Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty là các khỏan tiền công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng như: tiền lương, các khỏan trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), thưởng, …
Kế tóan sử dụng tài khỏan 622 “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào đơn giá của từng sản phẩm.
Hàng ngày, tổ trưởng các tổ tại từng phân xưởng chịu trách nhiệm chấm công cho các công nhân ở bộ phận mình. Cuối tháng, mỗi tổ trưởng sẽ lập ra Bảng tổng kết – (Ngày công, xếp loại thi đua) và đưa cho các công nhân ở tổ mình xác nhận. Sau đó sẽ chuyển Phiếu nhập kho thành phẩm, Bảng chấm công và Bảng tổng kết lên cho kế tóan tiền lương của công ty. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, Bảng chấm công và Bảng tổng kết kế tóan tiền lương sẽ xác định mức lương của các phân xưởng và lập Bảng thanh tóan lương trình kế tóan trưởng và giám đốc ký duyệt.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Do công ty thuộc ngành sản xuất hàng may mặc nên lượng nhân công sử dụng khá đông và đa dạng. Do đó, để thuận tiện cho công tác quản lý và tính lương cho công nhân, Công ty đã sử dụng một quy chế lương vừa phù hợp với đặc điểm của công ty vừa đảm bảo đúng với chính sách của Nhà nước như sau:
Lương chính. Bao gồm: lương khoán theo sản phẩm hoặc lương theo ngày
công.
- Lương khoán sản phẩm: áp dụng cho công nhân các chuyền may và công nhân đóng gói để hoàn tất. Kết quả công việc được tính bằng số lượng sản phẩm ở công đoạn mà công nhân đó thực hiện. Cụ thể như sau:
Lương khoán = Số lượng * Đơn giá SP công đoạn SP công đoạn công đoạn
Đơn giá = Thời gian * 1s quy đổi công đoạn quy đổi hệ số
Thời gian = Thời gian * Hệ số quy đổi hệ số hao phí công đoạn bù
Hệ số bù = công việc * yếu tố bù năng suất Đơn giá 1s quy đổi = 0.75 đồng
Thời gian = Thời gian + các yếu tố ảnh hưởng Hao phí công đoạn hao phí năng suất
- Lương theo thời gian. Được xác định trên ngày công định mức theo tỷ lệ khoán sử dụng cho các bộ phận còn lại của công ty, căn cứ vào biên chế nhân sự và định mức công việc được giao. Hình thức này được áp dụng cho công nhân sản xuất gián tiếp. Cụ thể cách tính như sau:
Lương = Hệ số ngày công * Đơn giá cá nhân huy động 1 ngày công Tổng lương Đơn giá 1 ngày công =
Tổng ngày công huy động
Ngày công huy động = Ngày công chính + Gìơ làm thêm 18 Ngày công = Ngày công * Hệ số
huy động hệ số huy động chức danh công việc
Lương = Số ngày * Mức khung * 50% thêm giờ làm thêm 18 lương 126
Lương = Số ngày * Mức khung * 100% thêm ngày làm thêm lương 126
Lương phí = Số ngày công * Mức khung * 70% sản xuất phí sản xuất lương 126
Ngày Lễ, Tết được hưởng lương theo quy định của Nhà nước. Chế độ BHXH, BHYT và KPCĐ theo chế độ của Nhà nước. Lương ca đêm = Số công nhân làm ca đêm * 126 * 30%
Phụ cấp. Phụ cấp bao gồm phụ cấp thâm niên và các khỏan phụ cấp khác
được tính theo mức lương cơ bản và hệ số phụ cấp theo quy định của Nhà nước: - BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% tính vào chi phí sản xuất.
- BHXH 5%, BHYT 1% khấu trừ vào lương công nhân.
Lương phụ cấp = Mức lương cơ bản * Hệ số phụ cấp
Mức lương cơ bản là 790 000 đồng/ tháng Lương phụ cấp theo hệ số gồm:
- Ốm đau hưởng 70% lương cơ bản. - Thai sản hưởng 100% lương cơ bản. - Làm thêm giờ hưởng 150% lương cơ bản
Vậy, tổng lương của một công nhân hoàn thành công việc được tính như sau:
Các chứng từ công ty sử dụng: Bảng tiền lương theo sản phẩm, Bảng chấm công, Bảng tổng kết, Bảng thanh tóan lương, Bảng phân bổ tiền lương, Bảng trích BHXH, BHYT và KPCĐ, Phiếu nhập kho thành phẩm.
Mẫu Bảng phân bổ tiền lương:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG T10/2005
ST T BỘ PHẬN TỔNG LƯƠNG PHÂN BỔ TK622 TK627 TK642 01 Trực tiếp SX 3.519.308.024 3.519.308.024 May I 1.266.209.027 1.266.209.027 … … … … … 02 Chung các xưởng 116.014.370 116.014.370 P.Kỹ thuật 33.857.308 33.857.308 … … … … … 03 Phòng ban quản lý 299.680.757 299.680.757 HCNS 24.996.154 24.996.154 … … … … … Tổng 3.935.003.151 3.519.308.024 116.014.370 299.680.757
Mẫu Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ: BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 10/2005 Đơn vị Số BHXH BHYT KPCĐ người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền Tổng lương May I 300 27,.612.375 300 3.681.650 347 2.523.636 HCQT 19 2.207.625 19 294.350 16 116.364 Kho 31 2.973.600 31 396.480 21 152.727 Đội xe ĐRCN 4 493.823 4 65.843 4 29.091 … … … … Tổng cộng 1.062 103.035.975 1.062 13.738.130 1.375 10.000.000 Sổ sách báo cáo công ty sử dụng: Sổ Cái chi tiết tài khỏan, Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan.
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, kế tóan tiến hành tính lương cho công nhân viên sau đó tập hợp, tính tóan chính xác vào giá thành sản phẩm, phân bổ tiền lương cho từng loại sản phẩm. Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm nào phải được tập hợp, kết chuyển vào giá thành của sản phẩm đó. Trường hợp không hạch tóan trực tiếp được cho từng loại sản phẩm do chi phí tiền lương liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì kế tóan sử dụng phương pháp phân bổ như: phân bổ chi phí nhân công theo tỷ lệ định mức tiền lương, theo tỷ lệ số lượng nguyên phụ liệu xuất dùng, tỷ lệ số lượng sản phẩm sản xuất ra, …
Công ty hạch tóan CPNC theo PP trực tiếp. PP này rõ ràng, chính xác. TK Xí nghiệp sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, công ty sử dụng tài khỏan 334, 338 và tài khỏan 622.
Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế tóan theo dõi trên Sổ Cái chi tiết tài khỏan 334, Sổ Cái chi tiết tài khỏan 338 và Sổ Cái chi tiết tài khỏan 622 và Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan 334, Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan 338, Báo cáo số
liệu tổng hợp tài khỏan 622. Các mẫu sổ này tương tự như mẫu sổ của tài khỏan 152 và tài khỏan 621.
Mẫu Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan:
BÁO CÁO SỐ LIỆU TỔNG HỢP TÀI KHOẢN Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 334 – Phải trả công nhân viên Dư nợ đầu: 0
Dư có đầu: 2.378.983.307 Dư nợ cuối: 0
Dư có cuối: 3.805.929.614
Tkđư Tên TKĐƯ Nợ Có
1111 Tiền mặt 2.440.706 731
6271 Chi phí nhân công 1.498.005.830
… … … …
Cộng bảng 2.440.706.731 3.867.653.038
Lập ngày tháng năm
Mẫu sổ Sổ Cái chi tiết tài khỏan:
SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHỎAN Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005 Tài khỏan: 622- Chi phí nhân công trực tiếp Dư nợ đầu kỳ:0
Dư có đầu kỳ: 0 Dư nợ cuối: 0 Dư có cuối: 0
CHỨNG TỪ Diễn giải Tkđư PHÁT SINH
Ngày Chứng từ Nợ Có
31/10/2005 10/05-0104 Trích BHXH T10/05 M2 3383 24.152.625 31/10/2005 10/05-0134 Tiền lương SP T10/05 M3 334 21.514.046
… … … … …
Cộng bảng 2 356 418 190
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Nguồn tin: Phòng Kế toán - Tài vụ Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế:
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 10/2005 là: Nợ TK622 – 1 498 005 830
Có TK334 – 1 498 005 830
Các khỏan trích theo lương, BHXH, BHYT. KPCĐ, phụ cấp, …: Nợ TK622 – 284 621 106 Có TK3382 – 29 960 116 Có TK3383 – 224 700 874 Có TK3384 – 29 960 116 Sơ đồ TK chữ T: TK334 TK622
1 498 005 830 1 498 005 830 TK3382 29 960 116 29 960 116 TK3383 224 700 874 224 700 874 TK3384 29 960 116 29 960 116
Trong đó, chi phí nhân công trực tiếp cho mã hàng F.Jacket_AProm11 26340 là: Nợ TK622 – 53 283 460 Có TK334 – 44 776 000 Có TK3382 – 895 520 Có TK3383 – 6 716 400 Có TK3384 – 895 520 Sơ đồ tài khoản chữ T:
334 622 44 776 000 44 776 000 3382 895 520 895 520 3383 6 716 400 6 716 400 3384 895 520 895 520 Nhận xét:
Phương pháp tính chi phí nhân công áp dụng tại công ty là hợp lý và được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiền lương công nhân được tính theo sản phẩm, điều này phù hợp với quy trình sản xuất tại công ty và đảm bảo công bằng. Đồng thời, việc tính lương theo sản phẩm có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động rất lớn.
Sổ sách được thực hiện đầy đủ, phù hợp, đảm bảo sự chính xác, công bằng. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công tại xí nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định của Bộ tài chính.
Công ty có chế độ đối với công nhân khá tốt, như: nhà ở, nhà ăn (công ty tổ chức suất ăn trưa, chiều, tối cho những công nhân viên làm việc theo ca,…), xe đưa rước cho cán bộ công nhân viên, và các chế độ ưu đãi khác: tiền thưởng, Lễ, Tết, … hàng năm có tổ chức đi tham quan, du lịch trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và tổ chức cho công nhân có tay nghề đi đào tạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tiền lương của công nhân cho từng sản phẩm tại từng công đoạn còn hơi thấp.