Đoạn có một nhân vật trong truyện đứng ra kể

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 42)

Trường hợp trong truyện có đoạn có một nhân vật trong truyện đứng ra kể cũng mang một chủ ý của tác giả. Nhân vật này thường đóng vai phụ, xuất hiện khi cần trợ giúp làm nổi rõ đặc điểm một tính cách nào đó cho nhân vật chính. Sự xuất hiện của nhân vật này thường mở ra những hình ảnh bất ngờ, chi tiết bất ngờ về phẩm chất của nhân vật chính. Có tác dụng làm tăng thêm điểm nhìn, làm sáng tỏ thêm tâm lí, lập trường quan điểm của tác giả. Đoan có nhân vật trong truyện đứng ra kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải không nhiều. Có thể thấy trong các tác phẩm Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Lãng tử, Một bàn tay và chín bàn tay, Chiến sĩ, Ra đảo, Gặp gỡ cuoi năm, Thời gian của người… Ví dụ: nhân vật Giang trong tiểu thuyết Vòng sóng đến vô cùng đã trò chuyện một cách tự nhiên, nghĩ đâu nói đó, như người viết thảo, câu đúng câu sai, câu hay câu dở, chưa cần trao chuốt: “Tuy cháu sinh ra ở mảnh đất này nhưng sống với nó thì rất ít, cho tới năm mười hai tuổi, năm nay đã là băm sáu, một phần ba phải không? Mùa hè năm mười hai tuổi, ông Năm tức là ông anh thứ năm của ba cháu đón cháu lên Sài Gòn ăn học với các anh chị. Nhưng chỉ hai năm sau cháu đã là một chiến sĩ nhỏ tuổi nhất của đội biệt động, rồi cháu bị thương và ra miền Bắc ăn học” [49, tr. 280]. Lối kể chuyện này làm cho truyện có kết cấu năng động, hệ thống chi tiết, tình tiết của truyện luôn biến đổi. Kịch tính của cốt truyện, diễn biến của các sự kiện, biến cố ít có ai đoán trước được sẽ như thế nào. Nhân vật truyện tự do trình bày ý kiến, có thể hồi cố, đàm đạo, bình luận, nhận xét mà không lệ thuộc vào ý chủ quan của chủ thể kể.

Điểm nổi bật của lối kể hỗn hợp làm gia tăng các điểm nhìn trần thuật, làm phong phú thêm giọng điệu trần thuật. Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương phat hiện: “Ngôn ngữ nhiều thanh giọng bước đầu được sử dụng trong Thời gian của người: những giọng nói lúc thì thuận chiều, lúc lại ngược chiều với nhau; nhân vật khi thì kể lể, khi thì biện hộ, khi lại tự trào; giọng của người kể chuyện bị cắt ngang bởi giọng của nhân vật, kể cả các nhân vật không trực tiếp đối thoại, tạo nên một cộng hưởng chung” [57, tr. 362].

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)