Hình tượng người kể chuyện tự giễu mình trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khả

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 57 - 61)

những hiện tượng bình thường thành vấn đề khái quát, để rồi đề nghị chúng ta cùng ông suy nghĩ về mọi chuyện” [92, tr. 214]. Trang viết nào của Nguyễn Khải hầu như người kể cũng nặng trĩu suy tư trăn trở về sự lựa chọn cách sống, đấu tranh về giá trị nhân bản trong con người. GS Lê Ngọc Trà viết: “Văn học, đặc biệt là văn học đã bước vào giai đoạn thực sự trưởng thành, không chỉ bày tỏ tình yêu, sự phẩn nộ hay lòng xót thương con người mà còn là một lĩnh vực quan sát và khám phá về con người”. “Các nhà văn thường tập trung nói lên quyết tâm, ý chí, sức mạnh của con người chứ chưa diễn tả được hết sự phong phú, kể cả nổi cô đơn và sự yếu ớt của nó (…) trong cả giây phút hạnh phúc, cái cô đơn của mọi tìm tòi, của những ai dám nghĩ, dám sáng tạo, dám nói điều ngay thẳng và cả sự yếu ớt không phải lúc nào cũng chỉ như biểu hiện của hèn nhát mà còn là dấu hiệu của cái đẹp, của một tâm hồn dịu dàng, phong phú” [135, tr. 54]. Đúng vậy, văn học là câu chuyện đời người, con người ta, trừ những thiên tài, người kiệt xuất, thường khó vượt khỏi cái thời của mình. Nhưng các nhân vật, kể cả nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải đã phần nào vượt qua được chính mình. Những suy tư, triết lí trong tác phẩm Nguyễn Khải qua sự thể hiện của chủ thể kể chuyện có sức hấp dẫn, gây hứng thú trí tuệ, mở rộng tầm nhìn và tư duy cho người đọc.

2.3. Hình tượng người k chuyn t giu mình trong truyn và tiu thuyết Nguyn Khi Khi

Hình tượng người kể chuyện tự giễu mình xuất hiện trong một số tác phẩm của Nguyễn Khải xuất phát từ tác giả hướng điểm nhìn vào chính bản thân. Nguyễn Khải chủđộng đẩy cái “tôi” nghệ sĩ hóa thân vào chủ thể kể, từ tác phẩm hiện lên một hình tượng người kể tự giễu mình rất cá biệt. Tự giễu mình bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức lại quãng đời của mình. Nhà văn nhìn lại đời viết, nhận ra những sai lầm, ấu trĩ của mình rồi tự cười cợt mình về những yếu kém ấy. Tác giả viết: “không phải không có những chuyện phù phiếm, những ganh đua con trẻ, hiếu thắng con trẻ” và nhận ra “những lầm lỗi của mình, những lời nói bài viết kiêu ngạo, độc đoán một thời của mình, áp đặt cách nghĩ đang được người đương thời ủng hộ (…). Giờ đây phải đối mặt, chuyện đời có, chuyện nghề có, chuyện gia đình cũng có để mà tự vấn về những năm tháng sống quá lãng mạn” [58, tr. 182]. Đó là cái nhìn có chiều sâu suy tư mang chất nghệ sỹ với một nhân cách lớn.

Đưa mình ra làm đối tượng chế giễu, chứng tỏ nhà văn là người rất có bản lĩnh. Tự giễu mình trong văn chương xét cho cùng là nhà văn hành động tìm lại chính mình, và đây không phải là hiện tượng mới lạ. Tự giễu mình cũng là một nhu cầu tự nhiên của con người, la sự khám phá mới mẻ về con người. Con người luôn khát khao nhân thức thế giới, nhận thức chính mình. Khi tự giễu mình là lúc con người thể hiện những tình cảm suy nghĩ một cách trực tiếp chân thành nhất, vì lúc đó con người đối diện với cái tôi cá nhân của chính mình. Tự giễu về bệnh chủ quan

duy ý chí, bất cập về quan niệm, về cái lỗi thời trong sáng tạo nghệ thuật. Trong tác phẩm nhân vật “tôi” hay nói về cái ngơ ngác, nhech nhác, ít nhiều thói xấu của mình thông qua người kể chuyện những cái ngu ngơ, nhếch nhác ấy, biến hóa nó thành tiếng cười thâm thúy: “một thằng bé chữ nghĩa chỉ một vốc tay, trí khôn dưới mức trung bình (…) cái ngữấy thì làm gì cho nên, nếu thời thế không thay đổi” [58, tr. 155]. Cái “tôi” hóa thân thành người kể không chút ngần ngại đưa ra giễu cái hay cái dở, cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện tựđối thoại với chính mình. Qua hành động và giọng điệu tự giễu của chủ thể, ta thấy giễu mình của cái tôi cá nhân Nguyễn Khải là sự đánh dấu trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức nghệ sĩ. Trong các tác phẩm Hai ông già ở Đồng Tháp Mười,Vòng sóng đến vô cùng, Cái thời lãng mạn, Chúng tôi và bọn hắn, Một người Hà Nội, Một thời gió bụi, Anh hùng bĩ vận, Nghề văn cũng lắm công phu, Người kể chuyện thuê,

Cuộc tìm kiếm mãi mãi, Đất kinh kì, Thượng đế thì cười . v.v. quá trình tự giễu mình của người kể không quyết liệt căng thẳng, nhưng luôn đi thẳng vào những hạn chế của bản thân với một thái độ khách quan. Trong nhiều trang truyện chủ thể kể tự cảm thấy ray rứt về những vấn đề mình đã viết. Sau những lần tự giễu, chủ thể kể như bừng tỉnh, sám hối. Chỉ trích mình “hiểu đời có một nửa”, rồi phê phán lập trường ý thức trách nhiệm, tra vấn lương tâm, mổ xẻ vấn đề thấu tận cùng sự thật, nhưng không rơi vào những vụn vặt tầm thường. Không chỉ mô tả, tái hiện cái đáng giễu mà còn phân tích, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm nó, đã thật sự chiếm được trọn vẹn tình cảm của người đọc.

Nhìn lại những trang viết của mình, Nguyễn Khải bộc bạch: “Tôi chỉ tiếc nội lực của tôi còn yếu nên không thể hà hơi tiếp sức cho các nhân vật đó có sức hấp dẫn lâu bền đối với đông đảo bạn đọc”, “phải có văn tài của người cầm bút thì nhân vật mới trở nên bất tử” [57, tr. 423]. Nguyễn Khải quan niệm, nhà văn là bạn đời của độc giả và văn chương là nơi trò chuyện luận bàn giữa tác giả với những người đương thời. Vì thế, trong tác phẩm thường là những cuộc đối thoại, những câu chuyện tâm sự, sẻ chia. Đó là câu chuyện của lòng tự trọng cũng như nỗi khổ đau tinh thần của người sáng tạo, cố giữđược nhân cách trước những vấn đề phức tạp của đời sống. GS. Lê Ngọc Trà viết: “Đau khổ về vật chất và ngheo đói làm hao mòn nghê thuật, còn đau khổ về tinh thần thì lại đẻ ra nghệ thuật” [135, tr. 88]. Có lẽ nhờđau khổ về tinh thần mà nhà vưn Nguyễn Khải tìm cách thể hiện mình rất thành công trong tháp ngà văn chương.

Hình anh một nhà văn nhà báo thông qua tâm trạng của “tôi” tự truyện trong Nghề văn cũng lắm công phu: “Nhiều trang viết còn làm tôi hãnh diện và có nhiều trang viết làm tôi xấu hổ và rất buồn. Những trang viết chủ quan, kiêu ngạo, chỉ khẳng định một niềm tin, một lẽ sống, rồi dạy dỗ, rồi lên án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình, đọc lại thật đáng sợ” [61, tr. 59]. Khác nào nhà văn Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao: “Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn”, “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự

cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

Trong tác phẩm Nguyễn Khải, qua sự thể hiện của chủ thể kể chuyện, người đọc biết nhà văn rất giàu lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm sâu sắc về nghề viết. Muốn làm nghề viết theo ông phải có thực tài, phải thật chân thành với chính mình, với đời. Chất liệu cuộc sống với văn chương luôn quí hiếm và bền vững, nhà văn non kém tay nghề “hí hoáy gò gẫm” cũng sẽ không tránh khỏi tác phẩm là “mặt hàng giả”. Ông đã từng vật vã với nghề: “nghề bạc đãi tôi, hành hạ tôi, làm nhục tôi” [61, tr. 46]. Sự thành thật của nhà văn đến là cảm động. Trong Cái thời lãng mạn, nhân vật “tôi” nhà văn sắm vai người kểđã bộc lộ nhiều tâm trạng. Đó là cái tâm trạng của tác giả cảm thấy ngượng với mình, sống một thời lãng mạn, nhìn đời có một nửa, bằng chứng tác phẩm Tầm nhìn xa. Tự nhận mình là người của một thời lãng mạn: vừa ấu trĩ, kém tài, nông nổi, rồi ngượng với người, rồi thanh minh bằng tác phẩm Cái thời lãng mạn. Khi nhận ra cái ấu trĩ, cái kém tài và nông nỗi thì đã già, đã lạc thời: “Một đời người là ngắn ngủi. Đã ngắn lại mơ mộng hão huyền, những tham vọng vớ vẫn, những việc làm vô ích và buồn cười nên càng ngắn, lúc khôn ra, tỉnh ra, hiểu ra thì đã già mất rồi” [55, tr. 308]. Trong lời tự thú của “tôi” người kể, ta thấy hình bóng của người tự giễu mình một cách nghiêm khắc, thậm chí là nghiệt ngã với bản thân.

Trong truyện Chúng tôi và bọn hắn, người kể “tôi” nhà văn lắng nghe nhân vật chỉ trích: “Chú được tiếng là khôn, nhưng cái khôn của chú chỉ có lợi cho một mình chú chứ lợi gì cho dân cho nước, có phải không?” Vâng, nó nói đúng thế, tôi là một nhà văn, kể ra cũng có chút ít tên tuổi, một tí chút thôi, mà vẫn bị trẻ ranh mắng vặt. Nó mắng chả oan lắm đau” [59, tr. 23]. Nhân vật “tôi” người kể bị giễu: “Nhà văn chó gì mà nhát thế. Đã nhát thì không nên cầm bút nữa. Ờ mình cũng hèn thật, nhưng cái hèn đã thấm vào máu roi, làm sao mà sửa” [56, tr. 17]; từng bị chê: “ông viết văn viết báo dạy dỗđủđiều cho thiên hạ nhưng xem ra cũng ít hiểu đời nhỉ?” [53, tr. 300]; người kể nhận ra cái hèn kém của mình, rồi tựđộng viên: “Đừng có kêu buồn nữa! Đừng có than khổ nữa! Đã là nhà văn còn mong được sướng sao! Cậu khôn thế mà nghĩ ngợi cũng ngu nhỉ” [61, tr. 242]. Tác giả lời nói “chú…”, “ông…”, “cậu…” là lời của Nguyễn Khải, nhưng ý thức và chủ thể lơi nói đó là của nhân vật nhằm tăng cường yếu tố ngôn ngữ suồng sã, giúp người đọc nhận ra chỗ xoáy trớ trêu, bỡn cợt, thóa mạ cuộc đời của người kể. Đây là ý thức tự phê, bản lĩnh dám làm dám chịu của người cầm bút, làm cho hình tượng người bị giễu trong câu chuyện thật hơn trong ý thức của người đọc. GS. Lê Ngọc Trà viết: “dám nghe sự thật về mình, chịu được những ý kiến khác mình là thử thách ghê gớm, nhưng đồng thời là dấu hiệu của một xã hội văn minh, của đầu óc thật sự dân chủ và lành mạnh” [135, tr. 50].

Nguyễn Khải ngẫm lại thấy hối tiếc, nhận ra mình là con người lac thời, con người lỡ vận. Trong truyện Anh hùng bĩ vận, nhân vật “tôi” tâm sự: “Đời văn của tôi rất nhạt. Là một viên chức nhà nước ăn lương để viết văn, không nghĩ ngợi nhiều, trăn trở gì nhiều, không sóng gió, không

chìm nổi” [54, tr. 264]. Lời tâm sựấy, thể hiện vai trò tự ý thức của nhà văn, tô đậm thêm, đầy đặn thêm cho hình tượng người kể tự giễu mình. Trong Người kể chuyện thuê, nhà văn ý thức “Viết sơ sài thì đừng viết. Viết cẩn thận phải mất mười năm” [53, tr. 402], văn chương không thể coi là thứ phù phiếm, là vô ích được. Nguyễn Khải trăn trơ mấy chục năm cầm bút, trong cuộc tìm kiếm mãi mãi đã viết về những ai: “thì vẫn là đồng đội, về bạn bè, về những người thân kẻ thuộc, những người cùng thời với mình, mà chính tôi là kẻ sinh ra họ cũng cảm thấy còn xa lạ” [61, tr. 68]. Vì thế, ông tự giễu mình hiểu đời có một nửa, hiểu người có một nửa.

Trong bài tạp văn Cái số vất vả là câu chuyện nói về cái quê mùa của ông. Tuy sinh ra ở Hà Nội, xa cách có chín năm mà trở thành “thằng nhà quê mới ra tỉnh”, “qua đường, chỉ là con đường rộng có vài sải tay, cũng phải nắm tay nhau nhìn trước nhìn sau một lúc mới dám ù té chạy qua” [61, tr. 238]. Tựđẩy con người cá nhân ra ánh sáng soi chiếu với thế giới bên ngoài, mượn cái muon hình ngàn vẻ bên ngoài để trực tiếp bày tỏ cái lố bịch, ngơ ngác ngu ngơ của mình, chỉ có thấy ở cái “tôi” Nguyễn Khải. GS. Lê Ngọc Trà triết lý: “Thành thật và công khai là một trong những bí quyết và sức mạnh của sự sống, sự phát triển” [135, tr. 52].

Trong Nắng chiều, giọng điệu của người kể vừa hài hước vừa hóm hỉnh đùa cợt về cái nhân duyên của bà chị họ: “Cái sức mạnh thầm kín nào đã khiến một bà lão trẻ hẳn lại, vui hẳn lại, có vẻ ham sống hơn trước, còn dám tính toán cả những việc của tương lai? Là tình yêu chăng? Này, các bạn trẻ, các bạn chớ vội cười. Các bạn chớ có nghĩ một cách tự phụ rằng ở lứa tuổi các bạn mới biết mãnh lực của tình yêu. Không nên chủ quan như thế! Các bà nội cũng vẫn có, nếu như cái ma lực ấy các cụ không tiêu xài quá phung phí lúc thiếu thời” [56, tr. 134]. Giễu mình thì nghiêm túc đến tận cùng, giễu người thì hóm hĩnh, vui và duyên dáng. “Văn học là sự thật” [135, tr. 64] là vì vậy.

Người kể chuyện xưng “Tôi” - nhà văn trong truyện Đất kinh kì, đã không giấu được vẻ kiêu căng của người đang gặp thời: “Tôi cười nói tự tin, mặt mũi vênh váo, người đang được thời mà”. Được Hồ Dzếnh khen mấy truyện trong Mùa lạc, nhân vật “tôi” càng cao giọng: “Nếu được ông Nguyễn Tuân khen có lẽ tôi thích hơn vì ông Nguyễn là uy quyền trong van giới. Được ông Nguyễn Đình Thi khen thì càng vui vì ông Thi là người lãnh đạo Hội. Còn được ông Tố Hữu khen thì nhất vì ông ấy là Đảng và chính phủ” [56, tr. 31]. Hình tượng nhà văn hiện lên trong câu chuyện không mấy cao đẹp, trọn vẹn, nếu không muốn nói rằng, nhà văn cũng có những giây phút hèn yếu tầm thường như bất cứ ai. Ởđây, người kể kết hợp điểm nhìn bên ngoài, bên trong linh hoạt khi thuật nhân vật “tôi” tạo nên hình tượng người kể tự giễu mình hoàn chỉnh hơn, sắc nét hơn.

Tự giễu cái thói hãnh tiến, háo danh của mình trong Thượng đế thì cười (2002) rất thật: “Xem ra cái mông làm quan, được là họ hàng nhà quan, đầy tớ hoặc là người làng của quan đã là thuộc tính của mình mất rồi”, “thèm được làm quan, dầu là một chức quan nhỏ hắn vẫn không

muốn bỏ lỡ (…) hắn lao ra liền”. Máu thích làm quan được người kể giễu rất cay độc: “Là vì ở xứ ta trong nhiều chục năm (và trong nhiều thế kỉ) chỉ có làm quan mới là người có danh giá được xã hội tôn trọng, bạn bè nể nả, vợ con cũng được vênh vang” [58, tr. 271]. Không hiếm người vì nó mà làm mất danh dự. Một người tự biết mình, biết cái thời của mình đã hết. Làm sao mà không xót xa khi mọi giá trị đều bị đảo lộn: “Người ta chỉ thấy các anh nhà văn chạy quanh các ông giám đốc chứ chưa từng thấy các ông giám đốc chạy quanh nhà văn bao giờ”. Có nỗi đau nào hơn khi nhà văn ý thức được thời cuộc mà đành phải cam lòng.

Tiểu thuyết Thượng đế thì cườiđược coi là một tác phẩm viết về con người Nguyễn Khải. Người viết trực tiếp đưa mình vào vai nhân vật người kể chuyện, xưng hắn “Cứ y như hắn tự viết về hắn” [58, tr. 160]. Trong tác phẩm này, người kể thống nhất với tác giả làm một. Tác giả lùi về phía sau, nhường chỗ cho người kể chuyện. Mọi hoạt động kể không né tránh nói cái xấu, không cường điệu thêm cái đẹp, thiên về trình bày, ít phân tích, giải bày. Nhân vật “hắn” được tác giả trừu tượng đi, chỉ còn ý thức mang cái bóng của tác giả. Một ví dụ về sự không biết mình bằng lối nói gián tiếp: “Han có một cái bản mặt không thể trộn lẫn với quan được” nên lần đầu tiên được mời họp Đại biểu Quốc hội, lại đi bằng xe đạp nên bị ông thường trực ngăn lại: “Bữa nay các vị Đại biểu quốc hội đang họp, xin mời bác lai khi khác” [58, tr. 273]. Hắn là đại biểu Quốc hội, năm năm trong cơ quan quyền lực tối cao, ở các cuộc họp hắn chỉ ngáp thôi, chỉ phát biểu có một lần lại nói sai, ngẫm lại: “hắn đã cho mình ngồi nhầm chỗ”, môi trường sống của hắn

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 57 - 61)