- Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội sở Hà Nội; tập trung theo dõi giám sát và tiếp tục hoàn thiện tổ chức khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2. Một số kiến nghị khác.
Đối với cơ quan quản lý.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm là Bộ Tài chính, Vụ Bảo hiểm. về cơ bản, các cơ quan này đã tạo ra được những hành lang pháp lý ổn định, tạo sự bình ổn trên thị trường giúp các doanh nghiệp dẽ dàng quản lý và khai thác, đặc biệt là cá sản phẩm mới, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến. Tuy nhiên các cơ quan này vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; chính sách về bảo hiểm phải rõ ràng, minh bạch, hơn nữa
đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hiện nay, các văn bản qui phạm pháp luật về bảo hiểm vẫn có nhiều thay đổi mà đôi khi còn gây khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ của các DNBH.
Ngoài ra, giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau nắm bắt thông tin. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, cưỡng chế của cơ quan quản lý đối với hoạt động bảo hiểm. Cần phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm thực thi những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực. Để đảm bảo đúng lộ trình gia nhập WTO, chúng ta phải để các DNBH 100% vốn nước ngoài gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài hơn hẳn chúng ta về trình độ quản lý và nghiệp vụ. Bởi vậy mà việc liên kết giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp càng phải chặt chẽ hơn để vừa giữ vững vị thế của các doanh nghiệp trong nước, vừa đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Có như vậy các DNBH mới có thể đấy mạnh công tác xúc tiến, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghệp bảo hiểm Việt Nam.
Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
Hiệp hội cần nhạy bén, nhanh nhạy hơn và đề ra những quy tắc cho hoạt động bảo hiểm. Đối với khối doanh nghiệp bảo hiểm, vấn đề đặt ra là phải làm sao nâng cao năng lực tài chính và cạnh tranh. Trên thị trường bảo hiểm đã có một số doanh nghiệp vốn lớn, song cũng có những doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính thấp. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải có kế hoạch tăng năng lực tài chính dưới mọi hình thức, kể cả liên doanh, liên kết. Có khá nhiều điều cần phải tăng cường hơn nữa trong thời gian tới như: kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro, giám sát tính độc lập của hội đồng quản trị, cổ đông thiểu số, công bố thông tin, công khai, minh bạch tài chính kế toán.
KẾT LUẬN
Bản chất của Marketing không phải là điều mới mẻ với các doanh nghiệp và những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh; tuy nhiên trong quá trình hội nhập với sức cạnh tranh lớn hơn chứ không phải chỉ đơn thuần là cơ hội nhiều hơn, thì một chiến lược Marketing bài bản là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và phát triển. Để xây dựng một chiến lược Marketing bài bản cần phải xây dựng từng tiểu chiến lược hiệu quả mà chiến lược xúc tiến bán hàng là một trong những tiểu chiến lược đó.
Qua quá trình thực tập tại PJICO, cùng với những kiến thực đã học trên giản đường đại học, em thấy hoạt động Marketing nói chung và hoạt động xúc tiến bán hàng nói riêng đã được Công ty quan tâm và đầu tư. Hoạt động xúc tiến đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, khách hàng của Công ty ngày càng đa dạng và phong phú, hình ảnh của Công ty ngày càng đậm sâu trong khách hàng, thương hiệu của Công ty ngày càng được khẳng định. Bên cạnh các kết quả nêu trên, hoạt động xúc tiến bán hàng ở PJICO vẫn còn một vài hạn chế. Tuy nhiên, những hạn chế đó có thể được khắc phục nếu Công ty xây dựng một chiến lược xúc tiến cụ thể.
Trong phạm vi chuyên đề này, em đã trình bày thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xúc tiến của PJICO trong thời gian qua. Thông qua đây, em cũng đã đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị mang tính chủ quan của mình. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế vế cả lý luận và thực tiễn mà bài chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn./.