Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền hinh tế quốc dân và doanh nghiệp và nó còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích ta thấy được trong năm 2010 Công ty cổ phần vận tải biển Saigon kinh doanh không đạt được hiệu quả do tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Trong năm, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung câp dịch vụ đạt 9.3 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2009. Tuy lợi nhuận giảm nhưng ta thấy Công ty vẫn có lời ở khoản mục này chứng tỏ tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vẫn đang phát triển. Nhưng do chi phí tài chính quá cao, làm cho khoản lợi nhuận từ BH và CCDV không bù đắp nổi khoản bội chi này,dẫn đến các khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận trước thuế đều bị lỗ. Chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ đóng góp cho nhà nước năm 2010 đều bị giảm sút, với khoản lỗ sau thuế là khoảng 10.87 tỷ đồng cùng tốc độ giảm là 279% so với năm 2009.
Có thể nói, năm 2010 là một năm đầy khó khăn cho công ty khi đứng trước một khoản nợ khổng lồ được vay để đóng 2 tàu biền mà chưa có khả năng chi trả và phải chịu mức lãi suất khá cao, hơn thế nữa vì vay bằng ngoại tệ nên hàng năm Công ty còn bị lỗ một khoản tiền lớn từ việc chênh lệch tỷ giá (tốc độ tăng tỷ giá ngoại tệ khá nhanh). Trong thời gian tới Ban
lãnh đạo Công ty cần có hướng để giải quyết vấn đề này, để giúp Công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ ảnh hưởng đến uy tín củ Công ty.
3.5.2.Đánh giá khả năng sinh lời:
Một doanh nghiệp có tồn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm được lợi nhuận của công ty. Đánh giá khả năng sinh lời của một công ty có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn trong việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư, khả năng sinh lời của công ty cũng phụ thuộc vào tình hình thanh toán ngắn hạn của công ty đó, vì vậy nó có tầm quan trọng với cả nhà đầu tư và chủ nợ.
3.5.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế) so với tổng doanh thu.
Vậy qua bảng phân tích ta thấy ROS năm 2009 thì cứ 100 đồng doanh thu có khả năng taọ ra 6 đồng lợi nhuận, đến năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì bị lỗ 8 đồng về lợi nhuận , vì tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của lợi nhuận nên đã làm giảm tỷ suất này. Điều này cho thấy năm 2010 doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả.
3.5.2.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Là thước đo khái quát nhất khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp, đo lường số lợi nhuận kiếm được tên mỗi đổng tài sản được đầu tư.
Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2010 trên 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp bị lỗ 2.3 đồng, tỷ suất này giảm 283% so với năm 2009
3.5.2.3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất này cho biết nếu một đống vốn chủ sở hữu đầu tư thì kiếm được bao nhiêu lợi nhuận.
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu trong năm 2010 có tốc độ giảm 163% so với năm 2009. Cụ thể là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì Công ty chịu lỗ 7 đồng.
3.5.2.4.Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS):
Đối với công ty cổ phần , một trong những thước đo khả năng sinh lợi được sử dụng một cách rông rãi nhất là lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu thường.
Hiện nay Việt Nam không phát hành cổ phiếu ưu đãi nên cổ tức cổ phiếu ưu đãi bằng 0.
Lợi nhuận thuần sau thuế được phân bổ cho lợi ích của cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. lợi ích của cổ đông thiểu số thể hiện phần lợi nhuận hoặc lỗ và tài sản thuần không nắm giữ bởi cổ đông của công ty. Vì vậy khi tính EPS lợi nhuận ròng được tính là: lợi nhuận thuần sau thuế - lợi ích của mỗi cổ đông thiểu số và chính là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ.
Các nhà đầu tư quan tâm đến tỷ số này do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ tức và gia tăng trong tương lai giá trị cổ phiếu.
Qua bảng phân tích ta thấy,tốc độ giảm của EPS là 279 % cụ thể năm 2009 lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 422 đồng/cổ phiếu thì năm 2010 tỷ số này bị giảm xuống lỗ 754 đồng/cổ phiếu. Đây là một dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty, Công ty cần nỗ lực hơn trong công tác quản lý kinh doanh để lấy lại uy tín cũng như lòng tin của nhà đầu tư.