Mặt hàng Gạo

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 57 - 64)

Gạo là một trong những mặt hàng tiềm năng nhất của đội tàu, có sản lượng chuyên chở hàng năm khá cao và ổn định vì nước ta là nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan và là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai trong nước , sau hạt điều. Hơn nữa, mặt hàng này là chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng xuất khẩu đổ về thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, điều đó đã làm cho sản lượng gạo năm 2010 đạt mức 28,890 tấn tăng 120 % tức khoảng 15, 796 tấn so với năm 2009 chiếm 22% tỉ trọng trong tổng khối lượng hàng mà đội tàu chuyên chở góp phần làm tăng sản lượng của cả đội tàu lên cao hơn năm trước. Trong năm 2010, Công ty đã tìm kiếm thu hút được một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo ở miền Tây Nam Bộ ký kết hợp đồng vận chuyển lúa gạo đi Trung Quốc, Ấn Độ, I-rắc, Philippines…nhất là thị trường Trung Quốc chiếm 30.15% sản lượng vận chuyển gạo của cả đội tàu vì nước này phải nhập một lượng lúa gạo lớn để bù đắp sản lượng lương thực bị giảm sút do thiên tai hạn hán ở vùng Tây Nam gây ra, sau đó là thị trường Ấn Độ và I-rắc chiếm lần lượt 27.58% và 24.94%, đây là các thị trường thế mạnh của Công ty vì đội tàu của Công ty thường xuyên khai thác các tuyến Tây Á nên nắm bắt khá rõ tình hình thời tiết trên tuyến và có quan hệ tốt cũng như thông thạo tập quán của các cảng ở những nước này làm cho việc vân chuyển xếp dỡ hàng rất thuận lợi nên thường đi đúng theo lịch trình dự kiến, nên được các chủ hàng rất tin cậy. Do năm 2010 có sự dịch chuyển đổi ngôi giữa thị trường nhập khẩu gạo là Trung Quốc và Ấn Độ (năm 2009 Ấn Độ dẫn đầu về sản lượng nhập khẩu gạo của đội tàu với 34.57%) nên đã làm cho cự ly vận chuyển bình quân của năm 2010 dịch chuyển đạt con số là 3,980.1 HL giảm xuống 3% tương ứng với giá trị 135.7 HL. Đây là nhân tố làm ảnh

hưởng giảm 7% đến khối lượng luân chuyển gạo của năm, chỉ tiêu này đạt 115,343,298.00 THL chiếm tỷ trọng 32% trong tổng giá trị khối lượng luân chuyển của cả đội tàu trong năm, tăng 113% tương ứng với 61,080,590.80 THL. Sự gia tăng này đã ảnh hưởng đến tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển của năm là 43%. Điều này chứng tỏ mặt hàng gạo có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vận chuyển của đội tàu, đây là mặt hàng một trong những mặt hàng chủ lực mà Công ty cần có chính sách duy trì và phát triển.

3.2.4.2. Mặt hàng phân bón:

Phân bón cũng là một trong những mặt hàng chủ lực vận chuyển của Công ty, đây là mặt hàng tiềm năng và truyền thống vì đa số khách hàng là các nước Châu Á là các nước đang phát triển nên vẫn còn chú trọng nền nông nghiệp như các tuyến đi từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Quatar sang Phillipines, Ai Cập sang Thái Lan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên năm 2010 sản lượng mặt hàng này đột nhiên giảm sút chỉ chiếm 6% tổng khối lượng vận chuyển trong khi đó ở năm 2009 nó chiếm đến 19% tỉ trọng và là mặt hàng được vận chuyển nhiều thứ ba sau hạt điều và gạo. Năm 2010, đội tàu của Công ty vận chuyển được 8,614 Tấn giảm đến 20% tương ứng với lượng là 2,178 Tấn so với năm 2009. Việc sụt giảm khối lượng hàng vận chuyển đã làm ảnh hưởng đến khối lượng hàng phân bón luân chuyển trong năm, cụ thể là làm giảm 4,711,928.76 THL về mặt tuyệt đối và 20% về tương đối. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm việc sản xuất phân bón trong nước phát triển, sản phẩm cũng được người dân tin dùng hơn, mặt khác tỉ giá ngoại tệ năm 2010 không ngừng tăng lên khiến việc nhập khẩu với giá thành cao, không cạnh tranh được với sản phẩm quốc nội nên các doanh nghiệp cũng hạn chế nhập mặt hàng này. Thêm vào đó hai cuối tháng cuối năm 2010 Nhà Nước đã chỉ thị cấm xuất khẩu phân bón để dự trữ tiêu

dùng trong nước cho vụ mùa Đông Xuân. Trái lại, cự ly vận chuyển bình quân năm 2010 lại tăng lên 36% đạt mức 2,937.3 HL làm cho khối lượng hàng hóa luân chuyển bị ảnh hưởng tăng lên 29% cụ thể là 6,666,202,32 THL, điều này biểu hiện cho sự dịch chuyển mở rộng tuyến đường vận chuyển của mặt hàng này. Trước đây,công ty chỉ vận chuyển mặt hàng này sang các nước lân cận như Thái Lan, Philipines… thì năm 2010 Hàn Quốc lại là nước xuất phân bón cho Việt Nam nhiều nhất, sản lượng phân bón chuyên chở từ quốc gia này tăng gấp 8 lần so với năm 2009, còn Ấn Độ là nơi nhập khẩu nhiều phân bón nhất của Việt Nam. Tốc độ gia tăng về khoảng cách vận chuyển bình quân lớn hơn tốc độ giảm về khối lượng vận chuyển nên đã làm cho sản lượng hàng phân bón luân chuyển tăng lên, đạt mức 25,301,902.2 THl tăng 8% so với năm 2009, kéo theo làm tăng tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu tăng lên 1% cụ thể là tăng 1,954,273.56 THl.

3.2.4.3. Mặt hàng hạt điều:

Đây là mặt hàng mà Công ty nhận vận chuyển nhiều nhất nhờ có mối quan hệ tốt với một số chủ hàng ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, họ là những doanh nghiệp có mật độ xuất hàng đi thường xuyên, chủ yếu là qua thị trường Trung Quốc, Singapore, Thái Lan….Năm 2010 thị trường xuất khẩu điều khá nhộn nhịp nên khối lượng vận chuyển mặt hàng này trong năm cũng khá cao, đạt mức 46,875 tấn tăng 196% so với năm 2009, điều này góp phần ảnh hưởng tới việc gia tăng của khối lượng luân chuyển mặt hàng này trong năm, khiến cho chỉ tiêu này tăng lên 196% về mặt tuyệt đối là 51,033,300.36 THL. Đây cũng là mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn nhất trong năm, chiếm 35% tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu. Thêm vào đó, cự ly vận chuyển bình quân năm tăng

7% so với năm 2009, với con số là 1758.6 Hl làm đẩy khối lượng luân chuyển tăng lên 5,361,562.5 THL (tăng 21%) so với năm trước. Do cả hai chỉ tiêu trực tiếp ảnh hưởng đến khối lượng luân chuyển hạt điều trong năm đều gia tăng nên khối lượng này đạt mức 82,434,375 THl trong năm 2010 tăng 217% so với năm 2009 làm cho tổng khối lượng luân chuyển của cả đội tạo tăng lên 39% ứng với con số là 56,394,862.86 Thl. Qua việc phân tích ta thấy, sự biến động về khối lượng mặt hàng này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng của đội tàu, nên công ty cần có chiến lược duy trì và phát triển các hợp đồng vận chuyển mặt hàng này. Đồng thời vì đây là mặt hàng có yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt nên cần chú trọng công tác bảo quản xếp dỡ tránh trường hợp mất mát hư hỏng trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.

3.2.4.4. Mặt hàng bã đậu nành:

Đây là mặt hàng mà sản lượng nhập tương đối cao, vì sản xuất trong nước không có thế mạnh, hơn nữa chi phí sản xuất mặt hàng này cao hơn so với nhập từ nước ngoài về nên cũng là một trong những mặt hàng có nhu cầu vận chuyển cao. Cụ thể là trong năm 2010 đội tàu nhận hợp đồng vận chuyển 19,330 tấn bã đậu nành, tăng 167% và chiếm 15% trong tổng khối lượng hàng chuyên chở. Lý do là năm 2010 giá cả mặt hàng này trên thị trường thế giới đã giảm xuống so với năm 2009, giá bình quân năm 2010 là 800 VNĐ/ kg so với năm 2009 là 1000 VNĐ/kg; hơn nữa năm 2010 nước ta đã dần thoát khỏi đại dịch cúm gia cầm cũng như dịch lỡ mồm lông móng ở heo nên việc chăn nuôi cũng dần phục hồi nhu cầu thức ăn gia súc là rất lớn,khiến cho nhu cầu nhập khẩu bã đậu nành tăng cao. Trong năm 2010 này, Ấn Độ là quốc gia mà các khách hàng của Công ty nhập hàng nhiều nhất nên cự ly vận chuyển hàng bình quân cũng gia tăng, chỉ tiêu này đạt

3,254 Hl tăng 18% so với năm 2009 với mức độ ảnh hưởng lên khối lượng luân chuyển mặt hàng này là 47%, tức làm tăng 9,501,081.6 THl. Do đó, tổng khối lượng luân chuyển của mặt hàng này trong năm đạt 62,899,820 THl, tăng 214% so với năm 2009 và ảnh hưởng đến tốc độ tăng của khối lượng luân chuyển tất cả các mặt hàng là 30% tương ứng với 42,882,889.92 THl.

3.2.4.5. Mặt hàng sắt thép:

Sắt thép là một trong những mặt hàng được vận chuyển rất thấp, không phải là mặt hàng chủ lực của Công ty như gạo, hạt điều và bã đậu nành. Nhưng trong năm 2010 do nhu cầu mặt hàng này trên thị trương tăng cao, nên khách hàng của Công ty cũng vận chuyển nhiều hơn. Nếu như năm 2009 mặt hàng này chỉ chiếm 8% về tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển thì năm 2009 mức độ ảnh hưởng của nó tăng lên 12%. Do việc kinh doanh xây dựng ngày càng nhiều nên thị trường vật liệu xây dựng ngày càng được chú trọng hơn, các doanh nghiệp gia tăng việc sản xuất sắt thép với chất lượng ngày càng được nâng cao đã thu hút nhiều nhà nhập khẩu không những ở các nước Đông Nam Á mà còn cả các vùng ở Tây Á vì nhìn chung thì giá sắt thép ở Việt Nam tương đối thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên Việt Nam cũng là một trong những nước nhập khẩu thép lớn, chủ yếu là từ Trung Quốc sang. Tính về mặt sản lượng, tổng khối lượng vận chuyển thép năm 2010 đạt 15,570 tấn tăng 252%, cự ly vận chuyển bình quân đạt con số 2069,2 Hl, giảm 16% so với năm 2009.Xét về mức độ ảnh hưởng đến tổng khối lượng luân chuyển thép trong năm, thì khối lượng vận chuyển làm tăng khối lượng luân chuyển lên 27,612,393.83 Thl, tăng 252%, còn cự ly vận chuyển bình quân ảnh hưởng làm giảm 6,344,307.9 THL ( giảm 58%). Cho nên chỉ tiêu này đạt 32,217,444 Thl, tăng 194% so với

năm 2009, góp phần làm tổng khối lượng luân chuyển của cả đội tàu trong năm tăng thêm 21,268,085.93 THL, mức độ ảnh hưởng là 15%.

3.2.4.6. Quặng:

Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy khối lượng vận chuyển quặng trong năm 2010 tăng vọt, đạt mưc 10,790 tấn, tăng 258% so với năm 2009, là mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất trong các loại mặt hàng mà công ty chuyên chở. Do việc khai thác và xuất khẩu quặng được nhà nhước kiểm soát nên trong những năm qua sản lượng mặt hàng này xuất đi không cao. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ quặng trong nước thấp nên đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, các thị trường nhập khẩu chủ yếu cũng là Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là Ấn Độ, tăng 86.6% sản lượng nhập so với năm 2009. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho cự ly vận chuyển tăng lên, đạt con số 2,796.5 Hl, tăng 45% so với năm trước với mức độ ảnh hưởng lên khối lượng luân chuyển quặng trong năm là 161% tăng tương ứng là 9,363,346.2 THl. Cho nên chỉ tiêu này đã đạt 30,174,235 THl, tăng 419% so với năm 2009.

3.2.4.7. Mặt hàng khác:

Ngoài những mặt hàng chủ lực trên Công ty thỉnh thoảng còn nhận thêm một số đơn đặt hàng với khối lượng vận chuyển nhỏ lẻ như đường, muối, gỗ….Tổng khối lượng vận chuyển của các mặt hàng này trong năm đạt 2,941 tấn tăng 70% so với năm 2009 và chỉ chiếm 2% trong tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu. Những mặt hàng này thường là của những khách hàng vãng lai, ít gắn bó với Công ty nên cũng khó nắm bắt được sự biến động về khối lượng cũng như cự ly vận chuyển. Trong năm 2010, cự ly vận chuyển bình quân là 2,744.19 Hl, tăng 74% so với năm trước với mức độ ảnh hưởng lên khối lượng luân chuyển của những mặt hàng này là 126 % tương ứng với 3,442,440.5 Thl về tuyệt đối. Do đó, khối lượng luân chuyển

các mặt hàng này trong năm 2010 là 8,070,725.8 THl, tăng 196% so với năm 2009, với mức độ ảnh hưởng lên tổng khối lượng luân chuyển của tất cả các mặt hàng là tăng 4% với lượng tăng tương ứng là 5,340,372.73 Thl. Tóm lại tuy đây là những khách hàng vãng lai nhưng cũng chính là khách hàng tiềm năng mà công ty cần hướng đên, cho nên Công ty cần có chiến lược để giữ chân các khách hàng này cũng như phát triển những mặt hàng này.

3.2.4.8.Container lạnh:

Loại cont này chủ yếu được sử dụng để vận chuyển mặt hàng thủy sản tươi sống từ các tỉnh miền Tây lên thành phố để xuất khẩu đi các nước khác. Năm 2010, đội tàu sông của Công ty chạy chuyên tuyến Sài Gòn- Sadec để phục vụ cho khách hàng chủ lực đó là Công ty chế biến thủy sản Vĩnh Hoàn và một sô doanh nghiệp nhỏ ở tại tỉnh, nhưng do trong năm này nguồn hàng thủy sản khan hiếm do mất mùa, thời tiết không thuận lợi nên năng suất thủy sản cho không cao, mặt khác Công ty Vĩnh Hoàn gặp một số trục trặc về quan hệ là ăn với đối tác ở Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty, nên kéo theo việc sản lượng vận chuyển hàng cont lạnh củ Công ty vận tải biển Sài Gòn cũng giảm theo, cụ thể năm 2010 khối lượng cont lạnh mà đội tàu vận chuyển là 182 cont giảm 62% so với năm 2009 với mưc độ ảnh hưởng lên khối lượng luân chuyển container lạnh là làm giảm 62 %. Về cự ly vận chuyển bình quân của mặt hàng này là 213 Km, giảm 9% so với năm 2009 làm giảm 3% tốc độ tăng của khối lượng luân chuyển. Vì cả hai yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng luân chuyển của mặt hàng này đều giảm nên trong năm 2010 chỉ tiêu này cũng giảm 65% đạt con số 38,766 Teu.Km, đồng thời cũng là nguyên nhân làm giảm 54% khối lượng luân chuyển của cả đội tàu sông.

Tuy không giảm mạnh như hàng cont lạnh nhưng khối lượng vận chuyển hàng container khô năm 2010 cũng không mấy khả quan, sản lượng vận chuyển đạt 611 cont giảm 13% so với năm trước và chiếm 77% tỉ trọng về khối lượng vận chuyển của đội tàu sông. Nguyên nhân làm giảm chỉ tiêu này là do từ tháng 8-10/2010 khách hàng không nhập thức ăn gia súc bằng container nữa mà họ chuyển sang chuyên chở bằng ô tô từ các nhà máy ở Mỹ Tho về. Còn cự ly vận chuyển trên tuyến cũng là 213 Km, tăng nhẹ so với năm 2009 là 14%. Kết quả việc tăng giảm hai chỉ tiêu trên đã làm cho tổng khối lượng luân chuyển container hàng khô giảm 2% đạt mức 130,143 Teu.Km và làm giảm tốc độ tăng của tổng khối lượng luân chuyển của cả đội tàu sông là 1% tương ứng với 2,239.06 Teu.Km.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w