Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Protrade Corporation (Trang 49)

3.5.1. Tổ chức công tác kế toán

Bộ máy kế toán tại Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ các nhiệm vụ kế toán được tập trung xử lý tại phòng kế toán của Xí nghiệp: từ các công việc kiểm tra, xử lý các chứng từ kế toán, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp đến việc lập báo cáo tài chính đều do nhân viên phòng kế toán thực hiện. Kế toán ở các phân xưởng chỉ thực hiện công tác thống kê và báo cáo số liệu chi tiết theo biểu mẫu do phòng kế toán lập và hướng dẫn.

Hình 3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán PHÓ PHÒNG (Kế tóan tổng hợp) TRƯỞNG PHÒNG (Kế tóan trưởng) KẾ TOÁN TIỀN MẶT KẾ TOÁN CPSX VÀ GIÁ THÀNH TỔNG HỢP KẾ TOÁN THÀNH PHẨM HỢP ĐỒNG THỦ QUỸ VÀ THEO DÕI TẠM ỨNG KẾ TOÁN VẬT TƯ CCDD & TSCĐ NHÓM KẾ TOÁN SẢN XUẤT M1 M2 M3 M4&KP HỢP ĐỒNG VÀ TIÊU THỤ NỢ PHẢI THU NƯỚC NGÒAI ĐẦU TƯ -COOL WAY -KP -G.PRO NỢ PHẢI THU NỢ PHẢI TRẢ + THUẾ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐƠN HÀNG FOB

BỘ PHẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CPSX VÀ GIÁ THÀNH TỔNG HỢP

C.NỢ- TR.NƯỚC

3.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán

Nhiệm vụ của kế toán tại Xí nghiệp là ghi chép, thu thập, phân loại chứng từ. Sau đó hạch toán kế toán được thực hiện tại phòng tài vụ của Xí nghiệp. Kế toán nhập dữ liệu vào máy tính (cập nhật thường xuyên) sau đó xử lý số liệu và theo dõi các tài khoản. Cơ cấu và nhiệm vụ cụ thể như sau:

Kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm:

- Xây dựng và tổ chức, quản lý toàn bộ công tác kế toán. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên kế toán. - Kiểm tra,, ký duyệt các chứng từ, báo cáo tài chính, … - Chịu trách nhiệm trước Ban Gíam Đốc về công tác kế toán.

- Cung cấp thông tin kịp thời và tham mưu ý kiến cho Ban Gíam Đốc.

Phó phòng kế toán. Có trách nhiệm:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ kế toán.

- Kiểm tra các số liệu báo cáo kế toán; lập báo cáo tài chính, thống kê; … - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đưa ra những biện pháp cải tiến công tác kế toán khi cần thiết.

- Phó phòng kế toán được ủy quyền giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chịu

trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành; xây dựng các phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất.

- Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu chi phí sản xuất; xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.

- Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng đơn đặt hàng. Tính toán hiệu quả sản xuất để tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng sau.

- Phân tích tình hình giá thành kế hoạch so với giá thành thực tế và khả năng dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.

Kế tóan thành phẩm hợp đồng. chịu trách nhiệm về tình hình thực hiện

các hợp đồng với khách hàng: lên kế họach thực hiện hợp đồng, đảm bảo hòan thành hợp đồng đúng thời hạn và đúng yêu cầu của khách hàng.

Kế toán tiền mặt. Có nhiệm vụ: kiểm tra chứng từ gốc và lập phiếu thu, phiếu chi theo lệnh của kế toán trưởng và Ban Gíam Đốc. Tính thu chi theo ngày, tháng và nội dung kinh tế.

Thủ quỹ và theo dõi tạm ứng. Có trách nhiệm:

- Quản lý tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ của Xí nghiệp. - Lập báo cáo về tình hình tồn quỹ hàng ngày cho lãnh đạo. - Lưu trữ hóa đơn bán hàng và hợp đồng kinh tế.

- Theo dõi tạm ứng của cán bộ công nhân viên.

- Thủ quỹ được quyền yêu cầu xuất trình các chứng từ và có quyền từ chối thu, chi đối với những trường hợp không hợp lệ.

Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ và TSCĐ. Có nhiệm vụ:

- Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: lập phiếu vật tư theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất ở các xưởng, vật dụng văn phòng.

- Theo dõi tình hình của TSCĐ: khấu hao, điều kiện sử dụng, bảo quản, …

Nhóm kế toán sản xuất. Có nhiệm vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thực hiện công tác kế tóan tại các xưởng: tình hình sản xuất, chấm công, xuất nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, … cuối ngày báo cáo các nghiệp vụ phát sinh và đưa các chứng từ liên quan về phòng kế tóan tài vụ để xử lý.

Kế toán công nợ trong nước và thuế. Tại Xí nghiệp thì kế toán công nợ

- Kế toán công nợ và nguyên liệu theo dõi công nợ khách hàng, lên kế hoạch đòi nợ khách hàng và trực tiếp thu tiền khách hàng.

- Theo dõi các khoản phải trả; theo dõi tiền gửi ngân hàng; theo dõi và thanh lý các hợp đồng khi đến hạn.

- Lập bảng kê khai thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT được hoàn trả; quyết toán thuế GTGT theo tháng, quý, năm với cơ quan thuế; chịu trách nhiệm về các tờ khai thuế GTGT của Xí nghiệp.

Kế tóan theo dõi. Chủ yếu có nhiệm vụ:

- Theo dõi và phân tích kết quả đầu tư, sản xuất.

- Phân tích tài chính, phân tích các các khỏan lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu, từ công việc kinh doanh … từ đó đề ra các biện pháp để đẩy mạnh khả năng sản xuất, tăng đầu tư và thu về lợi nhuận cao hơn.

Kế tóan nợ phải thu nước ngòai. Có nhiệm vụ theo dõi và giải quyết

công nợ nước ngòai phát sinh từ công việc xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, hàng hóa, … theo dõi các khỏan thuế xuất nhập khẩu, …

Kế tóan hợp đồng và tiêu thụ. Lên kế họach sản xuất, kế họach cung ứng

nguyên phụ liệu cho những hợp đồng của khách hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và đúng quy cách theo yêu cầu của khách hàng.

3.5.3. Chế độ và hình thức kế toán

Xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ để hạch toán kế toán. Quy trình kế toán tại Xí nghiệp được thực hiện theo đúng chế độ của Bộ Tài Chính quy định.

Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán tài vụ, được xử lý bằng phần mềm Effect. Tất cả các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày tại các xưởng sản xuất và kho nguyên phụ liệu sẽ được đưa về bộ phận kế toán liên quan. Tại đây, các nhân viên kế toán tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ rồi hệ thống hóa và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý kinh tế của toàn công ty. Thông qua việc thu nhận,

quản lý thông tin, cán bộ kế toán kiểm tra toàn bộ họat động kinh tế tài chính của công ty.

Niên độ kế toán tại công ty được bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Phương pháp hạch toán là phương pháp kê khai thường xuyên. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền đồng Việt Nam.

Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Phương pháp kế toán TSCĐ:

- Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao theo thời gian hữu ích của tài sản.

- Nguyên tắc đánh giá: kiểm kê thực tế theo nguyên tắc ban đầu chưa từng khấu hao.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Gía trị hàng hóa nhập kho là giá mua cộng với chi phí thu mua.

- Gía nguyên phụ liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hòan.

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính theo sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung được chia đều cho cả 3 xưởng. Sau đó, tại từng xưởng sẽ phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

Gía thành sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp. Các khỏan dự phòng, các quỹ được trích lập từ khoản lợi nhuận theo quy định của Bộ Tài Chính.

Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Chứng Từ Ghi Sổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các lọai sổ sách và chứng từ đều được phần mềm kế toán Effect cung cấp.

Hệ thống tài khỏan theo quy định của Bộ Tài Chính và được lập đến tài khỏan cấp 3 để phục vụ cho việc định khỏan tại công ty.

Báo cáo tài chính được lập theo quy định của Bộ Tài Chính.

Hình 4. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán

: Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra.

Nhưng do công ty thực hiên kế tóan trên máy nên trình tự ghi sổ kế tóan như sau:

Chứng Từ Gốc

Báo Cáo Tài Chính Bảng Cân Đối Số Phát Sinh Sổ Cái Bảng Tổng Hợp Chứng Từ Sổ Quỹ Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Sổ Kế Toán Chi Tiết Chứng Từ Ghi Sổ

Hình 5. Quy Trình Kế Toán Trên Máy

Trình tự luân chuyển và phương pháp ghi chép sổ kế toán:

- Hàng ngày, các nghiệp nghiệp vụ kinh tế phát sinh được chuyển đến phòng kế toán để xử lý. Tại đây, các chứng từ gốc như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, … nếu hợp lý, hợp lệ sẽ được kế toán phản ánh vào các sổ liên quan thông qua phần mềm Effect.

- Cuối tháng, kế toán viên cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, tính số phát sinh, số dư, kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, đối chiếu công nợ, làm bản sao dữ liệu cuối tháng. Căn cứ kết quả để lập bảng tổng hợp chi tiết, lấy kết quả đối chiếu số liệu với bảng cân đối thử, lập bảng cân đối kế toán.

- Khóa sổ kế toán cuối kỳ và kết chuyển sang kỳ sau. Mở sổ kế toán cho kỳ kế toán mới.

Các báo cáo tài chính được kế toán tổng hợp lập vào cuối năm, kế toán trưởng kiểm tra, xem xét, ký duyệt. Sau đó, trình cho Gíam đốc.

3.6. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh năm 2005

Năm 2005, Xí nghiệp đã tiến hành cải tiến các mô hình, dây chuyền sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm thiết bị. Tiếp tục chuyển đổi quy trình sản

SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

xuất mặt hàng sơ-mi cao cấp với tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có tiềm năng lớn như: Marks & Specer, Oxford, Hagga, … Ứng dụng quản lý thao tác theo tiêu chuẩn GSD, cân bằng dây chuyền, cải thiện năng suất, giảm thời gian chết, tăng cường hiệu quả Effiency trong sản xuất, …

Những tiến bộ trên đã góp phần đáng kể cho kết quả họat động sản xuất kinh daonh trong năm 2005 của Xí nghiệp. Tổng sản lượng sản xuất của Xí nghiệp trong năm 2005 là: 3.095.751.sản phẩm, đạt 80% chỉ tiêu sản lượng. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: 207.181.000.000 đồng, đạt 110% kế hoạch.

3.7. Mục tiêu và phương hướng tương lai

Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cải tiến một số bước trong dây chuyền sản xuất.

Tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề, đáp ứng cho công việc sản xuất, áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề.

Thực hiện một số biện pháp quản lý mới như: nhân sự và tính lương cho công nhân bằng hệ thống máy tính và phần mềm tiên tiến do chuyên gia Hồng Kông cài đặt.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty

4.1.1. Những vấn đề chung

Chi phí sản xuất ở công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng May Mặc 3/2 là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống (tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ) và hao phí về lao động vật hóa (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ) cần thiết mà công ty đã bỏ ra để tiến hành họat động sản xuất, gia công sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.

Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành sau khi kết thúc quá trình sản xuất, gia công mà quy trình sản xuất đã quy định.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất: một bên là các yếu tố đầu vào và một bên là kết quả sản xuất ở đầu ra nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau vì đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm nhưng khác nhau về lượng hao phí vật chất và lao động sống do đặc điểm khác nhau về phạm vi, hình thái biểu hiện, cụ thể:

- Chi phí sản xuất có liên quan đến toán bộ chi phí sản xuất trong kỳ cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang.

Gía thành sản phẩm của Công ty Xuất Nhập Khẩu 3/2 là giá thành của các mặt hàng may mặc xuất khẩu như: áo sơ-mi, quần Jean, quần áo Jacket, … và hàng gia công cho bên ngoài.

- Khi tính giá thành sản xuất trong kỳ, kế toán lấy số chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ làm tiêu chuẩn. Còn khi tính giá thành sản phẩm, kế toán lấy số chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ cộng với các khỏan chi phí đã chi ra trong kỳ trước như: chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí trả trước.

- Khi tính chi phí sản xuất không cần quan tâm đến số lượng hoặc chủng loại sản phẩm đã hoàn thành còn tính giá thành sản phẩm thì phải căn cứ vào số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của tòan bộ công tác kế toán ở công ty.

4.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giá thành sản phẩm

Mục đích của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải xác định một cách chính xác và đầy đủ lượng chi phí sử dụng trong quá trình chế biến sản phẩm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình chấp hành dự toán chi phí sản xuất và thực hiện giá thành sản phẩm.

Mặt khác, giá thành đơn vị sản phẩm là căn cứ để xác định giá bán vì thế số liệu do bộ phận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải là số liệu đáng tin cậy. Do đó nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Protrade Corporation (Trang 49)