TIỂU KẾT CHƯƠNG HA

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 61 - 64)

Đặc thù của văn học là phản ánh hiện thực bằng hình tượng. Hình tượng là cái đích sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Trong tác phẩm của Nguyễn Khải, người kể chuyện luôn luôn sinh động,

đa dạng làm nên hình tượng người kể chuyện có tính cá thể hóa cao. Đây là cơ sởđể gợi lên trong cảm thụ của người đọc hình tượng người kể chuyện. Vương Trí Nhàn viết: “Trong những thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi buồn vui khi quan sát việc đời. Đó là phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại” [57, tr. 120].

Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải, chúng ta có thể nhận thấy: người kể chuyện trong tác phẩm cua Nguyễn Khải là nhà văn, nhà báo, là “chú Khải”, “bác Khải”, “ông Khải”… rất quen thuộc có nhu cầu biểu hiện mình thành đối tượng của văn chương. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào người kể chuyện, sẽ nhận thấy Nguyễn Khải đã có sự thay đổi rất căn bản trong nguyên tắc xây dựng người kể chuyện. Nguyễn Khải đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ kể chuyện kết hợp với giọng điệu của chính mình, của người kể, của nhân vật hợp thanh nhiều giọng điệu phong phú khác nhau. Coi người kể và nhân vật như một cá thể cần khám phá, chú ý đến điểm nhìn, cách nhìn, quan tâm đến hành động, lắng nghe cách nói năng, giọng điệu, biết đặt vào những tình huống tương quan với bối cảnh lịch sử – xã hội để thấy sự tác động của hoàn cảnh đối với nhân vật người ke. Trong tác phẩm của Nguyễn Khải, người kể chuyện thích khám phá thời hiện tại, khác với lối kể chuyện truyền thống thiên kể về quá khứ. Người kể và nhân vật thường hướng về bạn đọc, khơi gợi sự tranh luận một cách hào hứng, ít khi ủy mị. Thông qua lời kể, chúng ta nhận thấy hình tượng người kể chuyện mang chất cán bộ, hình tượng người kể suy tư, triết lí và hình tượng người kể tự giễu mình, Nguyễn Khải đã thực sự tạo ra được hình tượng người kể có sức sống, có sức cuốn hút mãnh mẽ.

Tìm hiểu ngôn ngữ kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khai, chúng ta thấy: ngôn ngữ, giọng điệu chủ thể kể rất phong phú, đều thể hiện sự từng trải. Chủ thể kể luôn tỏ ra thông minh, có vốn hiểu biết rộng rãi. Trong tranh luận đàm đạo lí lẽ chặt chẽ khó bắt bẻ, trong trò chuyện lời lẽ chân thành, gần gũi khiến câu chuyện được kể diễn ra tự nhiên. Đây là cơ sở để chúng ta khẳng định “Người kể chuyện” trong tác phẩm Nguyễn Khải là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. Ngôn ngữ miêu tả rất gần với sự nhận xét, lời kể chuyện chứa đựng sự suy tư, triết lí, giễu nhại đậm phong cách Nguyễn Khải. Lời thoại không khác mấy với sự nghiên cứu tư tưởng con người để khám phá một tính cách đó. Nếu ngôn ngữ người kể chuyện mang chất cán bộ thường rất cao đạo, hùng biện thì ngôn ngữ người kể chuyện suy tư, triết lí lại giàu tính chất trí tuệ, sắc sảo. Ngôn ngữ người kể chuyện tự giễu mình lại thiên về tính châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy. Nhưng nổi bật hơn cả là ngôn ngữ của người kể chuyện xưng “tôi” - nhà văn, xưng “tôi” - nhân vật, xưng “tôi” - tự truyện, luôn có giọng điệu biến hóa linh hoạt phục vụđắc lực cho việc khai thác sâu vấn đề và tư tưởng, đây là sự mới mẻ và hấp dẫn của hình tượng người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải.

nghiệm cá nhân và hài hước hóm hĩnh nhẹ nhàng. Trước những năm 1980, giọng điệu của người kể chuyện trong sáng tác Nguyễn Khải thiên về ngợi ca, khẳng định lí tưởng, càng về sau càng gần gũi với đời sống thường nhật mang chất suy tư, trăn trở. Nếu trong những sáng tác trước đó nhà văn thông qua hình tượng người kể chuyện để làm nổi bật phẩm chất người cán bộ lãnh đạo (loại hình nhân vật lí tưởng) mang nét đẹp tiêu biểu của cộng đồng, nhằm diễn tả niềm vui con người được đổi đời, tinh thần hồ hởi khẩn trương xây dựng cuộc sống mới, lòng quyết tâm khắc phục khó khăn chien thắng đói nghèo lạc hậu với giọng điệu triết lí tranh biện “mang tính chất đối mặt nhằm cọ xát các quan điểm, ý kiến cá nhân giữa mỗi chủ thể đối thoại” [40.14 – 124], thì càng về sau, thông qua hình tượng người kể suy tư triết lí nhằm thể hiện các vấn đề suy tư về con người, lẽđời như hạnh phúc khổđau, may mắn xui rủi, thành công thất bại, dại khôn, sống chết ở đời; hình tượng người kể triết lí, suy tư về xã hội thể hiện ở sự tiến bộ, tốt đẹp hay lạc hậu, trường tồn hay bất ổn, về cách mạng với giọng điệu triết lí trải nghiem cá nhân nặng nỗi niềm suy tư trăn trở về con người đời tư thế sự. Hình tượng người kể chuyện tự giễu mình về cái chủ quan duy ý chí, lỗi thời trong sáng tạo nghệ thuật, những thói tật ngơ ngác, vụng dại, háo danh… với giọng điệu châm biem, giễu cợt “một chút đanh đá chua ngoa, pha lẫn một chút ngông nghênh hiếu thắng, lối nói băm bổ, lối trình bày thẳng tuột những điều người khác chỉ dám nghĩ - những cái đó rất trần tục” [57, tr. 20], thể hiện chiều sâu suy tưởng và trải nghiệm của Nguyễn Khải trước cuộc đời, có tác dụng thúc đẩy đối thoại, nghiền ngẫm của người đọc. Giáo sư Lê Ngọc Trà nhận xét: “Trong những tác phẩm của Nguyễn Khải, bắt đầu từThời gian của người, Một cõi nhân gian bé đến những tập truyện ngắn gần đây Một thời gió bụi, Sư già chừa Thắm và ông đại tá về hưu, giọng của người kể vẫn thông minh lôi cuốn như trước đây, mỗi ngày một mềm mại, uyển chuyển hơn (…). Bản thân lời kể cũng giàu chất suy tư hơn, cái nghĩđã thấm đượm nỗi buồn của người nhận ra ý nghĩa thời gian và quy luật của đời sống” [139, tr. 22]. Giọng điệu người kểđa dạng, phong phú là do Nguyễn Khải kết hợp phương thức trần thuật của nhiều thể loại khác nhau một cách nhuần nhị. Các giọng điệu lắm sắc màu ấy làm nên sức hấp dẫn của hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải.

Chương 3: TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)