CHƯƠNG II: CÔNG TÁC XÚC TIẾN BÁN HÀNG TẠI PJICO TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.3. Hoạt động bồi thường.
Hoạt động giải quyết bồi thường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi lẽ, đây là lúc DNBH thể hiện năng lực, tính hiệu quả, tính nhân đạo và sự trung thực đối với khách hàng khi họ không may gặp phải những rủi ro, tổn thất. Nếu bồi thường một cách thỏa đáng, nhanh chóng và chính xác thì không những khách hàng cảm thấy tin tưởng mà uy tín của công ty càng tăng lên.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi thường nên Ban lãnh đạo của PJICO luôn luôn quán triệt tư tưởng: “Coi bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình”. Trên tinh thần đó, công ty đã không ngừng cố gắng để thực hiện việc bồi thường một cách thỏa đáng, chính xác, kịp thời và trung thực.
Ngay từ khi mới thành lập, xác định được rằng, bồi thường là quyết định rất lớn đến uy tín của công ty nên PJICO đã rất chú trọng đến công tác này. Theo tài liệu thống kê của công ty, chi bồi thường thuộc phần trách nhiệm giữ lại của PJICO giai đoạn 2003-2007 như sau:
Bảng 3.6: Chi bồi thường của PJICO giai đoạn 2003 – 2007.
Năm
Chi bồi thường (Tỷđ) 129,94 247,813 320,029 323,6 352,0 Tổng chi phí (Tỷđ) 320,365 585,985 703,517 800,47 910,0
Tỷ trọng (%) 40,56 42,29 45,49 40,43 38,68
(Nguồn: Phòng giám định và bồi thường)
Nhìn một cách tổng thể ta thấy rằng, tỉ lệ chi bồi thường luôn chiếm một tỉ trọng cao (thường lớn hơn 40%) trong toàn bộ tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sở dĩ như vậy là do chi cho hoạt động bồi thường là khoản chi chủ yếu của DNBH. Cụ thể tình hình bồi thường qua các năm của PJICO như sau:
+ Trước năm 2005, tỉ trọng chi bồi thường tăng lên qua các năm. Năm 2003, tỉ trọng đó là 40,56%, đến năm 2004 con số này là 42,29% và đến năm 2005 mức tỷ trọng chi cho bồi thường đã tăng lên 45,49%. Điều này đã phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động của công ty trong những năm đó. Từ 2003 – 2005, doanh thu phí tăng lên qua các năm do số lượng khách hàng biết đến PJICO ngày càng nhiều, đặc biệt là khách hàng ngoài cổ đông, bởi vậy mà số vụ tổn thất cũng tăng lên, do vậy mà chi cho hoạt động cũng tăng.
+ Sau năm 2005, mặc dù chi cho bồi thường của công ty cũng tăng lên nhưng tỉ lệ lại giảm. Năm 2006, chi cho bồi thường là 323,6 tỷ đồng ( tăng 3,571 tỷ đồng so với năm 2005), nhưng tỷ lệ chi cho bồi thường lại chỉ có 40,43% ( trong khi năm 2005 tỷ lệ này là 45,49%). Xu hướng nay vẫn tiếp tục đến năm 2007, chi cho bồi thường chỉ còn 352 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ là 38,68% so với tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sở dĩ như vậy là do PJICO đã ngày càng nâng cao hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất nên mặc dù số lượng khách hàng đã tăng lên nhờ hiệu quả của công tác xúc tiến bán hàng dẫn đến số vụ tổn thất cũng tăng lên. Bởi vậy chi cho hoạt động bồi thường gia tăng qua các năm nhưng tỷ lệ chi bồi thường lại giảm.
Hàng năm, công ty đã thực hiện bồi thường hàng nghìn vụ tổn thất, với hàng trăm tỉ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định tinh thần và sản xuất
kinh doanh. Điển hình có các vụ bồi thường: Vụ đắm tàu làm tổn thất toàn bộ 11.000 tấn tấn phân lân của Vegecam HP (công ty đã bồi thường 1,4 triệu USD), Vụ cháy xí nghiệp may xuất khẩu Bình Dương (công ty đã bồi thường 5,4 tỷ đồng), Vụ cháy kho xăng K13 (công ty đã bồi thường 21tỷ đồng) … Trong năm 2007, công ty đã tập trung vào việc giải quyết một số vụ tổn thất lớn như: vụ tổn thất cầu Thanh Trì, vụ cháy của Famiro Hải Phòng, vụ sập cầu Cần Thơ…
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động bồi thường có phần bị giảm do ảnh hưởng của các hành vi trục lợi bảo hiểm. Các hành vi này ngày càng tinh vi, khó phát hiện và có một điều đáng buồn là có sự tham gia của các nhân viên bảo hiểm trong đó. Điều này cũng đã làm giảm hiệu quả của công tác xúc tiến bán hàng vì đã đánh mất niềm tin của khách hàng đối với công ty.