Năm 2010, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của nhiều ngành, nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn thấp. Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện đáng kể, thiếu tính bền vững, nhất là cân đối xuất nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ; cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; cân đối vốn đầu tư phát triển; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
a. Khó khăn:
• Nền kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và phát triển khá nhanh, nhất là cuối năm GDP cả nước đạt 6.78 % (chỉ tiêu Quốc Hội là 6.5 %) nhưng cũng còn nhiều yếu tố không thuận lợi, những khó khăn thách thức, cả những tồn tại bất cập cần khắc phục tiếp để điều hành phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, nổi bật là giá cả hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm tăng cao, áp lực tăng trên thị trường thế giới, kiềm chế lạm phát gặp khó khăn, lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức khá cao ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp.
• Công ty hoạt động trong tình trạng thiếu vốn lưu động nên gặp nhiều khó khăn trong việc xoay sở vốn để duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày và không có vốn để trả các khoảng nợ đến hạn (khoảng 30 tỷ đồng) do thời gian qua công ty đã phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các dự án mà đã được Đại hồi đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua nhưng mặt khác lại không phát hành được thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ để có vốn đầu tư
• Việc khai thác tàu biển theo dạng tàu chợ nên không chủ động được về mặt hàng chuyên chở, giá cước, khối lượng chuyên chở…..nhất là ở thời điểm giá nhiên liệu tăng cao vào nữa cuối năm 2010 và tình trạng khan hiếm hàng, dẫn đến việc đội tàu của công ty không được khai thác tối đa khả năng vận chuyển. Mặt khác, việc khai thác đội tàu sông tuyến Sài Gòn – Sa Dec thiếu hàng chuyên chở nhất là hàng
Container lạnh do phụ thuộc vào thị trường nuôi – xuất nhập khẩu thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
• Không thực hiện được việc bán các tài sản theo nghị định của Hội đồng quản trị để tạo vốn duy trì sản xuất và trả lãi vay.
b. Thuận lợi:
• Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng giám đốc đã đề ra những biện pháp kịp thời để tháo gỡ những khó khăn của công ty trong năm về thiếu vốn và duy trì tốt sản xuất và thường xuyên động viên tập thể cán bộ công nhân viên hoàn thành có hiệu quả công việc để sớm vượt qua khó khăn.
• Tập thể cán bộ công nhân viên, thuyền viên đêu có nhiều cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2010.
3.1.2. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010:
( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán)
BẢNG 1: Đánh giá chung kết quả HĐSXKD của Công ty năm 2010.
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 75,245,790,009 122,616,960,675 47,371,170,666 163
Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -
Doanh thu thuần 75,245,790,009 122,616,960,675 47,371,170,666 163
Giá vốn hàng bán 63,244,265,450 113,308,992,961 50,064,727,511 179
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 12,001,524,559 9,307,967,714 -2,693,556,845 78 Doanh thu từ hoạt động tài
chính 7,133,646,446 6,004,330,687 -1,129,315,759 84 Chi phí tài chính 15,686,730,432 24,054,198,059 8,367,467,627 153
Trong đó: chi phí lãi vay 2,336,613,330 14,197,053,649 11,860,440,319 608
Chi phí bán hàng - - - -
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,999,452,077 6,329,273,422 329,821,345 105
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động SXKD -2,551,011,504 -15,071,173,080 -12,520,161,576 591
Thu nhập khác 19,032,006,989 12,061,064,862 -6,970,942,127 63
Chi phí khác 6,378,941,633 4,213,597,939 -2,165,343,694 66
Lợi nhuận khác 12,653,065,356 7,847,466,923 -4,805,598,433 62
Tổng LN kế toán trước thuế 10,102,053,852 -7,223,706,157 -17,325,760,009 -72
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 3,206,101,556 345,410,498 -2,860,691,058 11 Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại 812,880,198 3,299,959,908 2,487,079,710 406
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên của công ty trong năm 2010, ta nhận thấy:
• Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đạt 122,616,960,675 (vnđ) đạt 104.32% kế hoạch và so với năm 2009 thì tỷ lệ đạt là 163%. Tốc độ tăng là 63% về tương đối và tuyệt đối là 47,371,170,66(đ). Đây thực sự là một dấu hiệu tốt, nó chứng tỏ là Công ty đang nổ lực trong công tác kinh doanh thu hút khách hàng để bù đắp lại sự thiếu hụt từ năm trước, mặc dù năm 2010 vẫn là một năm đầy khó khăn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Giai đoạn này nền kinh tế chúng ta đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 vì thế vẫn chưa đi vào ổn định. Bên cạnh đó, sự biến động giá cả của một số mặt hàng nhạy cảm được nhà nước điều chỉnh cho phù hợp với giá cả của khu vực và thế giới đồng thời đảm bảo nguồn tài nguyên của Việt Nam ngày càng cạn kiệt,như xăng,dầu, điện, nước... đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước cũng như doanh thu của công ty. Việc tăng doanh thu tới hơn 63% còn thể hiện sự năng động trong công tác điều hành sản xuất của Ban Giám Đốc công ty.
• Các khoản giảm trừ trong năm 2010 cũng giống như năm 2009 đều là không có. Đây cũng là một biểu hiện tốt, nó sẽ làm giảm chi phí đầu vào của giá thành đơn vị và như vậy sẽ làm cho khả năng cạnh tranh về giá cước tăng lên, sẽ làm tăng sản lượng. Công ty nên phát huy điều này.
• So với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn hàng bán trong năm 2010 cũng tăng vọt, tăng 50,064,727,511 đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 79%, so với doanh thu thuần năm 2009 thì tốc độ tăng giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn lượng tăng doanh thu thuần, biểu hiện này chưa được tốt, nó cho thấy chi phí để tạo ra sản phẩm năm 2010 tăng lên.
Như vậy xét về tổng thể thì lượng của doanh thu tăng chậm hơn lượng tăng của giá vốn hàng bán, đây là nguyên nhân khách quan do tác động của thị trường.
• Tuy doanh thu thuần tăng nhanh nhưng giá vốn bán hàng cũng tăng theo đã làm cho lợi nhuận gộp năm nay không cao, thậm chí còn thấp hơn năm trước, cụ thể là lợi nhuận gộp năm 2010 đạt 9.3 tỷ đồng kém năm trước gần 2.9 tỷ đồng (giảm 22% so với năm 2009). Dấu hiệu này ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của Công ty đối với các nhà đầu tư. Nên Công ty cần điều chỉnh lại công tác quản lý chi phí cũng như có kế hoạch cụ thể để thu hút các khách hàng tiềm năng.
• Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm sút, doanh thu là hơn 6 tỷ đồng chỉ đạt 47% kế hoạch trong khi đó doanh thu tài chính năm 2009 là hơn 7.1 tỷ đồng. Vậy doanh thu tài chính năm 2010 giảm gần 1.1 tỷ, khoảng 16% về mặt tương đối so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2010 giảm mạnh chỉ bằng 47% của năm 2009.
• Thêm vào đó, chi phí tài chính cũng tăng khá mạnh, năm 2010 công ty phải chi 24.054 tỷ đồng cho hoạt động tài chính tăng 137% so với dự kiến, tỷ lệ tăng 153% so với năm 2009, đạt tới con số 8.367 tỷ đồng. Nguyên nhân do Công ty phải trả nợ vay ngân hàng để đóng tàu Saigon Queen là 1.6 tỷ đồng, đong tàu Saigon Princess là 12.6 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá là 9.857 tỷ đồng.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng nhẹ, tổng chi phí là 6.329 tỷ đồng đạt 97.37 % kế hoạch,chỉ tăng hơn 329 triệu đồng khoảng 5% so với năm trước. Con số này tăng nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận và
vẫn được kiễm soát, trong năm Công ty đã cân đối và có biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các chi phí không cần thiết ở trụ sở Công ty
• Do sự gia tăng mạnh của các loại chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay nên đã khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD năm 2010 đạt, lỗ khoảng 15 tỷ đồng trong khi năm 2009 Công ty chỉ lỗ khoảng 2.5 tỷ. Như vậy năm nay Công ty lỗ ở mức đáng quan tâm,tăng rất cao so với năm 2009 là 491%.
• Các khoản thu chi khác:Năm 2010, tổng thu khác của Công ty là 12.06 tỷ đồng đạt 402.04 % kế hoạch nhưng vẫn giảm 37 % so với năm trước. Các nguồn thu chủ yếu là nhượng bán tài sản được 4.621 tỷ đồng, thu từ chênh lệch đánh giá tài sản góp vốn vào Công ty liên doanh Bình Minh là 4.412 tỷ đồng, tiền đền bù và bồi thường là 356 triệu và các khoản thu nhỏ khác. Còn về các khoản chi, tổng số tiền chi ra là 4.213 tỷ đồng đạt 284.4 % kế hoạch,giảm 34 % so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã quản lý các khoản chi rõ ràng hơn, hiệu quả hơn vì các khoản chi khác là các khoản chi nhỏ, không được kế toán vào khoản mục riêng nên việc chi phí này quá cao chứng tỏ công ty đã không chủ động được các khoản chi làm cho công tác tài chính của Công ty không được rõ ràng minh bạch.
• Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 lỗ 10.869 tỷ đồng trong khi kế hoạch là lãi 6.174 tỷ đồng, giảm 279 % so với năm 2009. Trong năm 2010, chi phí kinh doanh đã phát sinh quá cao nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ cho nên Công ty đã chọn phương án là nhượng bán tài sản để bù đắp khoản lỗ này.
Tóm lại: Công ty CP vận tải biển Sài Gòn hoạt động dựa trên ba chức năng chính là vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho bãi văn phòng và dịch vụ
hàng hải nên phụ thuộc rất lớn vào sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Bởi vì thế mà sự hồi phục nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 2010, chỉ tiêu doanh thu tăng cao nhưng việc kinh doanh lại không đạt hiệu quả, cụ thể là lỗ gần 10.87 tỉ đồng. Đây là hệ quả của công tác quản lý lỏng lẻo và chiến lược phát triển chưa thích đáng.Trong thời điểm nền kinh tế cả thế giới đang trong tình trạng xuống dốc, đóng băng thì Công ty lại quyết định quá mạo hiểm là vay ngân hàng để đóng tàu Saigon Princess và tiếp sau đó là tình trạng lãi suất cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng của lạm phát nên cũng tăng lên dẫn đến thực trạng Công ty không có khả năng trả được nợ buộc phải chi trả số tiền lãi vay cao. Như vậy để giải được bài toán này, Công ty cần có một kế hoạch quản lý chi phí chặt chẽ cũng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng tăng doanh thu cho Công ty, điều quan trọng nhất trong thời điểm này là phải tìm ra phương án hoàn trả những khoản nợ trên một cách nhanh chóng.
3.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của công ty CP vận tải biển Sài Gòn năm 2010: Sài Gòn năm 2010:
3.2.1. Mục đích , ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu sản lượng:3.2.1.1. Mục đích: 3.2.1.1. Mục đích:
Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải nhằm các mục đích sau:
• Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo kế hoạch và cũng đồng thời giúp cho công tác lập kế hoạch cho những năm sau dựa trên những nhân tố khách quan và chủ quan đặc biệt là trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt của cảng trong khu vực.
• Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các mặt, từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm,những nguyên nhân chủ yếu tác động đến tình hình thực hiện này để phát triển những tiềm năng chưa được khai thác của doanh nghiệp
• Đề xuất những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để cũng cố thế mạnh của doanh nghiệp, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi cơ cấu sản xuất….Từ đó xác định con đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai về cả quy mô lẫn cơ cấu sản xuất.
3.2.1.2.Ý nghĩa:
Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng rất cần thiết và quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả phân tích chỉ tiêu sản lượng làm cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác một cách rõ ràng chính xác hơn. Nếu việc phân tích đạt những yêu cầu: đầy đủ, khách quan, triệt để và thực hiện được các mục đích trên sẽ tạo điều kiện xác định được nguyên nhân gây ra tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện để người quản lý doanh nghiệp thấy được tình hình thực tế cũng như những tiềm năng tương lai của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn trong công tác dự báo kế hoạch và điều chỉnh được hiệu quả SXKD của công ty cũng như việc thực hiện các chính sách chế độ trong công tác tài chính về đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước đã mang lại cho công ty nhiều tiềm năng mới.
3.2.2. Nội dung phân tích:
Trên cơ sở sự khác biệt của môi trường di chuyển, ngành vận tải chia ra vận tải thủy, vận tải bộ và vận tải hàng không. Trong vận tải thủy bao gồm các doanh nghiệp vận chuyển, doanh nghiệp xếp dỡ, doanh nghiệp đóng mới, sữa chữa phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, các doanh
nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng đại lý, dịch vụ hàng hải, cho thuê kho bãi….Nhưng trong đó chỉ có hoạt động vận chuyển và xếp dỡ tạo ra sản phẩm vận tải, còn các hoạt động khác chỉ nhằm hỗ trợ cho hai hoạt động trên.
Thế nên khi ta phân tích chỉ tiêu sản lượng của Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn thì ta chỉ phân tích về sản lượng vận chuyển của đội tàu, theo các chỉ tiêu sau:
• Khối lượng hàng hóa vận chuyển: là khối lượng hàng hóa mà đội tàu đảm nhiệm chuyên chở. Chỉ tiêu này nói lên mức độ phục vụ của doanh nghiệp vận tải đối với các ngành khác
• Cự ly vận chuyển là khoảng cách dịch chuyển của hàng hóa trong không gian.
• Khối lượng hàng hóa luân chuyển: chỉ tiêu này được tính bằng tích số giữa khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển. Chỉ tiêu này biểu hiện toàn bộ khối lượng công việc vận chuyển của doanh