Song trùng giữa tác giả vàng ười kể chuyện

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 64 - 66)

Khảo sát 102 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy có 70 tác phẩm sử dụng hình thức người kể chuyện xưng “tôi”. Các dạng người kể chuyện xưng “tôi” - nhân vật, xưng “tôi” - nhà văn và xưng “tôi” - tự truyện đều ít nhiều mang dáng dấp nét tự họa về cuộc đời và con người nhà văn Nguyễn Khải. Bởi ởđó, trong toàn bộ lời kể của tác phẩm thể hiện quan điểm, thái độ, lập trường của tác giả.

Tác phẩm văn học được xem là linh hồn của tác giả. Văn bản tác phẩm thường trùng với ý tưởng của chủ thể sáng tạo: “Văn bản của tác phẩm văn học bao giờ cũng là lời của người tường thuật, người kể chuyện, hoặc của nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản thì đồng thời với việc xây dựng ra một hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định”. Có khi người kể chuyện là hình ảnh của “cái tôi của tác giả”. Bởi nhà văn tự phân thân, tự hình dung về mình. Khi người kể là hình tượng “cái tôi riêng của tác giả”, thì người kể hầu như thể hiện ý tưởng, lập trường, quan điểm của chính tác giả. Ở góc độ này, người kể chuyện và tác giả tuy không phải là một nhưng lại thống nhất với nhau. Trong truyện của Nguyễn Khải, người đọc thấy sự song trùng giữa tác giả và người kể chuyện ở dạng người kể chuyện xưng “tôi” - nói thẳng mình là nhà văn, xưng “tôi” - tự truyện và các truyện có yếu tố tự truyện.

Loạt truyện kể ngôi thứ nhất có hình thức người kể chuyện xưng “tôi” nói thẳng mình là “anh Khải”, “bác Khải”, “ông Khải”, “chú Khải”… xuất hiện trực tiếp trong các truyện Cái thời lãng mạn, Đời khổ, Người vợ, Thầy Minh, Năm tháng đã đi qua, Một người Hà Nội, Chuyện tình của mỗi người, Mất toi một cuốn sách … Các truyện này không còn nghi ngờ gì về sự trùng khớp giữa người kể chuyện với tác giả. Trong các truyện tự truyện nhưMột giọt nắng nhạt,Đã từng có những ngày vui, Mẹ và bà ngoại, Má đào, Ngôi chùa các chị… người đọc ngầm hiểu nhân vật “tôi” kể chuyện mình không ai khác, mà đó chính là bóng dáng tác giả. Ngoài ra còn có một loạt truyện có yếu tố tự truyện nhưHai ông già ở Đồng Tháp Mười, Nếp nhà, Hoa cỏ may, Nắng chiều, Tiền, Danh phận, Ông trưởng họ, Chợt nghĩ về những người đã chết, Người ngu, Nghề văn cũng lắm công phu… nhân vật “tôi” sắm vai người kể chuyện có ít nhiều chi tiết, biến cố, sự kiện có thực từ con người tác giả. Theo cách nhìn này, người đứng ra kể trong các truyện ấy chính là hình tượng của tác giả. Người kể xưng “tôi” là phiên bản của chính tác giả.

Tuy nhiên, dù có song trùng giữa tác giả và người kể chuyện, nhưng không ai lại đồng nhất nhà văn Nguyễn Khải ngoài đời với “ông Khải”… trong tác phẩm. Nhân vật xưng “tôi” - nhà văn, hay xưng “tôi” - tự truyện khi được đưa vào trong tác phẩm, từ tiểu sửđến lai lịch cuộc đời đã được tác giả sắp xep lại. Tức là được nhà văn nhào nặn lại, hư cấu, thêu dệt bằng con đường sáng tạo văn học. Bản thân nhân vật người kể xưng “tôi” - nhà văn, hay xưng “tôi” - tự truyện đã

mang tính hình tượng. Hình tượng tác giả và hình tượng người kể chuyện ấy đã mang tính thẫm mĩ từ trong nội dung lời nói đến hình thức thể hiện. Trường hợp song trùng này cho phép người đọc hiểu hình tượng người kể chuyện “xưng tôi” là bóng dáng của hình tượng tác giả.

Người kể chuyện xuất hiện lộ diện hay ẩn mình trong tác phẩm tự sự đều bị ám ảnh, chi phối bởi ý định của tác giả. Trường hợp xưng “tôi” nói thẳng mình la tác giả, hoặc xưng “tôi’ - tự truyện thì người kể chuyện mang nhiều nét song trùng với tác giả. Vì ởđây, giữa tác giả và nhân vật người kể chuyện có mối quan hệ mật thiết. Người kể tự hoạ về chân dung, tiểu sử, lí lịch và sở thích của riêng mình có sự trùng khớp với con người tác giả. Những biến cố, sự kiện của nhân vật “tôi” - nhà văn, nhân vật “tôi” - tự truyện là từ sự thật cuộc đời của con người tác giả. Người đọc tin tưởng sâu sắc rằng nhân vật “tôi” đứng ra kể trong tác phẩm là tác giảđang kể về mình, tựđộc thoại về mình. Người kể và nhân vật cùng nhìn về một phía, cùng nói một giọng cùng hướng về một quan niệm nhân sinh.

Khi người kể xưng “tôi” nói thẳng mình là nhà văn thì quan điểm, quan niệm tư tưởng giữa người kể chuyện và tác giả thể hiện trong truyện là một. Trong truyện có những mô tuýp tự hoạ - tự truyện, nó thiên về tái hiện nhiều hơn tái tạo. Người kể chuyện “xưng tôi” nói thẳng mình là nhà văn trong các truyện Người vợ, Năm tháng đã đi qua, Một người Hà Nội, Đời khổ, Thầy Minh, Chuyện tình của mỗi người, Cái thời lãng mạn… thường kể lại mối quan hệ gần gũi giữa nhà văn với những người xung quanh. Trong các tác phẩm tự truyện Một giọt nắng nhạt, Đã từng có những ngày vui, Mẹ và bà ngoại, Má hồng, Ngôi chùa các chị, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Nếp nhà, Hoa cỏ may, Nắng chiều, Tiền, Danh phận, Ông trưởng họ, Chợt nghĩ về những người đã chết, Người ngu, Nghề văn cũng lắm công phu… tác giả tự kể chuyện mình.

Khi nói hình tượng người kể chuyện song trùng với tác giả cũng phải nhớ rằng giữa chúng không bao giờ trùng khít hoàn toàn. Người kể chuyện cơ bản là thể hiện tư tưởng quan điểm của tác giả. Nhưng người kể chuyện luôn được coi như là một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập. Thứ nhất, bởi vì quan điểm tác giả bao giờ cũng rộng hơn quan điểm của người kể. Nó chi phối một cách toàn diện tới bất kì một chủ thể lời nói riêng biệt nào trong tác phẩm. Dù chủ thể kể chuyện đó có là hình bóng của chính tác giả thì cũng không bao giờ làm được việc y sao bản chính con người tác giả. Thứ hai, bởi vì ngoài thái độ chủ quan được thừa hưởng của tác giả, người kể mang trong mình một phần hiện thực khách quan vào tác phẩm. Bất kì một người kể chuyện nào trong truyện về nguyên tắc đều là hình tượng do nhà văn sáng tạo nên, nó tồn tại ngoài tác giả, kể cả lời nói trong tác phẩm cũng đã mang tính hình tượng. Người kể xuất phát từ ý chủ quan của tác giả, nhưng giữa tác giả và người kể chuyện luôn có một khoảng cach với thế giới được mô tả. Không phải khi nào tác giả cũng kiểm soát được hết thái đo của người kể. Rất nhiều nhà văn đã từng sững sờ than tiếc cho nhân vật của mình. Chẳng hạn nhà văn Nguyên Hồng, L.Tônxtôi .v.v. từng đau xót khi nhân vật của mình đi đến cái chết ngoài dựđịnh ban đầu.

Bất cứ một nhà văn nào cũng đều thể hiện trong tác phẩm của mình một cách nhìn, một cách cảm thụ thế giới. Theo I.W. Goethe: “Dù muốn hay không, mỗi nhà văn miêu tả chính mình một cách đặc biệt trong tác phẩm”. Nhà văn L.Tônxtôi là một ví dụ. Ông ta thường hào hứng theo dõi tính cách tác giả thể hiện trên từng trang viết, và theo ông, “đó là điều đáng nói ở người cầm bút” [111, tr. 107].

Kiểu song trùng thứ hai, trong trường hợp truyện kể từ ngôi thứ ba, tương ứng với người kể chuyện ngôi thứ ba. Đó là tiểu thuyết Thượng đế thì cười. Trong tiểu thuyết này hình tượng người kể luôn bị ám ảnh bởi chính con người nhà văn. Tác giả dùng nhân vật “hắn” làm vai trò điểm tựa để bộc lộ những suy gẫm và chiêm nghiệm của mình. Bằng nghệ thuật ẩn mình, tác giả xưng “hắn” để hướng tới người đọc, tranh thủ sựđồng tình. Lôi kéo người đọc cùng người kể chỉ trỏ nhân vật một cách khách quan. Gợi ý cho người đọc khám phá những ý nghĩ thầm kín của nhân vật để người đọc cùng nghiền ngẫm chuyện văn chuyện đời. Tác giả không chỉđưa lên trang viết cả lai lịch cuộc đời mà còn giải bày, bộc lo thái độ tư tưởng của mình một cách trung thực. Vì thế, lời kể giống như lời tự truyện. Tác giả và người kể là hình ảnh của nhau, tồn tại trong nhau. Lơi tự truyện, nhận xét, triết lí, bình luận trong truyện kể là tiểu sử bản thân được thuật lại một cách tự nhien. Với tiểu thuyết Thượng đế thì cười nhà văn nghiệm lại một cách tinh tế, sau sắc lịch sử tâm hồn mình. Co thể coi tác phẩm là cái nhìn tổng kết chuyện đời - chuyện văn của tác giả. Nguyễn Khải có nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhưng với tiểu thuyết này ông có thêm một đỉnh cao mới. Đỉnh cao về phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)