Nguyễn Khải là nhà văn có tài nhưng không ảo tưởng về cái tài. Ông miệt mài khổ luyện tìm hiểu, không chỉ để thể hiện cái “tôi” của mình mà còn là sự kiếm tìm chất liệu cho sáng tạo. Cái “tôi” Nguyễn Khải vì thế vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thẫm mĩ của văn chương.

Trong truyện Người gặp hàng ngày (1981) nhân vật “tôi” tự vấn mình: “Ờ nhỉ, vì sao thế nhỉ? Toàn viết những chuyện đâu đâu, người đâu đâu, còn chuyện nghe hàng ngày, người gặp hàng ngày thì như tuồng còn nhiều xa lạ” [53, tr. 169], rồi thú nhận “cả nghĩ cũng bạc, vô tình cũng bạc”, nhưng mà tôi vốn thích “những hoàn cảnh gay gắt, đơn biệt, những tính cách hoặc u tối hoặc chói sáng”. Truyện đánh dấu sự chuyển hướng trong sáng tác của Nguyễn Khải. Trong truyện Người kể chuyện thuê (1993) người kể không tán thành việc kiếm tiền của bạn: “Rõ khỉ! Một đời đấu tranh cho quyền tự do sáng tạo, chỉ viết cho mình và cho một công chúng được lựa chọn, kiên quyết không làm đầy tớ cho ai cả, cuối cùng lại hạ cờ bó giáo xin viết thuê cho mấy thằng có tiền mới phất. Có mà điên!… Đừng hòng! (…) Không đời nào thà húp cháo!” [53, tr. 401]. Lời văn nửa trực tiếp chứa đựng cái cay đắng buồn đau, nó vừa diễn tảđược cái tự giễu mình vừa thương mình. Trong truyện Người mơ mộng (1974) người kể xưng “tôi” nhận xét rất thâm thúy về nhân vật Q: “Anh ôm ấp một giấc mộng quá lớn, lớn hơn anh nhiều, nhưng lại không chịu lớn lên theo trong quá trình tập dợt. Nói cho đúng, anh vẫn chưa ý thức được rằng: dầu một việc dễ như là viết văn cũng vẫn cần có sự tập dượt” [54, tr. 128]. Giọng điệu mỉa mai chê bai: “Anh là người vô tích sự”. Bởi vì, anh chỉ mơ mộng mà không hành động. Còn trong truyện Một trường hợp li dị (1974) người kể nhập hẳn vào nhân vật P. đã bộc lộ cảm xúc rất chân thật: “Anh nói vợ chồng anh, những chuyện thường tình giữa vợ chồng anh, mà tôi nghĩ ngay đến vợ chồng tôi, cuộc sống gia đình chúng tôi. Tôi rất tin ở câu chuyện mà anh P. đã kể, anh P. ạ” [53, tr. 138].

TruyệnĐất kinh kỳ (1996) thể hiện nổi nhớ của chủ thể kể chuyện. Nhớ lời bình tinh tế về văn chương của Hồ Dzếnh: “Ci nước sông Hồng, cái gió sông Hồng nó lạ lắm, nó làm ra văn chương Bắc Hà, văn chương Hà Nội” [56, tr. 31]. Nhớ đến ông Nguyễn Tuân: “Tôi rất yêu ông Nguyễn, rất mê văn ông, vẫn thường ăn cắp nhiều chữ của ông, nhưng tôi không hề chịu ảnh hưởng của ông cả trong cách nghĩ lẫn cách viết” [61, tr. 14]. Nhớ bi học khuyên tiết kiệm câu chữ của Nguyễn Huy Tưởng: “Dùng chữ cũng như dùng tiền, chỉ

bỏ ra rất ít tiền mà vẫn mua được vật có giá mới là người biết cách tiêu tiền” [51, tr. 23]. “Tôi” nghiệm ranhững tài danh ấy lại hội tụ về đất kinh kỳ để nhận và để phát cái ánh sáng văn hóa ngàn năm của nó” [56, tr. 47].

Từ các truyện Hậu duệ dòng họ Ngô Thì (1990) người kể vừa tỏ ý thức tự hào về dòng họ Ngô Thì “lừng lẫy nhất vẫn là cha con Ngô Thì Sĩ – Ngô Thì Nhậm. Cha mãi đến năm bốn mươi mốt tuổi mới đỗ tiến sĩ. Con mới hai mươi chín tuổi đã là ông nghè. Cha con đồng triều, cùng là tôi một vua một chúa. Cha làm đốc trấn Lạng Sơn, con làm đốc đồng Kinh Bắc. Chỉ có một điều không vui, cả hai đều chết bất đắc kì tử. Cha vì giận con phải uống thuốc độc tự tận. Con vì thời thế đổi thay bị kẻ thù cũ nọc đánh tại sân Văn Miếu về ốm mà chết” [53, tr. 226], vừa bộc lộ sự trăn trở: “Làm người khó nhỉ? Sống tẻ nhạt, sống không màu sắc, lẫn lộn với đám đông thì yên phận. Sống đam mê, sống mạnh mẽ vượt khỏi cái thông thường thì sóng gió bất chợt” [53, tr. 232]. Đến truyện Làng của danh nhân (1991) người kể nuối tiếc: “so với các cụ thời xưa ở làng này” thì lớp trẻ hôm nay “hèn đớn hơn, nhợt nhạt hơn”. Bởi “Một làng văn hiến đã sinh ra nhiều hào kiệt mà sao cái dung mạo hôm nay lại tẻ nhạt, tầm thường? Cán bộ thì đục khoét, dân chúng thì nhịn nhục, rõ chán!” [52, tr. 251]. Đối lập với hai truyện trên, các truyện Đời cứ vui

(1991), Bạn và con của bạn (1997) nhân vật “tôi” được tâm sự với thế hệ trẻ và bộc lộ niềm tin “sẽ khôn hơn chúng tôi, sẽ rút được bài học lãng mạn của một thế hệđi trước để tạo lập một tương lai vừa vặn với khuôn khổ của nó (…) cái thế kỉ tới sẽ rất thanh bình, rất nhàn nhã” [53, tr. 313]. Và phát hiện thêm nét đẹp mới của lớp trẻ, họ là những người “sống có nguyên tắc nhưng nhuần nhuyễn, mềm mại hơn[47, tr. 60]. Cả hai truyện trên người kể đề cao lớp trẻ và mừng cho một thế hệ đ chọn được cái thời êm ả để làm người: “Vui qu nhỉ! Thích qu nhỉ!” [53, tr. 314].

Cho đến truyện Chúng tôi và bọn hắn (1987) vừa là cuộc đối thoại về thời thế: “một xã hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước (...) Là thời mà các giá trị cũ đã mất tính tuyệt đối. Còn giá trị mới thì loè nhoè, bảo là phải cũng được, bảo là trái cũng được. Nó là giá trị của buổi giao thời” [56, tr. 20]. Vừa là cuộc đối thoại cởi mở giữa hai thế hệ: người già một mực bảo vệ những quan niệm chuẩn mực truyền thống, giữ gìn “danh dự” mà khép mình; ngược lại, lớp trẻ lại lo kiếm tiền, lấy đồng tiền đong đo mọi giá trị ở đời. Lộc không ngần ngại tuyên bố: “thực chất vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tin bé”, “Chúng cháu có một ông chủ thôi, đó là thị trường (…) dễứng xử lắm” [56, tr. 23]. Ẩn sau cuộc đối thoại, nó thức tỉnh một cách nhìn, một thái độđánh giá về thế hệ trẻ.

Truyện Một bàn tay và chín bàn tay (1993) là truyện chứng minh sức mạnh của tình yêu, lm xúc động sâu sắc người đọc, nhất là những người lính ở chiến trường trở về hậu

phương mang trong mình những thương tật một niềm vui sống. Ở truyện Lính chữa cháy

(1995) người kể chuyện tỏ thái độ mừng vui vì “đã lâu lắm mới được gặp lại mẫu người này, người của thời xưa sót lại đây” [53, tr. 427] và thầm cảm phục nhân vật một cách thành thật. Giọng điệu nửa đùa nửa thật của người kể làm cho độc giả cảm mến nhân vật hơn: “một người tận tụy với nghề nghiệp như anh, một cái nghề không mang lại một chút lợi lộc riêng nào, là hiếm đấy, càng ngày càng hiếm. Thời bây giờ mọi sự tận tụy với công việc đều kèm theo tiền (…) anh sống còn bộc tuệch lắm, anh Thọơi” [53, tr. 434].

Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm (1982) là tác phẩm tiêu biểu cho kiểu tường thuật xưng “tôi’ kể lại một câu chuyện mà trong đó “tôi’ vừa là người trần thuật vừa là một nhân vật. Chủ thể “tôi” trực tiếp đối thoại với các nhân vật khác trong tác phẩm, thoải mái phát biểu tâm tư tình cảm, quan điểm của mình như các nhân vật khác. Nhân vật “tôi” vừa là người tham gia vừa là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Việc khắc họa chân dung, tính cách nhân vật thường bằng lời gián tiếp và nửa trực tiếp thông qua đối thoại và độc thoại. Dẫu vậy, phần lớn các nhân vật là sự hóa thân của tác giả. Người đọc được chứng kiến sự nhập vai của người kể chuyện vào nhân vật “tôi” một cách sinh động. Nhân vật lựa chọn cách sống không ai giống ai, nhưng đó là sự thức tỉnh cần thiết trước thời thế, dù nhân vật không bằng lòng với bảng giá trị cũ, niềm tin cũ. Họ muốn mở ra một trang mới mà hậu thế sẽ bàn về họ, nói về họ là con đường tự nguyện hòa hợp. Chủ thể kể xưng “tôi” chủ động hóa thân vào nhân vật, lồng cái nhìn của nhà văn vào cái nhìn của nhiều nhân vật khác nhau tạo ra mối quan hệ khá mật thiết với các nhân vật khác trong tác phẩm. Do ý thức được nghệ thuật dùng lời kể trực tiếp và gián tiếp nên câu chuyện rất sinh động. Nhân vật “tôi” đã khéo léo tổ chức các cuộc đối thoại. Chẳng hạn đối thoại giữa hai chú cháu: “Bình cười nói với tôi: “Khi nãy cháu nói hơi sỗ, chú đừng giận cháu nhá”. Tôi cũng cười: “Ai lại giận nhân vật chính của mình bao giờ”. Đối thoại với bạn đọc. “Bạn đọc thích gì nào? Thích đọc những tác phẩm văn chương kì diệu hay thích cái hạnh phúc có thể tính trước của một xã hội đã ổn định?” [40.5 - 662]. Chủ thể “tôi” bộc lộ ý kiến của mình: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho những cây bút thả sức khai vỡ” [48, tr. 662]. Tất cả sự hài hòa ấy đã tạo nên không khí tự nhiên và sinh động cho cuộc gặp gỡ cuối năm.

Ở tiểu thuyết Thời gian của người (1985) người kể chuyện xưng “tôi” - nhà văn xuất hiện với vai trò vừa là người trần thuật, vừa là một nhân vật của truyện. Đặt điểm nhìn từ nhân vật thông qua đối thoại để bộc lộ thái độ quan điểm, đồng thời để khám phá thế giới bên trong của nhân vật. Chủ thể “tôi” giới thiệu bốn nhân vật chứng nhân lịch sử: Quân, chị Ba Huệ, Hai Riềng, Cha Vĩnh. Họ là những người có môi trường sống và hoạt

động khác nhau, nhưng đều chung một chí hướng “dâng hiến”, cùng chung những biến động của lịch sử, được chủ thể “tôi” quan sát như “muốn thức tỉnh độc giả cùng nghĩ ngợi với mình[88, tr. 244]. Họ giống nhau ở quan niệm thời gian đời người: khoảng thời gian, con người biết sống có ích nhất, sống đẹp nhất: “Sống hết mình cho một lí tưởng cao cả là cách sống dài nhất” [49, tr. 103]. Quân ý thức được về cái hữu hạn của đời người để biết sống sao cho có ích. Thời gian không đo bằng chiều dài của đời người mà được đo ở những đoạn đời “chói chang, rực rỡ, ăm ắp những cảm xúc, những kỉ niệm tưởng chừng nhưđã sống cả trăm năm” [49, tr. 103]. Ba Huệđề cao niềm tin: “Đã thất tín, dẫu chỉ một lần, sẽ lấy gì bù đắp vào chỗ vơi thiếu của lòng tin”. Cha Vĩnh sống triệt để cho niềm tin nhưng không giống Cha Thư trong Cha và con và... Tôn giáo đối với Cha Vĩnh là “phụng sự con người cuộc sống trần thế, chứ không còn là thần thánh là một thiên đường hứa hẹn”. Chủ thể “tôi” so sánh công việc viết văn giống như công việc của tu sĩ: “chăm sóc cái phần cao cả, cái phần bền vững, cái phần thiêng liêng của con người”. Câu nói đó có nhiều ý nghĩa. Trước hết là đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho những ai cầm bút. Tôn chỉ mục đích của người cầm bút là phải hướng về con người và lấy con người làm đối tượng trung tâm để phục vụ. Thứđến quan tâm đến con người là phải phát hiện cho được những điều tốt đẹp trong nhân cách đạo đức của con người, tìm cách ngợi ca, biểu dương làm cho nó ngày càng một hoàn thiện. Ngợi ca cái phần cao cả của con người không khó. Nhưng làm cho nó cao cả hơn là việc làm không đơn giản, nên phải chăm sóc thường xuyên.

Quân, chị Ba Huệ, Hai Riềng, Cha Vĩnh có điểm giống nhau nữa là nhân cách cao đẹp của con người. Qua lời kể, nhân cách của các nhân vật tác động rất sâu sắc đến người đọc. Giúp người đọc nhận biết cái sai lầm, biết cười chê, căm ghét khinh bỉ những cái xấu xa đê tiện, biết yêu quí trân trọng nhân cách cao đẹp. Người kểđã khéo léo đặt vấn đề mối quan hệ giữa cái bình thường và cái đặc biệt “tiếp tục đào sâu dưới gốc độ triết lí những vấn đề về mối quan hệ giữa số phận cá nhân và những tác động lịch sử, giữa chủ nghĩa xã hội và đức tin tôn giáo” [105, tr. 249]. Hình tượng người kể chuyện xưng “tôi” - nhà văn trong tác phẩm Thời gian của người có diện mạo của một người từng trải. Anh ta như thay mặt nhà văn nói lên những quan điểm và thái độ đối với nghệ thuật. Dấu ấn chủ quan, cá tính nhà văn in đậm trong tác phẩm. Làm “nghề viết” là để phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của con người. Người viết phải nghĩ tới người đọc trước hết, họ thích cái gì, họ không thích cái gì vì họ là người bỏ tiền ra mua. Sở thích của độc giả vô cùng phong phú, không ai giống ai. Làm thế nào để đáp ứng văn hóa đọc của công chúng. “Nghề viết” có gì khác với những nghề kiếm sống chân chính trong xã hội. Thực tế cho thấy, trong “nghề viết” ít nhà văn chịu bẻ ngòi bút của mình để chạy theo những thị hiếu rẻ tiền của một bộ phận công chúng để tồn tại. Cầm bút, người viết phải tìm tòi, biết khơi những gì cho phù

hợp với nhận thức của độc giả. Mục tiêu của người viết là hướng tới người đọc, hướng tới sự cải tạo và phát triển xã hội, nếu không nhà văn sẽ rơi vào không tưởng. Qua hình tượng người kể chuyện xưng “tôi” - nhà văn, độc giả hiểu sâu thêm quan niệm nghệ thuật, sâu hơn nữa là những suy tư trăn trở rất thật của người cầm bút, khi chọn nghề viết văn làm lẽ sống.

Người kể chuyện xưng “tôi” trong các truyện từLàng của danh nhân, Hậu duệ dòng họ Ngô Thì, Chúng tôi và bọn hắn, Lính chữa cháy… đến Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người thể hiện từ cách quan sát, cách nói chuyện cùng với nhân vật, cách thể hiện giọng điệu là những bước tiến dài của nhà văn Nguyễn Khải. GS. Lê Ngọc Trà bình luận: “Giọng kể vẫn thông minh, lôi cuốn như trước đây, nhưng mỗi ngày một mềm mại, uyển chuyển hơn. Trong cái nói đi đã có cái nói lại, cạnh sự tự tin đã có cái tự giễu mình, cuộc sống đã được nhìn từ nhiều phía khác nhau…” [139, tr. 22].

Trong tiểu thuyết Vòng sóng đến vô cùng (1987) người kể chuyện xưng “tôi” - nhà báo nhà văn Trung ương vừa đóng vai người dẫn chuyện vừa là nhân vật trong truyện. Người kể dùng lời trực tiếp: “anh Mười thú nhận với tôi như thế”. Ông Mười khác nào là “vàng mười” của Đồng Tháp Mười, bản thân ông là một huyền thoại của hai cuộc kháng chiến, nhưng trong những năm hòa bình, trên mặt trận chống tiêu cực thì ông lại là người thất bại, thậm chí cả hai lần cơ may thoát chết vì kẻ xấu định hãm hại để bịt đầu mối. Người kểđể cho nhân vật trực tiếp thể hiện tâm trạng bằng lời văn trực tiếp: “Để mắt vào đâu cũng thấy nó lạ lùng, nó quái gở, chả lẽ chủ nghĩa xã hội lại là thế. Mười năm hòa bình đối với tôi còn mệt mỏi hơn rất nhiều so với ba mươi năm trong chiến tranh (…). Trong chiến tranh tôi có thể tự cắt nghĩa được tất cả, còn trong hòa bình nhất nhất phải đợi cấp trên giải thích, có khi nghe giải thích cả chục lượt mà vẫn ấm ức, vẫn không hiểu, vì không sao hiểu nổi, làm sao mà hiểu nổi! Cứ như người bơi ngược dòng, phải cốđến từng giây từng phút. Mà nước thì xiết mà sức thì nhược. Lắm lúc cũng muốn buông tay cho nó tự trôi đi” [49, tr. 299]. Rồi người kể nhập thân vào nhân vật để khái quát bằng cái nhìn toàn cảnh xã hội: “Vả lại những lầm lỗi, vấp váp trong mười năm qua xét cho cùng lại có cái hay của nó. Một người chỉ biết đến thắng chứ không biết thua, biết thành chứ không biết bại không thể xem là người từng trải được. Nói chuyện với họ khó lắm. Cứ như người

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 26 - 32)