Hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khả

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 50 - 57)

trang viết đã làm tôi hãnh diện và nhiều trang viết làm tôi xấu hổ và buồn. Những trang viết chủ quan kiêu ngạo, chỉ khẳng định có môt niềm tin, một lẽ sống, rồi lại dạy dỗ, rồi lên án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình, đọc lại thật đáng sợ” [61, tr. 58]. Có thể lấy lại lời Nguyễn Khải để thay cho lời kết: “những tác phẩm văn học mới mang tư tưởng vô sản thì chính mình trong thâm tâm cũng khó mà bảo là hay”. Ý kiến của GS. Lê Ngọc Trà: “… trong văn chương thì hình như nổi đau, lời buồn dễ còn lại với đời sau hơn là niềm hân hoan và những câu chúc tụng” [135, tr. 38], phần nào đáng để người đọc suy gẫm.

2.2. Hình tượng người k chuyn suy tư, triết lí trong truyn và tiu thuyết Nguyn Khi Khi

Trong một số sáng tác của Nguyễn Khải, ngoài hình tượng người kể chuyện mang chất cán bộ, còn có hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí. Hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí trong tác phẩm cũng được thể hiện qua điểm nhìn, cách quan sát, cách nói năng, giọng điệu, suy nghĩ hành động của thế giới nhân vật truyện. Mục đích của triết lí, suy tư là sự thức tỉnh và phát triển của ý thức cá nhân trong xã hội. Có nhiều cách hiểu suy tư, triết lí. Theo Từđiển Tiếng Việt (Hoàng Phê), 2006: suy tư (suy nghĩ sâu lắng), triết lí (quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội). Theo chúng tôi, có thể hiểu suy tư là một hoạt động cảm nghĩ, một sự trầm tư, chiêm nghiệm trước cuộc đời. Dù hiểu thế nào bản chất của suy tư, triết lí vẫn là diễn tả một trạng thái tâm lí với sự hiện diện của cái tôi thiên về lí trí, có những biểu hiện thầm kín của thế giới riêng tư được người đời vận dụng vào vấn đề nhân sinh và xã hội. Những vấn đề triết lí thường được xem như là mẫu mực theo đánh giá của quan điểm lịch sử và thẩm mĩ, theo tính qui định của một môi trường xã hội nhất định. Triết lí luôn đòi hỏi một tính người, trong đó khơi gợi các cảm giác xã hội như vấn đề lương tâm, lòng đồng cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ, khả năng tự hoàn thiện bản

thân, nhu cầu hợp tác, tinh thần vị tha… Triết lí, suy tư về con người là thể hiện sự hiểu biết về con người, tình yêu và trách nhiệm đối với con người. Triết lí ngoài đời không khác mấy so với triết lí trong văn chương. Văn học vì con người, theo đó, thiếu hiểu biết về con người, làm sao triết lí, suy tư về con người được. Nguyễn khải là nhà văn hiểu biết sâu sắc con người.

Trong quan niệm của Nguyễn Khải “văn học là khoa học thể hiện lòng người”. Đó là một quan niệm làm đổi mới văn chương nghê thuật, làm cho văn học ngày càng mang giá trị nhân bản sâu sắc, nói được tiếng lòng của con người trong mọi ngộ cảnh. Nhờ quan niệm này trong các sáng tác của ông luôn có cái nhìn mới đối với con người và thế giới, có một cách triết lí gần gũi với quan niệm truyền thống, có sự làm mới mình so với các nhà văn cùng thời. Con người trong văn chương truyền thống thường sống hành động theo lẽ phải. Con người mới trong sáng tác của Nguyễn Khải không chỉ sống hành động theo lẽ phải mà còn có lí trí, ý thức, cả vô thức, tâm thức chi phối mọi hoạt động nữa. Vì thế, trong tác phẩm Nguyễn Khải là một triết lí rất riêng về con người, về lẽđời, về xã hội, về cách mạng rất trí tuệ. Những triết lí ấy có ý nghĩa lớn đối với cuộc đời, với triết học. Hình tượng người kể triết lí trong sáng tác của Nguyễn Khải thường khéo léo dùng lí lẽđể lập luận, suy lý để rút ra một kết luận gì đó, chứ không phải là triết lí cao siêu. Nó là triết lí của trí tuệ, vì thế lời triết lí có sức ám ảnh, có sức lay động, giúp người ta nhận thức được chân lí khách quan, tạo ra được một niềm tin vững chắc vào cuộc sống. Chúng ta thấy hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí trong tác phẩm của Nguyễn Khải về con người và lẽđời thường rất tự nhiên, hồn nhiên; về xã hội và cách mạng thường sâu sắc, biện chứng. Nếu cụ Nguyễn Du đã từng chiêm nghiệm, suy tư để triết lí về con người: “Trăm năm trong cõi người ta, chữ

tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”; cụ Nguyễn Đình Chiểu: “Sống thờ vua, thác cũng thờ vua”; Tú Xương: “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau, chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu” để khái quát ý nghĩa cuộc đời, thì Nguyễn Khải lại suy tư về con người: “Người đời cứ thích chúc nhau sống đến trăm tuổi, rõ thật dại! Sống trăm tuổi là vô phúc lắm. Bạn bè chết hết, con cái cũng chết hết, cả cái thời sinh ra mình cũng chết nốt! Cái thời của mình đã chết tức là chết hẳn đấy ông ạ!” [49, tr. 412]. Đời người có giới hạn, đâu có phải chân trời mà kéo dài thêm được mãi. Làm sao để con người sống được trong trạng thái hạnh phúc. Nguyễn Khải đã hình tượng hóa điều đó qua nhân vật người kể chuyện: “sống lâu quá cũng buồn lắm ông ạ, như người sống sót. Những người của cái thời tôi họ chết tiệt cả” [49, tr. 412]. Nhân vật là đối tượng để nhà văn kí thác và cũng là nơi để khám phá, thể nghiệm ý tưởng nghệ thuật. Nhân danh sự sống, người kể không có ý phủ định quan niệm chung mà muốn khẳng định thêm những biến thái đổi dời trong cuộc đời. Xuất phát từ sự phức tạp của đời sống, vì thế người kể cắt nghĩa số phận con người: “Người ta ăn nhau chẳng qua là cái số

[55, tr. 193], ở duyên phận: “Một người đàn bà đã đem thân đi lấy lẽ là tội nghiệp hết sức,

đau đớn hết sức” [55, tr. 267]. Sự sống của con người đều dễ bị thực tế bẻ gãy gây ra lắm sự oái oăm cuộc đời: “Có lâm vào cảnh ngộ của tôi mới biết là cái khổ của thằng đàn ông nửa

đời chôn vơ…” [55, tr. 316]. Về sự chiêm nghiệm lẽđời, người kể suy lí trực tiếp “ đời chỉ

có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt không sợ thừa (…) các thứ khác đều phù du cả, có đấy mất đấy, phúc đấy, họa đấy, không tính trước được đâu” [54, tr. 289]. Trong quan niệm đời người đều thích sự thay đổi tiến bộ, tích cực, xem nhẹ cái ổn định, vĩnh cửu của cuộc sống. Người ta tránh được việc chứ làm sao tránh được nghiệp: “Cái số phận con người ta có lắm trường hợp đến lạ, nghĩ là phải được, phải hơn người, nào ngờ lại bị những cái không đâu nó tước đoạt, rút cục thành tay trắng” [49, tr. 286]. Niềm vui hay khổ đau, nghèo hèn hay giàu sang mà con người có trong hiện tại hình như không bao giờ làm cho cái “tôi” thỏa mãn. Vì thế, được mất là chuyện đời, mất nhiều chớ có vội buồn, được nhiều chớ vội vui. Trong cuộc đời cái may mắn, xui rủi khác nào là trò đùa của tạo hóa, nên lấy cái rủi ro nhỏ làm cái may lớn của đời. Mà thực tế sự đời: “Xưa nay cái may chỉ đến với những đứa giàu có bao giờ ngó ngàng đến thằng nghèo…” [49, tr. 318]. Người kể rất sắc sảo trong bình luận giàu sang, nghèo hèn: “Sang là đỗ đạt cao, có tiếng tốt, có chức vị trong xã hội. Chứ giàu thì khoe với ai, khoe giàu còn bị nghi ngờ, bị ghét là khác. Người giàu trong mấy chục năm qua đồng nghĩa với người ít học, gian trá, làm ăn phi pháp…” [55, tr. 420]. Suy luận về nhục vinh rất có căn cứ, rất thực tế: “đã biết cái nhục thì chẳng có cái khổ

nào là đáng kể” [55, tr. 291], “Cái đói còn nhịn được chứ cái nhục thì không sao chịu nổi. Chết rồi cái nhục vẫn bám theo kia” [48, tr. 706]. Chính vì ý thức về cái dở hay khôn dại mà con người thức tỉnh, ý thức về chủ thể, tựđiều chỉnh mình để nhận thức lại chân lí đời sống. Triết lí về hạnh phúc hay khổđau được thể hiện rất đa dạng qua lời của chủ thể kể chuyện. Riêng nỗi niềm hạnh phúc cũng đã thiên hình vạn trạng. Để triết lí tận cùng cái hạnh phúc, Nguyễn Khải cho người kể bộc lộ suy tư bằng lời trực tiếp: “Hạnh phúc hưởng một mình có trọn vẹn bao giơ”, hạnh phúc hay buồn đau là do mình quan niệm: “Cái buồn ấy vẫn cần cho đời biết bao, cái buồn làm cho con người ta trở nên trọn vẹn, trở nên cao quí” [49, tr. 86]. Sự đời được người kể lí giải một cách khái quát dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính, có sức động viên người ta vượt lên hoàn cảnh: “Chuyện hôm nay dẫu buồn đến đâu vẫn cứ vui, vì nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó đỏ tươi, nó đỏ hồng (…) chuyện đời mà, có thế này mà cũng có thế kia,

đâu chỉ một màu duy nhất” [48, tr. 666]. Trong tác phẩm Nguyễn Khải hình tượng người kể chuyện triết lí, suy tư về sự sống như một diễn giả lôi cuốn, một lãnh tụ tinh thần và như một nhà trị liệu chia sẻ với người đọc. Sự sống là gì? “Sự sống là bí mật (…) Tất cả đều

vọng, không có mơ tưởng, không có phiêu lưu, không có đấu tranh, không có tôn giáo, không có cả thiền. Là sự trống rỗng to tướng. Là cái chết chứ còn gì nữa” [49, tr. 255]. Sống như thế nào mới là sống “sống một mình, trò chuyện với chính mình là buồn lắm, là dễ

lẫn thẩn lắm” [49, tr. 267], mà lẽ đời: “Càng sống càng khổ. Sống trong sung sướng càng khổ” [49, tr. 459], hơn nữa: “Sống cái kiếp người cũng lạ, có người được cả mọi đàng, có người hỏng cả mọi đàng; cũng may là còn có cái chết. Chết đi để đổi kiếp, cái thằng sướng quá khỏi được sướng mãi, cái thằng khổ quá cũng khỏi phải khổ mãi” [49, tr. 453]. Để từđó người kể triết lí về sự sống có sức khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn: “Đã là sự sống thì không có thừa, cũng không có thiếu” [48, tr. 662]. Vậy thế nào là sống có ý nghĩa: “sống hết mình cho một lí tưởng cao cả là cách sống lâu dài nhất” [49, tr. 103], điều kiện con người cần để sống: “Nói cho cùng để sống được hàng ngày tất nhiên phải dựa vào “giá trị thức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất

định phải dựa vào “giá trị bền vững” [49, tr. 346], mà qui luật đời sống có tính bền vững của nó: “Thời trẻ người ta nghĩ rằng có thể thay đổi được nhiều thứ, có thể rút ngắn được nhiều thứ, về già lại nhận ra rằng đời sống có tính bền vững của nó, có tính đa dạng của nó, thay đổi đã không dễ, rút gọn lại càng khó hơn” [49, tr. 89]. Nếu cụ Nguyễn Du đã từng khẳng định: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” thì nay Nguyễn Khải thêm một lần nữa khẳng định sức mạnh tinh thần của con người: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy” [62, tr. 135] sẽ chiến thắng được những trở ngại thử thách trong cuộc đời.

Trong tác phẩm Nguyễn Khải ít được đề cập đến sự chết. Một lẽ các hình tượng nhân vật trong truyện của ông luôn chạy, chạy về phía sự sống, hối hả đến ngộp thở. “Một đời người biết hành động, lại biết suy tư và biết trung thành với chí hướng dẫu có chết cũng thỏa lắm” [48, tr. 656]. Số ít tác phẩm có xuất hiện hình tượng người kể triết lí về sự chết thì lời triết lí về sự chết ấy cũng mang tính dân gian: “sống dầu đèn, chết kèn trống” [55, tr. 160], cắt nghĩa sự chết: “khổ quá người ta có thể chết, mà đã chết thì hết mọi chuyện, hết lo, hết sợ, hết nhục, hết cảđói” [55, tr. 275], cho nên, sựđời chết là hết, vì thế: “Sống một mình còn hơn là chết” [55, tr. 279].

Triết lí về lẽđời cũng là vấn đề được người kể trong tác phẩm Nguyễn Khải quan tâm: “phải bảo vệ và vun xới cái tính bản thiện của con người” [61, tr. 52], bởi “cho nhau nhân nghĩa thì được nhân nghĩa, cho nhau lọc lừa sẽ được lừa lọc” [49, tr. 296]. Nhưng sự đời lòng tham của con người không cùng, tướng quân muốn làm hoàng đế, thứ phi muốn lên chánh cung, nước giàu muốn thêm thuộc địa: “người ta chỉ hiểu khi đã không tham được nữa”, “người ta chỉ hiểu khi gạt bỏđược mọi tham vọng cá nhân” [48, tr. 82]. Cuộc sống xã

hội mà, có thế này mà cũng có thế kia. Để nhận ra điều đó người kể phải có sự từng trải, xem xét và đoán biết: “người ta đã tốt thì mình cũng phải biết tự giới hạn cái sự nhờ vả của mình, có vậy mới tốt bền” [55, tr. 294]. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để xét giá trị của một con người là phải biết trọng danh dự. Trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Khải, người kể rất coi trọng dư luận xã hội. Lời của chủ thể kể thường dựa trên những giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp của con người: “Ngay đến một việc rất nhỏ nếu không giữ ý thì cũng có thể trở thành một tiếng đồn lớn” [55, tr. 125]. Và lẽ đời, không ai phủ nhận vai trò của đồng tiền, nhưng có người coi đồng tiền cao hơn mả tổ. Thật ra, đồng tiền rất cần cho cuộc sống. Nhưng đồng tiền làm cho con người lạnh lùng, dè dặt. Thiếu gì bi kịch cuộc đời từ đồng tiền. Nó tước đoạt hạnh phúc. Nó làm cho con người ta vô cảm, để hành động liều lĩnh. Thật vậy: “đồng tiền không thể nâng cao phẩm giá con người. Ngược lại là khác, hoàn toàn ngược lại”, “đồng tiền không thể làm ra hạnh phúc” [48, tr. 699]. Nói cho cùng, vì tiền mà thiên hạ náo loạn cả lên: “Trên đời này có lắm kẻ hám tiền, nhưng cũng có rất nhiều người không lấy tiền làm lẽ sống” [48, tr. 705], mà “thật ra có nhiều tiền vẫn tốt, càng nhiều càng tốt, nó làm cho người ta sang trọng hơn, có nhiều bạn bè hơn và tìm ra hạnh phúc cũng dễ hơn” [49, tr. 700]. Điều suy tư, triết lí của người kể có mâu thuẫn, không thống nhất, nhưng đều thể hiện một tâm trạng chung, muốn gửi gắm như một lời tâm sự kín đáo. Triết lí lẽ đời trong tác phẩm Nguyễn Khải qua lời người kể là một chân trời kích thích sự nhận thức của người đọc.

Triết lí suy gẫm về cách mạng là một vấn đề lớn trong cuộc đời đam mê đi tìm lẽ phải, tìm chân lí của Nguyễn Khải. Nói đến cách mạng là nói đến cuộc cách mạng giải phóng con người, giải phóng dân tộc. Trong một số tác phẩm tác giả dù hóa thân hay ủy quyền cho nhân vật người kể chuyện, người đọc luôn nhận ra hình tượng người kể mang nhiều nỗi niềm với cách mạng. Những câu chuyện to tát về tự do, về cách mạng, về sự giải phóng không còn là huyền thoại, nó là một thực tế đem lại hạnh phúc cho triệu triệu con người: “Cách mạng là chuyện của lịch sử, của con người, chuyện của trần gian, với bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của trần gian” [48, tr. 684]. Những suy tư, triết lí về cách mạng, về xã hội trong tác phẩm Nguyễn Khải thì phong phú, sâu sắc vô cùng. Cách mạng Mùa Thu năm 1945 đồng nghĩa với giành độc lập của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đại thắng Mùa xuân năm 1975, non sông thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ý nghĩa trọng đại của sự kiện lịch sử này đã được chia sẻ thành những khái niệm riêng của từng người, từng cảnh ngộ khó quên. Nó được kể lại như là lời tri ân đối với cách mạng. Trong một loạt tác phẩm Một chặng đường, Xung đột, Mùa lạc, Đứa con nuôi,

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Trang 50 - 57)