Mục đích ,ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu sản lượng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 49)

3.2.1.1. Mục đích:

Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải nhằm các mục đích sau:

• Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo kế hoạch và cũng đồng thời giúp cho công tác lập kế hoạch cho những năm sau dựa trên những nhân tố khách quan và chủ quan đặc biệt là trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt của cảng trong khu vực.

• Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các mặt, từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm,những nguyên nhân chủ yếu tác động đến tình hình thực hiện này để phát triển những tiềm năng chưa được khai thác của doanh nghiệp

• Đề xuất những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để cũng cố thế mạnh của doanh nghiệp, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi cơ cấu sản xuất….Từ đó xác định con đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai về cả quy mô lẫn cơ cấu sản xuất.

3.2.1.2.Ý nghĩa:

Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng rất cần thiết và quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả phân tích chỉ tiêu sản lượng làm cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác một cách rõ ràng chính xác hơn. Nếu việc phân tích đạt những yêu cầu: đầy đủ, khách quan, triệt để và thực hiện được các mục đích trên sẽ tạo điều kiện xác định được nguyên nhân gây ra tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện để người quản lý doanh nghiệp thấy được tình hình thực tế cũng như những tiềm năng tương lai của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn trong công tác dự báo kế hoạch và điều chỉnh được hiệu quả SXKD của công ty cũng như việc thực hiện các chính sách chế độ trong công tác tài chính về đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước đã mang lại cho công ty nhiều tiềm năng mới.

3.2.2. Nội dung phân tích:

Trên cơ sở sự khác biệt của môi trường di chuyển, ngành vận tải chia ra vận tải thủy, vận tải bộ và vận tải hàng không. Trong vận tải thủy bao gồm các doanh nghiệp vận chuyển, doanh nghiệp xếp dỡ, doanh nghiệp đóng mới, sữa chữa phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, các doanh

nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng đại lý, dịch vụ hàng hải, cho thuê kho bãi….Nhưng trong đó chỉ có hoạt động vận chuyển và xếp dỡ tạo ra sản phẩm vận tải, còn các hoạt động khác chỉ nhằm hỗ trợ cho hai hoạt động trên.

Thế nên khi ta phân tích chỉ tiêu sản lượng của Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn thì ta chỉ phân tích về sản lượng vận chuyển của đội tàu, theo các chỉ tiêu sau:

• Khối lượng hàng hóa vận chuyển: là khối lượng hàng hóa mà đội tàu đảm nhiệm chuyên chở. Chỉ tiêu này nói lên mức độ phục vụ của doanh nghiệp vận tải đối với các ngành khác

• Cự ly vận chuyển là khoảng cách dịch chuyển của hàng hóa trong không gian.

• Khối lượng hàng hóa luân chuyển: chỉ tiêu này được tính bằng tích số giữa khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển. Chỉ tiêu này biểu hiện toàn bộ khối lượng công việc vận chuyển của doanh nghiệp.

3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng đội tàu theo từng nghiệp vụ: nghiệp vụ:

3.2.3.1. Vận tải đường biển:

( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán)

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2010 đạt 356,441,800 THL tăng hơn 149% (tương ứng 213,280,220 THL) so với năm 2009. Sự tăng vọt này là do sự gia tăng về cả khối lượng lẫn cự ly vận chuyển, đặc biệt là khối lượng vận chuyển đã tăng vọt từ 56.230 tấn lên đến 133,100 tấn. Tuy nhiên khối lượng vận chuyển này vẫn chưa tương xứng với khả năng vận chuyển của cả đội tàu. Vì đội tàu của công ty có tổng trọng tải là 13,300 DWT chuyên phục vụ cho các tuyến Đông Nam Á và Tây Á, thì thời gian vận chuyển bình quân chỉ mất khoảng 1 tháng/ chuyến. Từ đó ta có thể thấy, nếu xét ở điều kiện thời tiết thuận lợi thì ít nhất 1 năm đội tàu cũng phải thực hiện được 24 chuyến (hai tàu), tương ứng với tổng khối lượng vận chuyển là khoảng 280,000 tấn (chỉ tính cho chiều đi, chiều về chạy rỗng). Do đó, dù sản lượng vận chuyển có tăng nhưng công ty cũng không nên quá chủ quan mà cần cố gắng tìm ra giải

PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN

STT Chỉ tiêu Ký

hiệu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010

So

sánh Chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng đến Ql Tuyệt đối Tương

đôí 1 Khối lượng hàng vận chuyển Q Tấn 56,230 133,10 0 237% 76,87 0 195,711,02 0 137% 2 Cự ly vận chuyển bình quân L HL 2,546 2,67 8 105% 13 2 17,569,20 0 12% 3 Khối lượng hàng luân chuyển Ql THL 143,161,58 0 356,441,80 0 249% 213,280,2 20

pháp khai thác triệt để khả năng vận chuyển của đội tàu để đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Nhưng trước tiên ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sản lượng vận chuyển của đội tàu trong năm 2010:

• Sỡ dĩ khối lượng vận chuyển của năm 2010 tăng lên rất nhiều so với năm 2009 là vì đến tháng 10 năm 2009 thì việc đóng tàu Saigon Princess mới hoàn thành và được đưa vào khai thác cùng với tàu Saigon Queen.

• Ở năm 2010, số ngày dừng tàu chưa đạt theo ý muốn vì phụ thuộc vào thời tiết, cầu cảng, thời gian bốc xếp ở Cảng, tàu Sài Gòn Princess mất 10 ngày dừng tàu để giải quyết tranh chấp thiếu hụt hàng hóa. Vì vậy, bộ phận khai thác của Công ty cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ về tuyến đường cũng như thời tiết mỗi khu vực mà tuyến tàu đi qua để chủ động công tác phòng tránh và tính toán thời gian vận chuyển cho phù hợp. Mặt khác, cần thiết lập một hợp đồng vận chuyển chặt chẽ với các khoản mục rõ ràng, nhất là việc hao hụt mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp làm đình trệ thời gian chạy tàu.

• Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010 tàu Saigon Queen được Công ty T.K.B Đan Mạch thuê định hạn nên trong thời gian này chỉ có tàu Saigon Princess trực tiếp khai thác. Điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng cả đội tàu.

( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán)

Đội tàu sông của Công ty gồm có 2 tàu là Long Phú 1 và Long Phú 2 với tổng trọng tải là 1960 DWT, chuyên phục vụ tuyến Sài Gòn – đồng bằng sông Cửu Long. Qua bảng tổng hợp ta thấy khối lượng vận chuyển năm 2010 đạt con số 793 TEU, giảm 33 % so với năm 2009 với giá trị tuyệt đối là 387 TEU. Nguyên nhân là do từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010 cả 2 tàu ngưng khai thác tuyến Saigon- Sadec do khách hàng không nhập hàng thức ăn gia sức bằng container và không có hàng thủy sản xuất khẩu vận chuyển bằng đường sông nên phải tìm khách hàng khai thác ở khu vực Sài Gòn. Mặt khác, do từ đầu tháng 2 năm 2010 trục đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương đã chính thức được thông xe, điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến sản lượng của đội tàu, vì trục đường này đã san sẻ bớt lượng hàng từ các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long đi thành phố Hồ Chí Minh thay vì đi bằng đường thủy như trước kia và đây cũng là nguyên nhân làm tăng cự ly vận chuyển bình quân năm, chỉ tiêu này cũng tăng nhẹ khoảng 7 Km so với năm 2009. Điều này cho thấy Công ty đang mở rộng thị trường dần xuống khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tiềm năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG VẨN CHUYỂN ĐƯỜNG SÔNG

STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 So sánh Chênh lệch Mức độ ảnh hưởng đến Ql Tuyệt đối Tương

đôí 1 Khối lượng hàng vận chuyển Q TEU 1,180 793 67% -387 -79,722 -33% 2 Cự ly vận chuyển bình quân L Km 206 213 103% 7 5,551 2% 3 Khối lượng hàng luân chuyển Ql TEU.Km 243,080 168,909 69% -74,171

rất lớn về sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là lúa gạo, trái cây và thủy sản đông lạnh.

3.2.4. Phân tích khối lượng vận chuyển của đội tàu theo mặt hàng:

Đội tàu của Công ty là loại tàu bách hóa tổng hợp chuyên chở nhiều loại hàng khác nhau nên việc phân tích sản lượng vận chuyển riêng từng mặt hàng cũng góp phần tích cực trong việc đánh giá cũng như đề xuất phương án phát triển trong thời gian tới của Công ty. Mỗi mặt hàng vận chuyển đều có yêu cầu bảo quản, cách thức xếp dỡ và cước phí vận chuyển khác nhau, cho nên nhờ việc phân tích sản lượng ta biết được mặt hàng nào là mặt hàng chủ lực của Công ty hay sản lượng của từng mặt hàng có xu hướng biến động như thế nào và nguyên nhân biến động chính là gì…để chuẩn bị công tác bố trí tàu cho thật phù hợp, tận dụng năng suất, hệ số trọng tải của tàu. Từ đó đưa ra các phương án phù hợp với khả năng của Công ty

3.2.4.1. Mặt hàng Gạo:

Gạo là một trong những mặt hàng tiềm năng nhất của đội tàu, có sản lượng chuyên chở hàng năm khá cao và ổn định vì nước ta là nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan và là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai trong nước , sau hạt điều. Hơn nữa, mặt hàng này là chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng xuất khẩu đổ về thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, điều đó đã làm cho sản lượng gạo năm 2010 đạt mức 28,890 tấn tăng 120 % tức khoảng 15, 796 tấn so với năm 2009 chiếm 22% tỉ trọng trong tổng khối lượng hàng mà đội tàu chuyên chở góp phần làm tăng sản lượng của cả đội tàu lên cao hơn năm trước. Trong năm 2010, Công ty đã tìm kiếm thu hút được một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo ở miền Tây Nam Bộ ký kết hợp đồng vận chuyển lúa gạo đi Trung Quốc, Ấn Độ, I-rắc, Philippines…nhất là thị trường Trung Quốc chiếm 30.15% sản lượng vận chuyển gạo của cả đội tàu vì nước này phải nhập một lượng lúa gạo lớn để bù đắp sản lượng lương thực bị giảm sút do thiên tai hạn hán ở vùng Tây Nam gây ra, sau đó là thị trường Ấn Độ và I-rắc chiếm lần lượt 27.58% và 24.94%, đây là các thị trường thế mạnh của Công ty vì đội tàu của Công ty thường xuyên khai thác các tuyến Tây Á nên nắm bắt khá rõ tình hình thời tiết trên tuyến và có quan hệ tốt cũng như thông thạo tập quán của các cảng ở những nước này làm cho việc vân chuyển xếp dỡ hàng rất thuận lợi nên thường đi đúng theo lịch trình dự kiến, nên được các chủ hàng rất tin cậy. Do năm 2010 có sự dịch chuyển đổi ngôi giữa thị trường nhập khẩu gạo là Trung Quốc và Ấn Độ (năm 2009 Ấn Độ dẫn đầu về sản lượng nhập khẩu gạo của đội tàu với 34.57%) nên đã làm cho cự ly vận chuyển bình quân của năm 2010 dịch chuyển đạt con số là 3,980.1 HL giảm xuống 3% tương ứng với giá trị 135.7 HL. Đây là nhân tố làm ảnh

hưởng giảm 7% đến khối lượng luân chuyển gạo của năm, chỉ tiêu này đạt 115,343,298.00 THL chiếm tỷ trọng 32% trong tổng giá trị khối lượng luân chuyển của cả đội tàu trong năm, tăng 113% tương ứng với 61,080,590.80 THL. Sự gia tăng này đã ảnh hưởng đến tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển của năm là 43%. Điều này chứng tỏ mặt hàng gạo có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vận chuyển của đội tàu, đây là mặt hàng một trong những mặt hàng chủ lực mà Công ty cần có chính sách duy trì và phát triển.

3.2.4.2. Mặt hàng phân bón:

Phân bón cũng là một trong những mặt hàng chủ lực vận chuyển của Công ty, đây là mặt hàng tiềm năng và truyền thống vì đa số khách hàng là các nước Châu Á là các nước đang phát triển nên vẫn còn chú trọng nền nông nghiệp như các tuyến đi từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Quatar sang Phillipines, Ai Cập sang Thái Lan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên năm 2010 sản lượng mặt hàng này đột nhiên giảm sút chỉ chiếm 6% tổng khối lượng vận chuyển trong khi đó ở năm 2009 nó chiếm đến 19% tỉ trọng và là mặt hàng được vận chuyển nhiều thứ ba sau hạt điều và gạo. Năm 2010, đội tàu của Công ty vận chuyển được 8,614 Tấn giảm đến 20% tương ứng với lượng là 2,178 Tấn so với năm 2009. Việc sụt giảm khối lượng hàng vận chuyển đã làm ảnh hưởng đến khối lượng hàng phân bón luân chuyển trong năm, cụ thể là làm giảm 4,711,928.76 THL về mặt tuyệt đối và 20% về tương đối. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm việc sản xuất phân bón trong nước phát triển, sản phẩm cũng được người dân tin dùng hơn, mặt khác tỉ giá ngoại tệ năm 2010 không ngừng tăng lên khiến việc nhập khẩu với giá thành cao, không cạnh tranh được với sản phẩm quốc nội nên các doanh nghiệp cũng hạn chế nhập mặt hàng này. Thêm vào đó hai cuối tháng cuối năm 2010 Nhà Nước đã chỉ thị cấm xuất khẩu phân bón để dự trữ tiêu

dùng trong nước cho vụ mùa Đông Xuân. Trái lại, cự ly vận chuyển bình quân năm 2010 lại tăng lên 36% đạt mức 2,937.3 HL làm cho khối lượng hàng hóa luân chuyển bị ảnh hưởng tăng lên 29% cụ thể là 6,666,202,32 THL, điều này biểu hiện cho sự dịch chuyển mở rộng tuyến đường vận chuyển của mặt hàng này. Trước đây,công ty chỉ vận chuyển mặt hàng này sang các nước lân cận như Thái Lan, Philipines… thì năm 2010 Hàn Quốc lại là nước xuất phân bón cho Việt Nam nhiều nhất, sản lượng phân bón chuyên chở từ quốc gia này tăng gấp 8 lần so với năm 2009, còn Ấn Độ là nơi nhập khẩu nhiều phân bón nhất của Việt Nam. Tốc độ gia tăng về khoảng cách vận chuyển bình quân lớn hơn tốc độ giảm về khối lượng vận chuyển nên đã làm cho sản lượng hàng phân bón luân chuyển tăng lên, đạt mức 25,301,902.2 THl tăng 8% so với năm 2009, kéo theo làm tăng tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu tăng lên 1% cụ thể là tăng 1,954,273.56 THl.

3.2.4.3. Mặt hàng hạt điều:

Đây là mặt hàng mà Công ty nhận vận chuyển nhiều nhất nhờ có mối quan hệ tốt với một số chủ hàng ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, họ là những doanh nghiệp có mật độ xuất hàng đi thường xuyên, chủ yếu là qua thị trường Trung Quốc, Singapore, Thái Lan….Năm 2010 thị trường xuất khẩu điều khá nhộn nhịp nên khối lượng vận chuyển mặt hàng này trong năm cũng khá cao, đạt mức 46,875 tấn tăng 196% so với năm 2009, điều này góp phần ảnh hưởng tới việc gia tăng của khối lượng luân chuyển mặt hàng này trong năm, khiến cho chỉ tiêu này tăng lên 196% về mặt tuyệt đối là 51,033,300.36 THL. Đây cũng là mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn nhất trong năm, chiếm 35% tổng khối lượng vận chuyển của cả đội tàu. Thêm vào đó, cự ly vận chuyển bình quân năm tăng

7% so với năm 2009, với con số là 1758.6 Hl làm đẩy khối lượng luân chuyển tăng lên 5,361,562.5 THL (tăng 21%) so với năm trước. Do cả hai chỉ tiêu trực tiếp ảnh hưởng đến khối lượng luân chuyển hạt điều trong năm đều gia tăng nên khối lượng này đạt mức 82,434,375 THl trong năm 2010 tăng 217% so với năm 2009 làm cho tổng khối lượng luân chuyển của cả đội tạo tăng lên 39% ứng với con số là 56,394,862.86 Thl. Qua việc phân tích ta thấy, sự biến động về khối lượng mặt hàng này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng của đội tàu, nên công ty cần có chiến lược duy trì và phát triển các

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 49)