Xưng “tôi” nói thẳng là tác giả

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 32 - 36)

Nét mới trong một số truyện cua Nguyễn Khải sau năm 1980 lại nay, chủ thể kể chuyện xưng “tôi” nói thẳng là tác giả, được các nhà nghiên cứu nhận xét: “đó là cách tự làm mới mình” rất ấn tượng. Nguyễn Khải không ngần ngại xưng tên mình trong truyện ở những sắc thái khác nhau: có khi là “anh Khải”, “chú Khải”, có lúc lại là “đồng chí Khải”, “bác Khải”, “bác K.”, thậm chí là “thằng Khải”... Đó là một cái tôi đầy ý thức, tự phân tích, suy xét mình rất riêng của nhà văn trên trang giấy. Nguyễn Thị Bình đã phát hiện: “Có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là “Chú Khải”, “Ông Khải”... cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương. Người ấy biết lắng nghe, biết thán phục, đồng thời cũng biết “bợp tai” thiên hạ. Người ấy biết tự thú, biết khiêm nhường, đặc biệt là biết rõ chỗ non kém của mình” [57, tr. 141].

Xưng “tôi” nói thẳng là tác giả là một biểu hiện của sự tôn trọng sự thật. Tôn trọng người đối thoại. Xưng “tôi” đểđược sống là mình. Nói rõ tên mình là chuyện đương nhiên, chuyện bình thường khi nhà văn muốn khẳng định mình. Bởi nhà văn quan niệm một nhân vật là một ý thức, môt chủ thểđộc lập. Tác giả muốn nhân vật nêu rõ chính kiến của mình. Mỗi lời nói của tác giả, của nhân vật có giá trị ngang bằng nhau, không có sự lấn át bởi giọng điệu của tác giả. Ở đó, người viết không tô vẽ cuộc sống đời thường, tình cảm riêng tư không bị hạn chế bởi lí trí. Nhà văn tôn trọng sự thật trước độc giả, giúp cho họ kịp thời xử lí những cái không bình thường trong cuộc sống, bổ sung cho chỗ thiếu, chỗ yếu trong nhận thức. Sự thật con người đời thường trong các truyện (Người vợ, Năm tháng đã đi qua, Một người Hà Nội, Đời khổ, Thầy Minh); những bi kịch trong (Chuyện tình của mỗi người); quan hệ giữa văn học và đời sống trong (Cái thời lãng mạn) v.v. Những cái rất bình thường có mặt khắp mọi nơi. Ai cũng quen thuộc, do đó nó dễ bị mờ khuất bỏ qua. Nhận ra điều đó, Nguyễn Khải đã khơi mảng đời sống này, gợi cho người đọc biết nhìn kĩ hơn vào mặt bỏ sót, bồi đắp ý thức trách nhiệm và làm giàu thêm tình yêu thương con người.

Trong truyện Cái thời lãng mạn (1987) để nhân vật gọi thẳng tên mình: “Thế là chị kêu rộn lên: Ông Khải! Nhớ rồi! Dạo trước gầy mà xanh, sao bây giờ to béo thế. Ông Phúc ơi, ông Khải về chơi! (...) Ông Khải nào? Tôi bước lên hè cười cợt: - Sao bảo lâu nay vẫn nhắc lại còn hỏi ông Khải nào!- Thôi chết! Ông về chơi thật à?” [55, tr. 304]. Vận dụng linh hoạt điểm nhìn, khi thì hòa nhập, khi thì quan sát bên ngoài, khi thì bình luận, khi trầm ngâm suy gẫm, khi lắng nghe thật lòng để nhìn lại những trang viết của mình về một thời đã qua. Tác giả trò chuyện với người quen cũ, hiện thân của những nhân vật lãng mạn: anh Phúc, ông Biền, anh Khang, anh Ninh. Gặp gỡ chuyện trò với con người của hôm nay: bí thưĐảng ủy xã, con rể ông Tuy Kiền; chủ nhiệm hợp tác xã, em rể ông Biền; Định, con trai anh Phúc… Đối diện với lớp trẻ, tác giả nhân ra thời gian chẳng ủng hộ ai: “thời thếđã đổi thay, một đời người là ngắn ngủi” [55, tr. 308]. Tác giả nhận ra

Cái thời lãng mạn “nhìn đời có một nửa”, “hiểu một nửa”. Tâm sự với Khang tác giả mới vỡ lẽ: “nhân vật đã kết thúc phiêu lưu trong địa hạt văn chương thì cuộc phiêu lưu trong đời sống mới bắt đầu và những thử thách của cuộc sống mỗi ngay chả có cuốn sách nào tả nổi. Tự thấy ngượng về những trang viết đúng cho thời này nhưng thời kia chắc gì đã đúng”. Tác giả nghiệm ra: “Viết sao cho thuận lòng mình, thuận lòng người, lúc gác bút nghĩ lại một đời viết không đến nỗi phải xấu hổ”. Đây là biểu hiện rất có trách nhiệm của nhà văn “trong cái nói đi đã có cái nói lại” làm cho trang viết gần gũi với đời hơn. Người đọc hiểu sâu thêm mỗi nghề nghiệp có một đặc điểm riêng và vinh quang nghề nghiệp gắn liền với những đặc điểm ấy.

Ở một phương diện nào đó, Nguyễn Khải rất chuộng hình thức tự sự chủ quan hóa. Ông thích để nhân vật xưng tên mình. Thật sự một Nguyễn Khải không còn giấu kín thế giới riêng tư, mà giải bày tâm sự của mình một cách mạnh mẽ. Người đọc không thấy một Nguyễn Khải mềm yếu, nhút nhát, né tránh biểu hiện tình cảm mà là Nguyễn Khải đang chia sẻ, lắng nghe, ghi chép chuyện đời, chuyện người, gần gũi, giàu lòng nhân ái.

Kể về mối quan hệ rất thân tình giữa Nguyễn Khải với gia đình nhà văn Trần Dần: “với anh tôi chỉ là thằng K.” trong truyện Người Vợ (1988) rất cảm động. Người kể chủ động nhường quyền cho nhân vật kể. Khi cần người kể mới gợi ý cho nhân vật kể tiếp, thỉnh thoảng đan xen lời đối thoại để rút ra những chiêm nghiệm đời người. Câu chuyện của chị Khuê “muốn ứa nước mắt vì cảm động”; “chịđã quen nhọc nhằn đến thế sao?”; “Nếu không có những người vợ, những bà mẹ suốt đời nhẫn nhục gánh chịu những tai họa vì những con người thân yêu thì thế giới này sẽ buồn thảm lắm, sẽ lạnh lẽo lắm” [54, tr. 285]. Qua những điều triet luận trong truyện, người kể khuyến khích bạn đọc tiếp tục bàn luận về con người, nhất là phụ nữ.

Văn học là câu chuyện đời người. Chuyện mình, chuyện đời là nơi cất tiếng nói của nghệ thuật. Trong truyện Năm tháng đa đi qua (1989) tác giả tự giới thiệu mình “Tôi là Khải”đi thăm ông Tạo, kể lại một cách tỉ mỉ, mong nhận được sựđồng cảm. Tự công khai tên mình để nhấn mạnh mục đích kể chuyện. “Tôi”- tác giả là một người trong câu chuyện nên hiện thực cuộc sống

không còn là mục đích phản ánh mà chỉ là phương tiện để “tôi” nhà văn trình bày, phát biểu những quan niệm, chiêm nghiệm của mình. Lập trường quan điểm, cách nhìn đời sống trong tác phẩm không cần phải ngụy trang mà là chính kiến của tác giả. Nó làm cho hiện thực trong tác phẩm tươi nguyên, sinh động, có khả năng rung động lòng người. Gặp gỡ con trai anh Tạo sau hai mươi năm: “Tôi đã có ý cúi đầu nhận tội và mong được anh tha thứ. Nay anh đã mất, tôi sẵn sàng chịu sự trừng phạt của người con. (…) Tôi vịn tay vào một góc bàn thờ, đầu óc quay cuồng, chỉ muốn bật khóc cho thật to cho vơi nhẹ những nuối tiếc, những ân hận” [53, tr. 224]. Người đọc có cơ hội ngắm nhìn lại mình. Câu chuyện có chút buâng khuâng, gợi cảm xúc luyến tiếc, gợi nên cảm giác bùi ngùi.

Xưng “tôi” nói thẳng tác giả nhưđể xác định mối quan hệ, đong lường tình cảm của mình với người đối thoại. Những lời giữa tác giả và nhân vật trong truyện là đối thoại về cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống xung quanh mình ra sao, chứ không chỉ nhằm tranh luận quan điểm. Nếu trước kia, Nguyễn Khải chú ý xoáy sâu vấn đề lí tưởng hành động, ý thức giác ngộ thì giờđây ông hướng về lương tâm đạo đức. Truyện Một người Hà Nội (1990) kể về cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội là người để lại nhiều kỉ niệm sâu đậm về tình người, tình đời. “Một lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai đã 14, 15 tuổi chạy ra mở cửa và kêu ầm lên: Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!”. Cô tôi cau mặt gắt: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?” [56, tr. 107]. Cô Hiền ngoài bảy mươi tuổi, nhưng luôn gìn giữ phong cách con người Hà Nội: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Noi rơi chìm sâu vào lớp đất cổ” [56, tr. 118]. Bằng giọng kể tâm tình có sức gợi của người kể giúp người đọc nhận ra vẻđẹp tiềm ẩn trong con người Hà Nội. Vẻđẹp trong suy nghĩ nuơi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Đó l lịng tự trọng, cho con đi bộ đội vì “khơng muốn nĩ sống bm vo sự hi sinh của bạn b”. Cơ Hiền luơn tin vo vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cch văn hóa Hà Nội. “Mỗi thế hệ đều cĩ thời vng son của họ. H Nội thì khơng thế. Thời nào nó cũng đẹp” [56, tr. 118]. Cô Hiền là hiện thân của nét đẹp văn hóa Hà Nội. Là người thẳng thắn chân thành, cô đồng thời cũng là người khéo léo, thông minh. Nét đẹp trong cô thể hiện trong cách ứng xử của cô – một cách ứng xử văn hóa, thể hiện bản lĩnh vững vàng trước những đổi thay chóng mặt của đời sống xã hội. Qua điểm nhìn của nhn vật “tôi” – người kể chuyện, cơ Hiền gợi ln những vẻ đẹp chiều sâu văn hóa của người H Nội.

Trong truyện Đời khổ (1990) tác giả khéo léo trong cách gợi chuyện với đứa con dở khôn dở dại của chị Vách: “Tôi hỏi nó: “Còn nhớ chú Khải không?” Nó cười nụ: “Nhơ!” [53, tr. 242]. Câu chuyện về chị Vách là sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi vất vả cực nhọc của những người vợ đã hi sinh vì chồng con. Chị xem cái phúc cái họa của mình như cỏ cây phụ thuộc vào thời tiết. Người kểđã biểu lộ tâm trạng: “Riêng tôi là người hàng xóm chỉ thấy thương chị thêm” [53,

tr. 236], phần thương cảm cho hoàn cảnh của chị, phần thì xót xa tội nghiệp cho đứa con tật nguyền của chị: “chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc” [53, tr. 243]. Nguyễn Khải thích khám phá con người ở những bước ngoặt: “Chả là tôi thích viết những hoàn cảnh gay gắt, đơn biệt, những tính cách hoặc u tối hoặc chiếu sáng”. Theo tác giả tại thời điểm đó, con người dễ boc lộ bản chất thật của mình.

Xưng “tôi” nói thẳng mình tác giảđể khẳng định cái “tôi” cá nhân, cái “tôi” người nghệ sĩ. Nguyễn Khải trực tiếp nói lên chính kiến của mình là một biểu hiện của khao khát tìm hiểu cuộc sống trong sự phức tạp và nhiều chiều của nó. Tác giả nhận ra “mỗi bước đi là một bước lạ” nên nhà văn luôn có hứng thú khám phá thực tại. Tuy nhiên, người kể chủđộng xưng “tôi” nói thẳng là tác giả, khiến cho truyện đôi lúc đậm tính chất kí. Truyện Thầy Minh (1991) là bài học về sự “Tôn sư trọng đạo”. Tác giả dành nhiều dòng hồi tưởng về người thầy kính yêu của mình. Phần cuối của truyện, tác giả dẫn người đọc đen với một tình huống bất ngờ. Lúc ăn cơm chiều, cái người nửa quen, nửa lạ kia (…) cười cười: “Mời nhà báo ngồi với bọn này cho vui”. Nhà văn lờ mờ nhận ra: “Cái miệng cười meo méo là của ai nhỉ? Đúng là cái miệng của thằng Việt! Tôi thét lên: “Việt hả? Khải đây!” [53, tr. 330]. Lời nói, cử chỉ hết sức thân tình, tự giới thiệu đích danh tên mình khiến trang viết của ông gần với người đọc hơn.

Nguyễn Khải muốn cùng độc giảđi tìm sự thật cho một tác phẩm: “Việc của tôi, người tôi chọn, tôi thích là được. Người mà tôi thích thường rất sống động trong sự tưởng tượng của tôi, đó là điều cốt yếu” [52, tr. 162]. Vương Trí Nhàn cho biết: “Ông luôn khao khát đến tận cùng, muốn được có mặt trong đời sống. Ông có một niềm vui kì lạ mỗi khi được lắng nghe trò chuyện với người đương thời. Rồi lại ghi chép và trình bày lên mặt giấy”. Trong truyện Chuyện tình của mỗi người (1992) chủ thể kể khéo léo để nhân vật gọi tên mình: “Tôi xin lỗi, có phải là bác Kh. đấy không?” Tôi quay phắt lại, nhìn chừng chừng vào ông già đang cúi lom khom người ghé vào tận mặt tôi với một nụ cười thiểu não. Tôi hỏi hốt hoảng: “Vâng, tôi đây, bác là ai?” Ông già cười nhăn nhúm: “Tôi đây mà, Dụ Hưng Yên đây mà” Trời ơi, anh Dụ! Tuổi già tội nghiệp đến thế sao?” [53, tr. 358]. Câu chuyện làm người đọc day dứt về nổi bất hạnh của nhân vật. Truyện Mất toi một cuốn sách (2000) là lời than “tiếc hùi hụi” về một cuốn sách trong chuyến đi thực tế của “bác K.”. Nhà văn đang thất vọng về An thì được gặp Mẫn, mot mẫu nhân vật văn học mới: “Ông ta vừa thật thà vừa ranh ma, vừa công tâm vừa tư lợi, lúc quân tử lúc tiểu nhân, đủ vẻđủ giọng, là mảnh gương trong cái xã hội thị trấn thời buổi kinh tế thị trường. Lại thêm cách kể chuyện nữa, chữ nghĩa nồng nàn hương thơm lẫn mùi tanh, cư tươi roi rói, nhảy tanh tách, văn tôi làm sao sánh được” [52, tr. 200]. Tác giả có dịp để ngẫm lại sựđời, suy nghĩ sâu xa về một nhân vật văn học: “Cái số phận của một nhân vật văn học nghĩ là đã kết thúc mà hóa ra còn dài. Cái phần sau ấy có là tài thánh cũng không bịa nổi. Nó lại thuộc của chuyện bây giờ, của hôm nay” [52, tr. 189].

Đặc điểm của người kể chuyện xưng “tôi” nói thẳng mình là tác giảđồng nghĩa với việc xác định vai trò nhà văn. Tác giả nhân danh nhà văn phát biểu trực tiếp quan điểm nghệ thuật của mình. Xưng “tôi” nói thẳng tên tác giảở Nguyễn Khải là hành động chủđộng, không lẩn tránh trách nhiệm. Một thái độ công khai cởi mở trước sự thật để tác động trực tiếp đến người đọc. Dấu ấn chủ quan của người kể xưng “tôi” - nhà văn in đậm trên trang viết làm nên một loại truyện rất riêng của Nguyễn Khải. Người kể chuyện mang tính cá thể hóa cao, điểm nhìn nhân vật luôn là điểm tựa của trần thuật. Những truyện đã dẫn trên có điểm chung: người ghi chép và kể lại câu chuyện đều là người kể tự xưng “tôi” nói thẳng mình là tác giả, kể chuyện nhân vật, có khi để nhân vật kể, nói chuyện với nhân vật. Từ nhiều chủ thể kể chuyện, nhiều điểm nhìn, cách nhìn làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, mỗi nhân vật đều được giải bày quan điểm, tâm sự của mình.

Cách chủ thể kể chuyện xưng “tôi” nói rõ tên mình trong tác phẩm của Nguyễn Khải như trên khiến chúng ta liên tưởng đến nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không trực tiếp xưng tên mình trong truyện mà lại xác định vai trò nhà văn của mình. Tác phẩm Bài học tuổi thơ là một ví dụ. Người trần thuật đồng thời là tác giả phát biểu trực tiếp quan điểm tư tưởng, thái độ nghệ thuật của mình về sáng tác văn học: “Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt …”. Tác giả đặt điểm nhìn vào nơi nhân vật tạo điều kiện cho người kể vừa miêu tả hiện thực vừa trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình qua lời độc thoại. Tư tưởng chủđề của tác phẩm theo đó thể hiện một cách rõ ràng. Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Khải ít nhiều có sự giống nhau về sáng tạo kiểu dạng người kể chuyện, thể hiện cá tính sáng tạo, khẳng định phong cách nghệ thuật của riêng mình.

8 tác phẩm có hình thức người kể chuyện xưng “tôi” nói thẳng là tác giả, chiếm số lượng không nhiều so với 70 tác phẩm kể chuyện xưng tôi của Nguyễn Khải. Điều này nói lên Nguyễn Khải có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Đồng thời khẳng định một nhà văn có cá tính riêng: “một con người biết lắng nghe, biết thán phục, biết nắn thần kinh thiên hạ. Người ấy biết tự thú, biết khiêm nhường đặc biệt biết rõ cái yếu kém của mình” [57, tr. 141].

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 32 - 36)